K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12

Làng Tả Thanh Oai (làng Tó hay Tó Tả) thuộc xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì,Hà Nội được cả nước biết đến là làng khoa bảng với 12 người đỗ đại khoa, gồm 4 Hoàng giáp và 8 Tiến sĩ, có họ Ngô với dòng Ngô gia văn phái và các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Giáp đã đi vào lịch sử đất nước. Ngoài ra còn có 27 hương cống thời Lê, 10 cử nhân thời Nguyễn.

Vào đầu thế kỷ 19, vùng đất Tả Thanh Oai ngày nay là các xã, thôn (làng) của 2 tổng Tả Thanh Oai (Tả Thanh Oai, Nguyễn Thượng, Ngũ Phúc - Hạ Thanh Oai) và Đại Định (Siêu Quần), đều của huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên (tức Ứng Hòa) trấn Sơn Nam Thượng Năm 1831, thành lập tỉnh Hà Nội, các làng xã này cùng toàn bộ phủ Ứng Hòa nhập về tỉnh Hà Nội.Ngày 21 tháng 4 năm 1965, xã Tả Thanh Oai cùng với các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng chuyển về huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây).Ngày 29 tháng 12 năm 1975, xã Tả Thanh Oai nằm trong huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình do hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì, thành phố Hà nội.

Những người đỗ đại khoa thuộc 4 họ: Nguyễn Khai Khoa, Ngô Vi, Ngô Thì và Nguyễn Thế. Họ Nguyễn Khai Khoa có 3 tiến sĩ là Nguyễn Chỉ (đỗ năm 1453), Nguyễn Khánh Dung (1478). Nguyễn Tông Trình (1754). Trước đây, đầu dịp hội làng (ngày 14 tháng giêng), quan viên trong làng phải ra lễ ở mộ tổ và ở nhà thờ họ này.Họ Ngô Thì (Ngô Thời) có 6 tiến sĩ là: Ngô Tuấn Dị (đỗ năm 1688), Ngô Đình Thạc (1700), Ngô Đình Chất (em Đình Thạc, 1721),Ngô Thì Sĩ (Hoàng giáp, 1766),Ngô Thì Nhậm (1775) và Ngô Điền (Hoàng giáp, 1841).Họ Ngô Vi là dòng họ lập ấp đầu tiên, có hai người đỗ là Ngô Vi Thực (Hoàng giáp, 1691) và Ngô Vi Nho (1694).Những người đỗ đại khoa của làng Tó có Ngô Đình Thạc làm Tham tụng (Tể tướng), Ngô Đình Chất, Ngô Thì Nhậm làm Thượng thư, 2 người phụng mệnh đi sứ là Ngô Đình Thạc, Ngô Thì Nhậm (Chánh sứ sang nhà Thanh, có nhiều đóng góp cho việc ngoại giao của triều Tây Sơn). Ngô Thì Sĩ có nhiều công lao trong việc giữ yên và phát triển vùng biên giới Lạng Sơn. Ngô Đình Thạc là Trấn thủ Lạng Sơn, khi thành bị quân phỉ vây, ông chịu chết chứ không đầu hàng.Đóng góp lớn nhất của các nhà khoa bảng làng Tó là về văn học, giáo dục. Hai cha con Ngô Thì Sĩ - Ngô Thì Nhậm là những danh nhân kiệt xuất, học vấn sâu rộng, làm rạng rỡ cho tông phái nhà Nho, vừa là quan văn, vừa là tướng, vừa là nhà sử học, nhà thơ, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Họ Ngô còn nổi tiếng với dòng Ngô gia văn phái, với thiên tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí có giá trị lớn về tư liệu lịch sử.Cuối thế kỉ XIX, Họ Nguyễn Khai khoa sáng ngời trang sử cứu Nước của Danh Nhân Nguyễn Văn Giáp (1837-1887) một Thủ lĩnh xuất sắc của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp trong cuộc khởi nghĩa Tây Bắc(Việt Nam) vua Hàm Nghi phong Hiệp Đốc Bắc kỳ quân vụ Đại thần,Phấn Trung tướng quân, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc kiên cường chống Pháp.Để có sự thành đạt về khoa bảng, làng Tả Thanh Oai chế độ khuyến học thỏa đáng. Làng dành 40 mẫu ruộng để làm học điền. Những người đỗ đạt được trọng vọng. Trong tâm thức của người làng, thế đất của làng phát đạt về mặt học hành nên có ý thức với việc học. Cuốn Lư sử điển yếu điều lệ (soạn năm 1791), viết: "Làng Tả Thanh Oai đất do sông Tô dẫn mạch, miếu do sông Nhuệ bồi cơ, danh đăng khoa giáp, thế phiết thi thư, quý mà không phú, phần nhiều là sĩ dân sính về đường học, coi là việc hàng đầu..."Làng Tả Thanh Oai trước đây có 2 đình là đình Tổ Thị và đình Hoa Xá (nay chỉ còn đình Hoa Xá), thờ Lê Hoàn và Bà Chúa Hến – cô gái làng Tó được Lê Hoàn lấy làm phi trong dịp dẫn đại quân theo đường sông ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược Tống, ghé thăm làng (năm 981). Hội làng tổ chức trong 3 ngày: 13, 14, 15 tháng Giêng, có rước cỗ thờ và rước Giầu vàng từ đình Hoa Xá đến Minh Ngự Lâu (nhà Bà Chúa Hến) để kỉ niệm cuộc gặp gỡ tình duyên giữa Bà và Vua Lê Đại Hành. Ngoài ra còn các nghi lễ hát xướng ca ngợi công đức thành hoàng, cảnh đẹp, có đọc "Mục lục" đề cao truyền thống văn vật của làng, cầu chúc dân làng an khang thịnh vượng. Làng còn giữ được 4 chùa và đặc biệt là 4 nhà thờ của các dòng họ khoa bảng, nhà thờ các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm - các di tích phản ánh truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng.

Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tả_Thanh_Oai

15 tháng 12

Làng Tả Thanh Oai (làng Tó hay Tó Tả) thuộc xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì,Hà Nội được cả nước biết đến là làng khoa bảng với 12 người đỗ đại khoa, gồm 4 Hoàng giáp và 8 Tiến sĩ, có họ Ngô với dòng Ngô gia văn phái và các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Văn Giáp đã đi vào lịch sử đất nước. Ngoài ra còn có 27 hương cống thời Lê, 10 cử nhân thời Nguyễn.

 

 

Vào đầu thế kỷ 19, vùng đất Tả Thanh Oai ngày nay là các xã, thôn (làng) của 2 tổng Tả Thanh Oai (Tả Thanh Oai, Nguyễn Thượng, Ngũ Phúc - Hạ Thanh Oai) và Đại Định (Siêu Quần), đều của huyện Thanh Oai phủ Ứng Thiên (tức Ứng Hòa) trấn Sơn Nam Thượng Năm 1831, thành lập tỉnh Hà Nội, các làng xã này cùng toàn bộ phủ Ứng Hòa nhập về tỉnh Hà Nội.Ngày 21 tháng 4 năm 1965, xã Tả Thanh Oai cùng với các xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng chuyển về huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây (hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây).Ngày 29 tháng 12 năm 1975, xã Tả Thanh Oai nằm trong huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình do hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì, thành phố Hà nội.

 

 

Những người đỗ đại khoa thuộc 4 họ: Nguyễn Khai Khoa, Ngô Vi, Ngô Thì và Nguyễn Thế. Họ Nguyễn Khai Khoa có 3 tiến sĩ là Nguyễn Chỉ (đỗ năm 1453), Nguyễn Khánh Dung (1478). Nguyễn Tông Trình (1754). Trước đây, đầu dịp hội làng (ngày 14 tháng giêng), quan viên trong làng phải ra lễ ở mộ tổ và ở nhà thờ họ này.Họ Ngô Thì (Ngô Thời) có 6 tiến sĩ là: Ngô Tuấn Dị (đỗ năm 1688), Ngô Đình Thạc (1700), Ngô Đình Chất (em Đình Thạc, 1721),Ngô Thì Sĩ (Hoàng giáp, 1766),Ngô Thì Nhậm (1775) và Ngô Điền (Hoàng giáp, 1841).Họ Ngô Vi là dòng họ lập ấp đầu tiên, có hai người đỗ là Ngô Vi Thực (Hoàng giáp, 1691) và Ngô Vi Nho (1694).Những người đỗ đại khoa của làng Tó có Ngô Đình Thạc làm Tham tụng (Tể tướng), Ngô Đình Chất, Ngô Thì Nhậm làm Thượng thư, 2 người phụng mệnh đi sứ là Ngô Đình Thạc, Ngô Thì Nhậm (Chánh sứ sang nhà Thanh, có nhiều đóng góp cho việc ngoại giao của triều Tây Sơn). Ngô Thì Sĩ có nhiều công lao trong việc giữ yên và phát triển vùng biên giới Lạng Sơn. Ngô Đình Thạc là Trấn thủ Lạng Sơn, khi thành bị quân phỉ vây, ông chịu chết chứ không đầu hàng.Đóng góp lớn nhất của các nhà khoa bảng làng Tó là về văn học, giáo dục. Hai cha con Ngô Thì Sĩ - Ngô Thì Nhậm là những danh nhân kiệt xuất, học vấn sâu rộng, làm rạng rỡ cho tông phái nhà Nho, vừa là quan văn, vừa là tướng, vừa là nhà sử học, nhà thơ, để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Họ Ngô còn nổi tiếng với dòng Ngô gia văn phái, với thiên tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí có giá trị lớn về tư liệu lịch sử.Cuối thế kỉ XIX, Họ Nguyễn Khai khoa sáng ngời trang sử cứu Nước của Danh Nhân Nguyễn Văn Giáp (1837-1887) một Thủ lĩnh xuất sắc của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp trong cuộc khởi nghĩa Tây Bắc(Việt Nam) vua Hàm Nghi phong Hiệp Đốc Bắc kỳ quân vụ Đại thần,Phấn Trung tướng quân, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc kiên cường chống Pháp.Để có sự thành đạt về khoa bảng, làng Tả Thanh Oai chế độ khuyến học thỏa đáng. Làng dành 40 mẫu ruộng để làm học điền. Những người đỗ đạt được trọng vọng. Trong tâm thức của người làng, thế đất của làng phát đạt về mặt học hành nên có ý thức với việc học. Cuốn Lư sử điển yếu điều lệ (soạn năm 1791), viết: "Làng Tả Thanh Oai đất do sông Tô dẫn mạch, miếu do sông Nhuệ bồi cơ, danh đăng khoa giáp, thế phiết thi thư, quý mà không phú, phần nhiều là sĩ dân sính về đường học, coi là việc hàng đầu..."Làng Tả Thanh Oai trước đây có 2 đình là đình Tổ Thị và đình Hoa Xá (nay chỉ còn đình Hoa Xá), thờ Lê Hoàn và Bà Chúa Hến – cô gái làng Tó được Lê Hoàn lấy làm phi trong dịp dẫn đại quân theo đường sông ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược Tống, ghé thăm làng (năm 981). Hội làng tổ chức trong 3 ngày: 13, 14, 15 tháng Giêng, có rước cỗ thờ và rước Giầu vàng từ đình Hoa Xá đến Minh Ngự Lâu (nhà Bà Chúa Hến) để kỉ niệm cuộc gặp gỡ tình duyên giữa Bà và Vua Lê Đại Hành. Ngoài ra còn các nghi lễ hát xướng ca ngợi công đức thành hoàng, cảnh đẹp, có đọc "Mục lục" đề cao truyền thống văn vật của làng, cầu chúc dân làng an khang thịnh vượng. Làng còn giữ được 4 chùa và đặc biệt là 4 nhà thờ của các dòng họ khoa bảng, nhà thờ các danh nhân Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm - các di tích phản ánh truyền thống hiếu học và khoa bảng của làng.

5 tháng 4 2022

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng.Các sản phẩm đan truyền thống làng Phú Vinh tuy hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đòi hỏi kỹ thuật đan tinh xảo, tỉ mỉ, trau chuốt và không có yếu tố của máy móc.Hiện nay, làng nghề mây tre đan ở Phú Vinh chỉ sử dụng một số máy móc để hỗ trợ trong các công đoạn đơn giản. Còn lại những công đoạn quan trọng nhất là đan tay vẫn được thực hiện thủ công hoàn toàn, từ đó thể hiện được sự tinh sảo, khéo léo của đôi bàn tay người thợ.Sản phẩm mây tre đan có rất nhiều loại nhưng được phân thành 4 nhóm cơ bản: Hàng đĩa (nan mỏng, không có cạp, đan lát đơn giản, hàng không chắc chắn); Hàng rô (nan mỏng, có cạp, đan lát nhiều lần tạo lỗ nhỏ, hàng tương đối chắc chắn; Hàng tê (nan dày phải vót, đan lát đơn giản, hàng cứng cáp nhưng không thoáng); Hàng lô (nan dày, đan lát có cốt, hàng cứng cáp chắc chắn).Để phù hợp với thị hiếu của thị trường, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất trong thôn đã chủ động thay đổ hướng sản xuất. Từ các sản phẩm đồ gia dụng chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đồ trang trí, trang sức và các sản phẩm phục vụ du lịch vừa giữ được nghề lại tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

21 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Giới thiệu về làng nghề em muốn giới thiệu:

+ Làng nghề đó ở đâu? (Quận, huyện, xã nào...?)

+ Làng nghề đó có từ bao giờ?

+ Ai là ông tổ của làng nghề đó?

+ Làng nghề đó có nghề gì?

+ Em đã đến thăm làng nghề đó bao giờ chưa?

+ Giá trị nghệ thuật của làng nghề đó là gì?

+ Giá trị kinh tế?

+ Ý nghĩa của làng nghề?

Bày tỏ tình cảm của em với làng nghề đó?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

21 tháng 3 2023
Làng gốm Bát Tràng

Làng gồm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có niên đại lâu đời nhất tại Hà Nội – hơn 500 năm tuổi. Đây cũng là làng nghề cổ mà không chỉ quen thuộc với người gốc Hà thành, mà còn nổi tiếng với người dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh Bắc – Bắc Trung Bộ.

2 tháng 2 2020

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa dạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

2 tháng 2 2020

DÀN Ý

1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Phở là món ăn binh dân được nhiều người ưa thích.
- Ở Hà Nội, từ phố lớn đến ngõ nhỏ, chỗ nào cũng có quán phở bán từ sáng sớm cho tới nửa đêm.
- Những quán phở nổi tiếng rất đông khách.
2. Thân bài:
* Nguyên liệu và cách chế biến:
- Thịt bò: Nạm, gầu, vè, bắp, gân... nấu chín mềm trong nổi nước dùng, vớt ra treo lên cho ráo. cỏ thể thái sẵn (nếu quán đông), cố thể để nguyên, khách ăn đến đâu thái đến đó. Phi lê, thăn bò tươi để làm phở tái.
- Nước dùng: Xương bò rửa thật sạch, cho vào nổi lớn, hẩm cả đêm, vớt bọt cho nước trong, gia vị cho vào nước dùng gồm sá sùng khô, hoa hói, thảo quả, gừng, hành củ nướng, muối, nước mắm... (tuỳ từng quán phở có bí quyết riêng). Nước dùng phải trong, có vi ngọt đậm đà.
- Bánh phở: Được làm từ gạo ngon ngâm mềm, xáy nhuyễn, tráng thành tâm lớn rồi thái nhỏ và dài. Bánh phở phải dẻo mới ngon.
- Cốc gia vị khác ăn kèm: Dấm (hoặc chanh), tòi ngâm dấm, nước mắm ngon, ớt tươi, rau mùi, hành tươi thái nhỏ, hạt tiêu...
* Cách thức làm một bát phở:
- Bánh phở nhúng vào nước sôi, xóc cho ráo rổi đổ vào bát và xếp thịt lên
- Chan nước dùng cho ngập bánh rổi rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ lên trên. (Tuỳ ý khách mà chan nước trong hoặc nước béo).
* Cách ăn:
- Nếm thử nước dùng xem vừa miệng hay chưa.
- Cho thêm gia vị (nước mắm, dấm, ớt, hạt tiêu...).
- Đảo đểu một lượt rồi bắt đẩu ăn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Phở là món ăn thơm ngon, bõ dưỡng, chứng tố sự tinh tế và sáng tạo của người Việt trong nghệ thuật ẩm thực.
- Ăn phở là thói quen và thú vui của người Hà Nội.
- Phở Hà Nội được du khách nước ngoài ưa thích và khen ngợi.

23 tháng 9 2021

 Tham khảo:

Câu 1:

+ Công nghiệp phát triển, song song với đó là sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân. Đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra các nước khác.

+ Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều, đời sống cực khổ. Chính vì thế đã dẫn tới sự bùng nổ của các phong trào.

Câu 2:

Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ờ thành phố Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác đã nổi tiếng thông minh học giỏi. Năm 23 tuổi, đỗ Tiến sT Triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức vì hoạt động cách mạng, Mác sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Mác sớm kết luận rằng, giai cấp công nhân phải được vũ trang bằng lí luận cách mạng mới có thể đảm đương sứ mệnh lịch sử là giải phóng loài người khỏi ách áp bức. C.Mác đã chuẩn bị cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất rồi đưa Quốc tế thứ nhất đấu tranh chống lại các tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết Đại hội hết sức đúng đắn (đòi ngày làm 8 tiếng, thành lập công đoàn..) tiến hành những hoạt động cụ thể (vận động vô sản quốc tế ủng hộ nhân dân Anh, Pháp bãi công đến thắng lợi. Mác không chỉ lãnh đạo mà còn có những đóng góp xuất sắc, giữ vững đường lối hoạt động của Quốc tế thứ nhất, kết hợp lí luận với thực tiễn.

1 tháng 8 2018

Giới thiệu 1 cuốn sách đã đọc trong hè( trong khoảng 1 trang giấy) giới thiệu tác giả, nội dung chính cuốn sách, nghệ thuật tiêu biểu trong cách kể, cách viết, những điều học tập tâm đắc.

Trả lời :

Bài 1: Cảm nhận về cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”

Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người.

“Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình.

Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nổi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ.

“Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc.

Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng.

Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã.Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt . Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông.

Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy.

“Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống./.

Bài 2: Cảm nhận về cuốn sách “Đắc nhân tâm” của tác giả Dale Carnegie

Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.

Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.

Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.

Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.

Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.

Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày.

1 tháng 8 2018

Tham khảo:

Có lẽ đối với những độc giả như chúng ta, những người yêu thích đọc sách thì chẳng bao giời bỏ quên đi cuốn sách: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm lần đầu xuất bản tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 bởi “Nhà xuất bản trẻ”, cùng với những hình ảnh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện.
Cái tên Nguyễn Nhật Ánh hẳn không còn gì xa lạ với người đọc. Ông là người đánh thức tuổi thơ trong sáng ở mọi độc giả bằng những quyển sách nói về ức ký tuổi thơ như: Lá nằm trong lá, Ngồi khóc trên cây, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,… Những tác phẩm ấy đã hấp dẫn người đọc bằng lời văn chân thực , trong sáng. Cũng như tôi đã bị hấp dẫn bởi quyển sách : “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
Tác phẩm được viết dưới dạng như một quyển nhật ký đời thường của một cậu bé Thiều ở cùng quê Việt Nam nghèo khó, nổi bật qua tình cảm anh em, tình làng xóm và lời tâm tư của một đứa trẻ mới lớn.Và đây cũng là câu chuyện mà lần đầu ông đưa chính bản thân vào.
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm nói về giai đoạn mà đời người ai cũng từng trải qua nhưng đôi khi trong cuộc sống bộn bề với cơm áo, với những nỗi lo không tên, với những lợi ích cá nhân, … Tất cả những điều đó đã làm cho chúng ta quên mất nó đã từng tồn tại, nó đã từng làm cho chúng ta cảm thấy vui buồn lẫn lộn ,đó chính là tuổi thơ .
Tuổi thơ trong câu chuyện đã được tác giả viết dựa theo chính tuổi thơ của ông. Không giống như tuổi thơ của những bạn trẻ tuổi ở thế kỉ 21 với điện thoại, với công viên nước, với trang mạng xã hội,… Trong tuổi thơ , ông luôn hòa nhập với thiên nhiên, mọi người trong làng xóm để cùng vui đùa. Có lúc chỉ vì vui quá trớn đã làm cho người bố tức giận và ông đã bị có những lằn roi trên người.
Nội dung câu chuyện nói về tuổi thơ nghèo khó của anh em Thiều và Tường ở vùng quê Việt Nam. Nơi chứng kiến những rung động đầu đời của cả hai, tình cảm gia đình, tình anh em yêu thương chân thành, cũng như những lời đố kỵ, ghen tuông và những nỗi đau trong quá trình trưởng thành .
Với những ký ức đã từng trải qua, chuyện về con cóc Cậu trời, chuyện ma, bên cạnh chuyện đói ăn, chuyện chơi đùa giữa bọn trẻ với nhau. Tác giả đã muốn tưởng nhớ về tuổi thơ lắm ngọt ngào lẫn day dứt mà mỗi con người đều trải qua khiến cho người đọc lại càng thấm đẫm tình yêu thương tuổi thơ của mình hơn. Có thể nói những chuyện linh tinh nhỏ nhặt đến những vấn đề quan trọng , lớn lao đã được tác giả đưa vào câu chuyện.
Sách gồm có 81 chương, ở mỗi chương đều nói lên một ý nghĩ sâu sắc của nó, có khi lại tạo cho ta một cảm giác vui tươi và hồn nhiên. Cũng như trong chương 7 “ Thằng Tường” tác giả đã giới thiệu thêm về chú bé Tường nhút nhát, hiền lành luôn giúp đỡ mọi người đặc biệt là người anh trai tinh nghịch của mình. Trong 81 chương này tác giả đã đưa chính bản thân mình vào nhân vật phản diện để đặt vấn đề về đạo đức như sự vô tâm và cái ác. Tất cả đã được thể hiện một cách rõ nét và chân thực nhất
Đọc không biết là bao nhiêu quyển của Nguyễn Nhật Ánh rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi mới cảm thấy tuổi thơ đang đua nhau về trong ký ức của mình. Câu chuyện được viết với ngôn từ đơn giản, ngộ nghĩnh và mộc mạc trong lời nói ở những đứa trẻ, đã làm thấm đượm tình cảm của bao người đọc, lấy đi những nụ cười xen lẫn với giọt nước mắt cảm thương.
Cuốn sách đã được nhận giải thưởng Asean và là một trong những tác phẩm hay nhất về tuổi học trò , tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Hơn 300 trang sách ấy đã mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc, vui buồn xen lẫn với nhau.
Ngoài ra “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã được đạo diễn Victor Vũ cảm nhận và chuyển thành một bộ phim có ý nghĩ sâu sắc. Và được mọi người đón nhận cũng không kém gì cuốn sách ấy.
Đây là một cuốn truyện rất thực. Nó khiến người đọc thực sự muốn sống trong trang sách, biến thành những đứa trẻ hàng xóm, gần gũi, thân quen. Nó chứa đầy đủ tình cảm từ tình cảm bạn bè, gia đình đến tình làng xóm,… Tất cả đều đặc biệt đậm đà màu sắc cuộc sống.

26 tháng 9 2016

       Các bạn đã nghe những câu chuyện dân gian quen thuộc liên quan tới hà Nội chưa? Tôi tin một điều rằng các bạn chắc hẳn cũng đã từng nghe nhưng cũng chưa đủ để chứng tỏ rằng các bạn biết hết về Hà Nội. Những con đường, phố cổ nên thơ tạo ra một bức tranh huyền bí mang đầy màu sắc. Con người nơi đây hòa đồng,.... Bạn biết không? Những câu chuyện truyền thuyết về hồ Gươm ( hồ Hoàn Kiếm ) nơi vị anh Hùng Lê Lợi hoàn trả gương cho rùa vàng. Nơi đây vẻ đẹp trù phú với đặc sản nổi tiếng. 

..............

1 tháng 10 2016

Phần kết bài:

  Vẻ đẹp của Hà Nội và những câu ca dao chưa hẳn là đã kết thúc từ đó, nó luôn mang những dấu ấn trang lịch sử và mở ra thời kì mới cho xã hội. Vẻ đẹp của 36 phố mỗi con phố là mang 1 ý nghĩa mang 1 cái tên riêng biệt mà không giống với nhau. Hà Nội trải dài, đi tới đâu bạn cũng có thể ngắm vẻ đẹp ấy của thiên nhiên đất trời ban tặng. Vì vậy, 36 phố và cả thủ đô Hà Nội vẫn còn là những điều huyền bí mà bạn mới chỉ biết một phần nào đó.

6 tháng 1 2022

Theo thư tịch cổ, vào thế kỉ XIII ở phía Tây kinh đô Thăng Long, có một xóm thợ chuyên nghề làm giấy; theo thần phả còn được lưu giữ tại các đình ở vùng này cho biết, từ thời Lý, làng Dịch Vọng đã có nhiều gia đình chuyên nghề làm giấy. Thời đó dòng Tô Lịch còn chảy qua làng, có chiếc cầu gỗ bắc qua sông, dân làng đặt tên cầu là Cầu Giấy – cầu của làng có nghề làm giấy, để ghi nhớ nghề nghiệp của quê hương. Ngày nay cầu cũ không còn, nhưng dấu tích của nghề làm giấy ở cố đô Thăng Long vẫn gắn mãi với địa danh này.Trong nước ta còn có một số nơi có nghề làm giấy như làng Xuân Ổ còn gọi là làng Ó ở Tiên Sơn – Bắc Ninh, làng Mai Chử (làng Mơ) thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hóa làm giấy bản. Làng Lộc Tụy và Đại Phú (Lệ Thủy – Quảng Bình) sản xuất giấy bằng vỏ cây niết, làng Từ Vân – Thanh Oai – Hà Tây làm giấy bìa bổi… nhưng không đâu nổi tiếng bằng vùng giấy Bưởi – Thăng Long . Con cháu bà đều đi làm nhà nước, chẳng ai chịu giữ lấy nghề tổ liềm seo. Vì vậy, sản phẩm làm ra phải mang sang tận vùng Thuận Thành để bán cho những người seo giấy làm hàng mã, in tranh ở làng Mái, Đông Hồ.