K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12

Là sao?! 🤨

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:"Văn tự sự chủ yếu là văn kể người,kể việc.Khi kể người,có thể giới thiệu tên,họ,lai lichjquan hệ,tính tình,tài năng,ý nghĩa của nhân vật.Khi kể việc thì kể các hành động,việc làm,kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính,diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.Các câu khác diễn đạt phụ...
Đọc tiếp

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

"Văn tự sự chủ yếu là văn kể người,kể việc.Khi kể người,có thể giới thiệu tên,họ,lai lichjquan hệ,tính tình,tài năng,ý nghĩa của nhân vật.Khi kể việc thì kể các hành động,việc làm,kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính,diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề.Các câu khác diễn đạt phụ dẫn đến ý chính,làm nổi bật ý chính."

(1) Lời văn tự sự có đặc điểm gì?

(2) Tìm một đoạn văn giới thiệu nhân vật và một đoạn văn kể sự việc trong các truyện Thánh Gióng;Sơn Tinh,Thủy Tinh.

- Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào.Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy.Tại sao ng ta gọi đó là câu chủ để?

-Để diễn đạt ý chính ấy,ng kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào?Chỉ ra các ý phụ và mỗi quan hệ của chúng với ý chính.

 

1
19 tháng 9 2017

các bn giúp bn này đi mk cũng đg cần câu 2

khocroi

24 tháng 12 2022

a. 2 nguyên tử Canxi,4 nguyên tử Fe,5 phân tử natri clorua,3 phân tử nước

b. Ba nguyên tử natri: 3Na

Bảy nguyên tử lưu huỳnh: 7S

Bốn phân tử canxi oxit: 4CaO

Ba phân tử oxi: 3O2

 

19 tháng 11 2018

số cô chảng giàu thì nghèo

ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

số cô có mẹ có cha

mẹ cô đàn bà , cha cô đàn ông

số cô có vợ có chồng

sinh con đầu lòng chảng gái thì trai

19 tháng 11 2018

Tác dụng nữa bn ơi ( giúp mk nha)

27 tháng 10 2021

Giúp đi mai thi cần gấp 

27 tháng 10 2021

có chs tra mạng ko á

6 tháng 1 2022

a) 2H: 2 nguyên tử hidro

4O: 4 nguyên tử oxi

3O2: 3 phân tử khí oxi

5H2O: 5 phân tử nước

2NaCl: 2 phân tử muối ăn

2CO2: 2 phân tử khí cacbonic

2Mg: 2 nguyên tử magie

3Fe: 3 nguyên tử sắt

Cl2: 1 phân tử khí clo

3H2: 3 phân tử khí oxi

C: 1 nguyên tử cacbon

b) 2Na; Zn; 3H2O; 6H; 2H2; O2

6 tháng 1 2022

Tks kiu ak

 

11 tháng 11 2021

THAM KHẢO

Câu 1

* Nguyên nhân:

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. 

- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng.

- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga, lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

* Diễn biến:

- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.

- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.

- Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.

- Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

- Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.



 

11 tháng 11 2021

Câu 2

- DẤU HIỆU T1: sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế, như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si,…

- DẤU HIỆU T2: Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đó là: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Chiến tranh đế quốc Nga - Nhật (1904 - 1905).



 

1. Nguyên nhân xảy ra Cách mạng tháng Mười Nga

Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sỹ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bôn-sê-vích, Vladimir llyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát.

Cáng ngày chính phủ lâm thời của Kerensky càng tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Vào đầu tháng 10 năm 1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước Nga, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

2. Diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga

– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích để trình bày  Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.

– Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

– Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang

– Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.

– Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

 Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,..

– Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lê nin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…

– Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.

– 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông.

Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.

Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.

6 giờ chiều, đảng Bô-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.

9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

– Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước.