Tớ đố các bạn biết :
Chồng sách kia có nhiều sách.
Muốn đổi thành câu cảm thì làm thế nào ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xưa, khi còn mới học cấp 1, tôi vẫn suy nghĩ, trăn trở nhiều về những câu hát mà mẹ và chị gái hay hát vu vơ “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”, tôi tự hỏi rốt cuộc cái “tuổi thơ” ấy có gì thú vị mà nhiều người luôn muốn nó quay trở lại đến thế? Bây giờ, lớn hơn một chút, tôi bắt đầu ngờ ngợ cái “tuổi thơ” là cái gì và hình như, dù tuổi thơ của tôi chưa trôi về thời quá vãng xa xôi thì tôi cũng đã muốn xin một tấm vé về tuổi thơ như chị, như mẹ rồi.
Tuổi thơ thì ra chỉ đơn giản là những buổi sáng được mẹ dắt tay đi đến trường trên con đường quen thuộc rồi thỉnh thoảng có lúc ngơ ngẩn nhìn một bông hoa đẹp bên vệ đường đang chơi đùa cùng chú bướm vàng rực rỡ. Thì ra chỉ là niềm nôn nóng và háo hức muốn nhanh chóng đến lớp gặp bạn bè để khoe khoang cho người ta biết tối qua mình đã được đi chơi bờ hồ vui như thế nào, được bố mua cho quả bóng bay, cái cặp tóc đẹp ra sao, sau đó lại nghĩ ra đủ câu chuyện kể và cười phá lên.Thì ra chỉ là mấy lần về quê cứ lịch bịch ôm khư khư cái rổ to hơn cả người mình, chạy theo bà vào vườn hái táo xanh, quả táo nhỏ nhỏ và có mùi thơm tươi mát, thuở đấy tôi bé tí mà có khi phải ăn được mươi quả,…Người ta cứ bảo trẻ con thành phố giờ có điện thoại, ti vi hết rồi làm gì có tuổi thơ nữa? Tôi lại nghĩ điều quan trọng không nằm ở thời đó có cái gì hay mà điều vui hơn là giờ nghĩ lại trong tâm hồn đọng lại những gì. Nhất là ở chốn phồn hoa đất chật người đông nơi tôi sống, kiếm đâu ra một bãi đất rộng để cùng mấy đứa bạn hàng xóm thả diều, kiếm đâu ra một dòng suối nhỏ để cả bọn nô đùa và uống nước suối mát dịu như trong truyện cổ, cũng chẳng có nhiều cây cổ thủ lớn để chơi trò nắm tay nhau ôm lấy thân cây…Nhưng tôi cá là cái Lan, cái Thu, cái Hà, chẳng có đứa nào là không say mê mấy bộ phim hoạt hình barbie mà chỉ mua đĩa CD mới xem được, cả bọn cứ cuối tuần là lại tụ tập ở nhà tôi hướng đôi mắt đầy ngưỡng mộ và mơ ước mà ngước nhìn những nàng công chúa lộng lẫy trong từng bộ váy dạ hội, đôi lúc còn há hốc mồm vì những phép thuật kì diệu trong phim. Ước ao được làm công chúa ngây thơ ấy của tôi vẫn cứ âm ỉ cháy trong lòng tôi mãi. Thỉnh thoảng nghĩ về chuyện ấy, cứ tự nhiên thấy buồn cười và không hiểu sao lúc đó lại có thể ngây ngô đến vậy. Ấy vậy nhưng dù bây giờ đã lớn rồi, cũng có nhiều khi tôi vẫn ước được làm công chúa thật, liệu những bạn trai lớn lên có còn mơ ước trở thành những tay đua, cầu thủ hay những siêu anh hùng như ngày xưa không?
Tôi biết ơn tuổi thơ biết bao, cho tôi những cái nhìn trìu mến của cô giáo mầm non, cho tôi sự hào phóng và chiều chuộng của tất cả mọi người, kể cả đó có là bà chủ cửa hàng tạp hóa khó tính gần nhà! Tôi nhớ rõ bọn trẻ con trong nhóm hay đến trước cửa hàng nhà bà để nô đùa, bà cáu kỉnh lắm cứ thấy chúng tôi là khua tay bảo về mau đừng có làm ồn để bà xem ti vi. Vậy mà cứ sang năm mới là bà lại gọi từng đứa môt vào nhà, cẩn thận gói gém mấy đồng tiền vàng bằng sô-cô-la vào từng hộp quà nhỏ với chiếc nơ hồng tỉ mẩn rồi phát cho không sót đứa nào…
Tôi biết tuổi thơ của tôi vẫn chưa đi đến điểm kết thúc, sẽ là quá khoa trương khi một học sinh lớp 7 như tôi nuối tiếc và hoài vọng về quá khứ xa xôi, cho nên tôi chỉ mong mình có thể tiếp tục viết thêm những trang đẹp nhất của tuổi thơ luôn là một quãng thời gian đáng nhớ.
Cáo cứ nhìn theo bóng dáng của hoàng tử bé và phi thuyền của cậu dần biến mất trên thế gian. Cáo ngậm ngùi, chùi đi giọt nước mắt đã rưng rưng. Cáo ngước mãi lên theo hình bóng phi thuyền ấy cho đến khi mất hẳn. Cáo buồn và cáo vẫn nở một nụ cười gượng gạo. Cáo thầm cảm ơn cuộc đời đã đem cho mình một người bạn tuyệt vời như hoàng tử bé, dù là ngắn ngủi. Cho đến khi không còn nhìn thấy bóng dáng phi thuyền nữa, cáo thầm nói "Hãy luôn cảm hóa bông hồng tuyệt đẹp của đời cậu nhé, hoàng tử bé!".
Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã không hối hận về việc kết bạn với hoàng tử bé. Cáo đã khiến cho hoàng tử bé hiểu tại sao bông hồng lại là duy nhất. Như cách lý giải của cáo, đối với cậu thì cáo cũng như hàng trăm con cáo khác. Nhưng nếu cậu có thể thấy sự khác biệt của nó giữa hàng ngàn con cáo khác, thì đó mới chính là tình bạn chân thành. Tình bạn chính là giản dị như vậy.
Em tham khảo: (Lần sau em ghi cả đoạn thơ ra nhé!)
Bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tư từ giống như một lời gợi mở. Tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.
Non sông, Tổ quốc ta thật đẹp. Bài ca dao đã phác họa rõ nét các địa danh có đặc điểm lịch sử, văn hóa nổi bật thông qua hình thức đối đáp phổ biến trong ca dao, dân ca. Các địa điểm lịch sử được khéo léo đưa vào một cách gần gũi, thân thuộc với từng con người: thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng, trải dài trên mọi miền đất nước. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai và phần sau là lời đáp của cô gái, đây là hình thức để trai gái thử tài nhau. Chàng trai đã lựa những nét tiêu biểu để hỏi, cô gái biết rất rõ câu trả lời và trả lời đúng ý người hỏi. Đó là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. Những chàng trai, cô gái hiểu ý nhau như thế, cùng chung những tình cảm như thế, họ hiểu nhau và cùng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nói, bên cạnh tình yêu trai gái đơn thuần giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với quê hương, với những người xung quanh. Nó trở thành một tình yêu to lớn, vĩ đại và bền chặt.
tham khao:
"Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn , cho gầy cò con ?"
Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.rong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:
Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy
thêm chữ quá và dấu chấm than vào cuối câu
ôi!Chồng kia có nhiều sách quá!