K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2023

Tham khảo: 

- Các tổ chức quốc tế và khu vực được hình thành với những mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Tuy vậy, một trong những nhiệm vụ chung của các tổ chức này là: điều tiết, giám sát, thúc đẩy kinh tế toàn cầu và khu vực.

- Các vấn đề an ninh toàn cầu mà hiện nay thế giới phải đối mặt là:

+ An ninh lương thực

+ An ninh năng lượng

+ An ninh nguồn nước

+ An ninh mạng

24 tháng 5 2017

   - Nước ta hiện nay có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại các châu lục.

   - Một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác là: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác Á – Âu

   - (ASEM), tổ chức thương mại thế giới (WTO),tổ chức Hợp tác và Phát Triển kinh tế (OECD), diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC), …

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Tổ chức

Trụ sở chính

Năm thành lập

Số thành viên hiện tại

Nhiệm vụ

UN

Niu Ooc -

Hoa Kỳ

1945

193

- Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

- Bảo vệ quyền con người;

- Cung cấp viện trợ nhân đạo;

- Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;

- Giữ vững luật quốc tế;

- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

IMF

Oasinhtơn - Hoa Kỳ

1994

190

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu;

- Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;

- Cung cấp các khoản cho vay;

- Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;

- Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.

WTO

Geneve - Thuỵ Sỹ

1995

164

- Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương;

- Giải quyết các tranh chấp thương mại;

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia;

- Thúc đẩy thực hiện những hiệp định và can thiệp đạt kết quả trong khuôn khổ WTO;

- Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển;

- Hợp tác tổ chức quốc tế khác liên kết đến các hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

APEC

Xingapo

1989

21

- Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực;

- Khuyến khích hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các thành viên;

- Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực;

- Phối hợp trong xây dựng và phát triển các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách thỏa thuận đạt được trong khu vực.

31 tháng 3 2017

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã tham gia các tổ chức:
APEC 14.11.1998
Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977.
- Phong trào Không Liên kết : Việt Nam gia nhập tại Hội nghị cấp cao V tại Colombo, Sri Lanka, năm 1976.
- Cộng đồng Pháp ngữ : CHXHCN Việt Nam chính thức gia nhập ACCT từ năm 1979
- ASEAN : 28.7.1995.
- ASEM : ngay từ ngày thành lập ASEM, 1-2/3/1996.
- WTO : ký quyết định gia nhập 7/11/2006, và chính thức là thành viên 11/1/2007
Ngoài ra còn các tổ chúc khác như :
Ngân hàng thế giới WB
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Tổ chức y tế thế giới WHO
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
Tổ chức Khí tượng Thế giới
Liên Minh Viễn thông Quốc tế
Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của thế giới (FAO)
Liên minh Bưu chính Quốc tế
Cơ quan nguyên tử năng Quốc tế IAEA
Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO)
Tổ chức Hàng hải Quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc tế...

31 tháng 3 2017

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã tham gia các tổ chức:
APEC 14.11.1998
Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977.
- Phong trào Không Liên kết : Việt Nam gia nhập tại Hội nghị cấp cao V tại Colombo, Sri Lanka, năm 1976.
- Cộng đồng Pháp ngữ : CHXHCN Việt Nam chính thức gia nhập ACCT từ năm 1979
- ASEAN : 28.7.1995.
- ASEM : ngay từ ngày thành lập ASEM, 1-2/3/1996.
- WTO : ký quyết định gia nhập 7/11/2006, và chính thức là thành viên 11/1/2007
Ngoài ra còn các tổ chúc khác như :
Ngân hàng thế giới WB
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Tổ chức y tế thế giới WHO
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới
Tổ chức Khí tượng Thế giới
Liên Minh Viễn thông Quốc tế
Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp của thế giới (FAO)
Liên minh Bưu chính Quốc tế
Cơ quan nguyên tử năng Quốc tế IAEA
Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO)
Tổ chức Hàng hải Quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc tế
Cơ quan môi trường toàn cầu
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế
Liên minh Thiên văn Quốc tế
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế
Hiệp hội Khảo nghiệm Giống Quốc tế
Liên minh bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Quốc tế
Liên minh bảo tồn những loài thực vật mới
Nhóm nghiên cứu Cao su Quốc tế
Liên minh sinh học Quốc tế

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

Những tổ chức tiêu biểu của Quốc tế và khu vực như: 

+ Quốc tế: WHO,UNESCO,UNICEF,.. UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, bảo vệ quyền con người, cung cấp viện trợ nhân đạo,..

+ Khu vực: APEC,.. là diễn đàn kinh tế mở của các nền kinh tế, thúc đẩy hóa thương mại và đầu tư trong khu vực,..

22 tháng 12 2022

Chọn B

22 tháng 12 2022

cảm ơn nha

 

31 tháng 7 2023

Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.