K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. Đó chính là những tấm gương lớn, nhắc nhở em về thái độ trân trọng, biết ơn cuộc sống hòa bình ấm no mà mình đang được hưởng, đồng thời phải ra sức cố gắng để cống hiến, đáp đền những hi sinh oanh liệt ấy.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện sự trân trọng, nghĩa tình.

Nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của Đoàn Giỏi gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi vẻ đẹp tiêu biểu của người người dân Nam Bộ. Võ Tòng là một người nông dân hiện lên bề ngoài “kì hình dị tướng”. Ông thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. nhưng ẩn sâu bên trong là sự hiền lành, chất phác. Nhưng ẩn sâu bên trong là sự hiền lành chất phác. Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng. Dù vậy sự tốt bụng và chân thành của Võ Tòng vẫn được người xung quanh quý mến. Ông còn đặc biệt gan dạ, mạnh mẽ với tình yêu nước sâu đậm. Điều ấy thể hiện qua việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Chỉ qua vài nét phác họa nhân vật Võ Tòng được khắc họa hiện lên đầy chân thực, sinh động. Ông chính là đại diện cho những con người Nam Bộ giàu sự chân thành, phóng khoáng và tình cảm.

28 tháng 9 2023

cảm nhận nhé

Thực vậy, Trong lòng mẹ là chương tiêu biểu cho bút pháp giàu chất trữ tình, xuất phát từ một trái tim người nghệ sĩ. Suốt cả chương sách đều tràn đầy cảm xúc. Phần trên thuật lại cảnh đối thoại giữa chú bé và bà cô thâm độc, cảm xúc của chú bé cố nén lại, nhưng ẩn giấu bên trong là nỗi căm ghét đối với hủ tục, đối với bà cô thâm độc đang làm tổn thương đến lòng yêu...
Đọc tiếp

Thực vậy, Trong lòng mẹ là chương tiêu biểu cho bút pháp giàu chất trữ tình, xuất phát từ một trái tim người nghệ sĩ. Suốt cả chương sách đều tràn đầy cảm xúc. Phần trên thuật lại cảnh đối thoại giữa chú bé và bà cô thâm độc, cảm xúc của chú bé cố nén lại, nhưng ẩn giấu bên trong là nỗi căm ghét đối với hủ tục, đối với bà cô thâm độc đang làm tổn thương đến lòng yêu thương mẹ của chú bé. Nhân vật bà cô được thể hiện khác sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái nhìn thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là người đàn bà có tâm địa thật đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vẫn yêu thương.

   Qua đoạn văn, có thể thấy ngòi bút Nguyên Hồng khá sắc sao, tinh tế trong việc đi sâu thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật. Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú bé Hồng khi nghe những lời lẽ ngọt ngào giả dối của bà cô được miêu tả thật cụ thể: từ chỗ cúi đầu không đáp hoặc cười đáp lại đến chỗ lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay rồi nước mắt ròng ròng… với cảm giác đau đớn song đã cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại bà cô và cuối cùng là cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Tất cả chứng tỏ sự đau đớn và căm giận đến điên cuồng, muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghền cho kì nát vụn những cổ tục đã đày đọa mẹ chú.

   Đến đoạn tả cảnh chú bé gặp mẹ, nhào vào lòng mẹ, ngòi bút phân tích cảm xác, cảm giác của tác giả đã đạt tới độ sâu sắc tinh tế hiếm có. Cảnh ngộ và tâm sự riêng của một đứa trẻ bị lạc loài được Nguyên Hồng thuật lại, kể lại dưới ánh sáng cùa những tư tưởng xã hội vả tình cảm nhân đạo sảụ sắc. Nguyên Hồng không chỉ kể lại những kỉ niệm thời thơ ấu mà thực sự sổng tại những ngày thơ ấu của mình. Câu văn nào của Nguyên Hồng cũng rưng rưng những cảm xúc tươi rói. Ông sáng tạo ra những nhân vật sinh động giống như những con người đang đi lại nót năng, suy nghĩ, toan tính trong cuộc đời thật

   Là một em bé mồ côi cha, bé Hồng rất giàu tình thương mẹ. Chính tình thương đó dẫn giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án. Tình thương ấy sẽ được tác giả tả một cách sinh động qua lần bé Hổng gặp mẹ.

   Ở đoạn văn này, tình yêu thương mẹ của chú bé không phải chỉ là những ý nghĩ tính táo mả là một cảm xúc lớn lao mãnh liệt dâng trào. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chú bé khi nằm "trong lòng mẹ", nhà văn nêu lênn nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời: "Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng".

   Đây là hồi kí, lời nhân vật cũng là lời tác giả, nhà văn đã nhập thân với nhân vật, nên cảm xúc dào dạt trong lòng chú bé thể hiện đầy đủ ở lời văn, giọng văn của tác phẩm. Rồi trong khi nhân vật đang kể chuyện mình, nhà văn còn xen vào những lời trữ tình ngoài đề để bình luận, đầy xúc động và sự êm dịu vô cùng của người mẹ. Đó cùng là một biểu hiện đậm nét về chất trữ tình của nhà vãn Nguyên Hồng.

   Nguyên Hồng quả là nhà văn có tài. Với một trái tìm nghệ sĩ, ông nắm bắt và miêu tả chính xác những chi tiết ngoại hình thể hiện tinh tế quá trình chuyển biến của đời sống nội tâm nhân vật Trong lòng mẹ rmiêu tả rất nhiều tiếng khóc của bé Hổng mà không lần nào giống lần nào. Khi uất nghen phải ghìm nén, bé Hồng cảm thấy cổ họng... đã nghẹn ứ khóc khổng ra tiếng. Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thề nức nở.

   Tuy nhiên, sự hấp dẫn và sức mạnh lay động lỏng người trong hổi kí của Nguyên Hồng chủ yếu vẫn là nhờ ở sự chân thành trong cảm xúc của người viết Nguyên Hồng không chỉ kể lại, thuật lại những sự việc đã qua, mà còn sống lại, hóa thân vào những sự việc ẩy. Các sự việc được kể, được thuật cũng chỉ là để nhà văn giãi bày, bộc bạch những tình cảm yêu thương, căm giận đang cần được thể hiện. Kỉ niệm về bà cô là những nỗi đau cố nén lại rồi uất nghẹn bật thành tiếng khóc. Cuộc gặp gõ với mẹ là những rung động mãnh liệt nhất của tâm hồn trẻ thơ và cuối cùng cả cơ thể đứa bé hòa tan vào những cảm giác rạo rực, vui sướng cực điểm. Văn Nguyên Hổng tràn theo cảm xúc ấy. Cho nên nhịp điệu, giọng văn thấm đẫm cảm hứng trữ tình.

   Không theo sự sắp xếp của lí trí, mạch văn Nguyên Hồng tràn theo cảm xúc, theo con tim của nghệ, nhạy cảm, chan chứa yêu thương, căm giận sôi nổi và chân thành. Nguyên Hồng đã cho ta những trang hồi kí có sức cuốn hút người đọc rất đặc biệt, đậm đà tinh nhân đạo, thông cảm sâu sắc vói những đau khổ và khát vọng hạnh phúc thầm kín cùa người phụ nữ. Trái tìm nghệ sĩ ấy cũng chan chứa niềm yêu thương và thể hiện mãnh liệt quan điểm tiến bộ về tình yêu và hôn nhân.

 

 
1
8 tháng 3 2023

Ủa, rồi câu hỏi là gì???

9 tháng 3 2023

mk gửi nhờ ý mà

 

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Trường từ vựng chỉ cảm xúc: in đậm.

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả Nguyên Hồng đã xây dựng rất thành công nhân vật người cô là hiện thân cho sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Thật vậy, người cô trong truyện chính là đại diện cho những sự cay nghiệt, độc ác của 1 xã hội chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Trong cuộc trò chuyện với Hồng, người cô thường xuyên xoáy vào nỗi đau thiếu thốn tình thương của Hồng. Mục đích chính của người cô chính là làm cho hình ảnh của mẹ xấu đi trong mắt Hồng, để Hồng ghét bỏ mẹ và làm cho Hồng phải đau đớn. Người cô không hề thương xót gì cho những người trong cùng gia đình là Hồng và mẹ Hồng. Vì thế, cô đã thường xuyên nhắc đến mẹ, người mà Hồng đang thực sự ao ước được gặp lúc này nhưng vẫn phải kìm nén. Nhắc đến mẹ - một người khi nhắc đến luôn làm Hồng trực trào cảm xúc. Tuy nhiên, người cô này nhắc đến mẹ Hồng thì dùng toàn những lời lẽ miệt thị và bêu rếu mẹ của Hồng. Mục đích của người cô là làm cho Hồng trở nên ghét mẹ của mình. Xuất phát từ sự ghét bỏ mẹ Hồng và Hồng, người cô dùng những lời nói rất kịch và mỉa mai để làm cho Hồng đau khổ. Hoàn cảnh thiếu thốn tình thương phải xa mẹ mà người cô còn nói là mẹ có con với người khác càng làm cho Hồng đau đớn hơn. Tất cả đều là mục đích của người cô làm cho Hồng đau khổ và Hồng sẽ nghĩ xấu về mẹ của mình. Thế nhưng, sự cay nghiệt của người cô lại càng làm cho tình yêu mẹ của Hồng được thể hiện sâu sắc hơn trong văn bản.

Câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa, được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em Thành và Thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm . Em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình , làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý để đi về quê buôn bán...
Đọc tiếp

Câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa, được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em Thành và Thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm . Em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình , làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý để đi về quê buôn bán và việc học dường như chấm dứt với cô bé khiến em thật bất bình .Hay người anh Thành thường ngày dũng cảm vậy mà trong giây phút đau khổ ấy , người anh đã phải rơi nước mắt khi xa cô em gái mà mình yêu  thương nhất. Tình cảm của hai anh em thật sự phải khiến cho mọi người  rơi nước mắt ,khi hai anh em đều nhường hết đồ chơi cho nhau .Phút cuối ,người em bước xuống xe chạy lại để con búp bê em nhỏ ở lại với búp bê vệ sĩ . Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau như hai anh em Thành và Thủy  .Thông qua búp bê con em nhỏ Thủy muốn nhắn nhủ với Thành, khi nhìn hai con búp bê đứng choàng vai nhau, anh nên nhớ dù  hoàn cảnh phải chia xa nhưng tình cảm anh em vẫn mãi bên nhau.

tìm các từ ghép chính phụ trong đoạn văn trên

2
10 tháng 10 2021

Câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa, được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em Thành và Thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm . Em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình , làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý để đi về quê buôn bán và việc học dường như chấm dứt với cô bé khiến em thật bất bình .Hay người anh Thành thường ngày dũng cảm vậy mà trong giây phút đau khổ ấy , người anh đã phải rơi nước mắt khi xa cô em gái mà mình yêu  thương nhất. Tình cảm của hai anh em thật sự phải khiến cho mọi người  rơi nước mắt ,khi hai anh em đều nhường hết đồ chơi cho nhau .Phút cuối ,người em bước xuống xe chạy lại để con búp bê em nhỏ ở lại với búp bê vệ sĩ . Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau như hai anh em Thành và Thủy  .Thông qua búp bê con em nhỏ Thủy muốn nhắn nhủ với Thành, khi nhìn hai con búp bê đứng choàng vai nhau, anh nên nhớ dù  hoàn cảnh phải chia xa nhưng tình cảm anh em vẫn mãi bên nhau.

10 tháng 10 2021

thanks trung tướng 

 

16 tháng 10 2019

đây nha bạn

Nhân ngày thành lập trường, tôi trở về mái trường xưa sau 20 năm xa cách. Ngôi trường đã chôn giấu biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn thời học trò của tôi với thầy cô, bè bạn...

Ôi! Bầu trời hôm nay thật trong xanh, ánh nắng tràn ngập khắp nơi. Trong lòng tôi những ánh nắng ấy cũng bừng sáng khiến lòng tôi rộn rã, tưng bừng như những ngày tôi vừa đặt chân đến đây.

Vừa bước đến cổng trường, tôi đã thấy tấm bảng điện tử chạy dòng chữ: "Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ". Tiến thêm vài bước nữa, cánh cổng điện tử tự động mở ra. Nhớ lại những ngày ấy, mỗi khi có thầy cô vào trường, đội cờ đỏ chúng tôi phải chạy ra mở cánh cửa sắt cũ kỹ, âm thanh "cót... két..." phát ra nghe thương đến lạ. Tôi cảm thấy thương quá đỗi vì hồi ấy cơ sở vật chất của trường tôi thiếu thốn lắm. Sau cánh cửa điện tử tự động ấy là một hàng xà cừ sum suê cành lá trải dọc hai bên đường vào trường. Những chiếc lá đong đưa trong gió, như đón gọi, chào mừng tôi. Sân trường đã không không còn như xưa. Thay cho những "ổ voi" to tướng là những những viên gạch chống trượt. Các dãy phòng học được xây mới hoàn toàn. Mái trường xưa giờ đã hoàn toàn thay da đổi thịt. Giữa sân trường, tượng đài người anh hùng áo vải mà ngôi trường mang tên - Nguyễn Huệ - được dựng lên trông rất oai nghiêm.

Bước vào những phòng học, một làn không khí vô cùng trong lành lan tỏa khiến tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Các thiết bị dạy học đã khác nhiều so với ngày xưa. Ngày đó, cái bảng chỉ là một tấm gỗ được quét lên một lớp sơn đen, bây giờ được thay thế bằng đèn chiếu. Một phần, nó làm giờ học thật sự sinh động hơn; phần khác, nó giúp các thầy cô đỡ mệt nhọc và bụi phấn không còn bay bạc trắng mái tóc hay vấy bẩn quần áo nữa. Dãy bàn học cũng đã được đổi mới. Những chiếc bàn gỗ chông chênh trước kia được thay bằng i-nốc bóng láng nên các bạn học sinh ngồi học rất thoải mái. Vừa kịp đi thăm xong dãy phòng học, thì tiếng của một thầy giáo phát trên loa mời tất cả các cựu học sinh tập họp để bắt đầu buổi lễ...

... Ôi, thật hạnh phúc biết bao nếu tôi được quay lại ngày xưa, được ngồi trên ghế nhà trường để trao đổi chuyện học hành và chơi những trò chơi vui vẻ và thú vị. Tôi thầm mong một ngày nào đó, từ mái trường này sẽ có nhiều nhân tài giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Ước mơ của tôi chỉ có ngần ấy thôi. Và tôi tin rằng điều đó hoàn toàn có thể.

16 tháng 10 2019

20 năm luôn nha bạn