K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long        Kiến trúc hoàng cung Thăng Long là đỉnh cao của nền kiến trúc đương thời, không chỉ có quy mô to lớn, nhiều tầng mái mà trang trí rất nguy nga tráng lệ. Sử cũ viết cung điện “chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có”...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Kiến trúc hoàng cung qua các phát hiện khảo cổ học tại
Hoàng thành Thăng Long

       Kiến trúc hoàng cung Thăng Long là đỉnh cao của nền kiến trúc đương thời, không chỉ có quy mô to lớn, nhiều tầng mái mà trang trí rất nguy nga tráng lệ. Sử cũ viết cung điện “chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có” (Việt sử lược) hay “Nhà/ cung điện đều sơn son, cột vẽ hình long, hạc, tiên nữ” ("Quế hải ngu hành chí"(1), Phạm Thành Đạt). Song, để hình dung được vẻ đẹp đó là diều không đơn giản.

       Thăng Long có vị trí đắc địa, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là đất thiêng hội tụ những tinh hoa của đất nước và khu vực. Tại đây, từ năm 1010, các triều đại Lý, Trần, Lê nối tiếp nhau quy hoạch, xây dựng cung điện, lầu gác làm nơi thiết triều, nơi làm việc và sinh hoạt của Hoàng đế, Hoàng gia và Triều đình. Tuy nhiên, những hiểu biết về kiến trúc hoàng cung thời Lý - Trần và thậm chí thời Lê còn hết sức hạn chế, do hiện nay ở Việt Nam không còn lưu giữ được một công trình cung điện nào cùng thời. Điều đó cũng đồng nghĩa, kiến trúc cung điện hoàng cung Thăng Long vẫn còn là bí ẩn của lịch sử kiến trúc Việt Nam.

       Dưới lòng đất khu di sản Hoàng thành Thăng Long, kết quả khai quật khảo cổ học từ năm 2002 - 2017, đã xác định được một quần thể nền móng kiến trúc Đại La. Nét truyền thống dễ nhận thấy trong kiến trúc cổ truyền người Việt là cột hiên nằm rất gần với cấp nền(2) nên phần mái hiên của kiến trúc nhô ra không nhiều. Trong đó, nền móng kiến trúc giai đoạn Thăng Long được làm rất kiên cố và bền vững, bộ vì(3) đặt trực tiếp trên chân tảng đá chạm hoa sen để đỡ mái.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 1: Tượng đầu rồng trang trí nóc mái, thời Lý

 Hình 2: Tượng đầu sư tử trang trí bờ dải, thời Lý

Hình 3: Lan can đá chạm rồng, thời Lý

Hình 4: Chân tảng đá hoa sen đặt trên móng cột, thời Lý

Hình 5: Gạch vuông lát nền, thời Lý

Hình 6: Tượng đầu chim phượng trang trí trên mái, thời Lý

       Theo GS Ueno (Nhật Bản) “kiến trúc cung điện thời Lý có thể đã sử dụng đấu củng(4) nhưng hiện tượng phần hiên không nhô ra nhiều cho thấy đấu củng thời Lý thuộc loại đơn giản”. Tuy nhiên, cũng không loại trừ thời Lý - Trần đã sử dụng kết cấu vì nóc kiểu giá chiêng giống như ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Dâu (Bắc Ninh) và Bối Khê (Hà Nội). Đây là những kiến trúc còn bảo lưu được ít nhiều phong cách cuối thời Trần.

       Vật liệu kiến trúc cũng rất đa dạng, phong phú, mái cung điện lợp ngói âm - dương và ngói phẳng, góc mái, đầu nóc trang trí các loại tượng tròn đất nung hình rồng, phượng, sư tử. Vẻ đẹp thực sự của kiến trúc được phô diễn bởi các loại ngói lợp, người xưa gọi bằng các mỹ từ như: “kim ngõa - ngói men vàng”, “ngân ngõa - ngói men bạc, “bích ngõa - ngói men xanh”, “uyên ngõa - ngói uyên ương” và “liên ngõa - ngói sen”. Vẻ đẹp đó còn là cảm hứng của văn học, thi ca; bia Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh(5) (năm 1125) viết “mái hiên bay cao như cánh chim, ngói xếp như bày vảy cá” hay “ngói sen ngàn lớp tựa vẩy cá, sương sớm giọt giọt ngỡ hạt châu” (Thiệu Long tự bi minh(6), 1226), hình ảnh Xi Vẫn(7) - tượng chim phượng trang trí trên mái soi ngược xuống mặt nước được thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334) viết trong bài thơ chùa Diên Hựu “In ngược hình chim, gương nước lạnh”. Thời Trần kế thừa và đã sáng tạo loại ngói sen lợp mái, mang lại sắc thái riêng cho kiến trúc đương thời.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 7: Minh họa cách lợp ngói rồng thời Lê sơ, thế kỷ XV-XVI

Hình 8: Ngói dương men xanh lợp diềm mái, thời Lê Sơ, thế kỷ XV

Hình 9: Ngói âm men xanh lợp diềm mái, thời Lê Sơ thế kỷ XV

Hình 10: Ngói Rồng men vàng lợp mái cung điện, thời Lê Sơ, thế kỷ XV

       Đến thời Lê, kiến trúc cung điện Thăng Long đã có nhiều thay đổi do ảnh hưởng lớn từ hệ tư tưởng nho giáo nhưng vẻ đẹp và sự hoa mỹ thì càng được nâng cao. Nếu ai đó được một lần nhìn thấy loại “ngói rồng” tráng men xanh, men vàng phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long thì sẽ hiểu được kiến trúc cung điện đẹp đến nhường nào. Lý Tiên Căn (sứ giả nhà Thanh) viết về kiến trúc cung điện thời Lê như sau: “chỉ có nhà vua mới được lợp ngói màu vàng, quan và dân lợp bằng cỏ” (trích An Nam tạp ký). Đánh giá về kiến trúc cung điện Thăng Long, PGS.TS Tống Trung Tín bày tỏ: “Phải còn rất lâu nữa chúng ta mới hiểu được kiến trúc hoàng cung Thăng Long.” bởi những khám phá của khảo cổ học mới chỉ là bước đầu làm phát lộ di tích di vật. Quá trình nghiên cứu chắc chắn còn phải kéo dài và rất khó khăn trong bối cảnh thiếu thốn nguồn tư liệu đương thời để so sánh, ví dụ như: tên gọi các cung điện, bộ khung gỗ, chưa kể đến trang trí nội thất bên trong các cung điện đó.

Ngữ văn 11, Đọc hiểu văn bản thông tin, OLM

Hình 11: Phối cảnh tưởng tượng về mặt bằng kiến trúc cung điện thời Lý tại khu khảo cổ học
18 Hoàng Diệu, Hà Nội

       Qua khám phá của khảo cổ học và thư tịch cổ có thể thấy kiến trúc cung điện, lầu gác tại hoàng cung Thăng Long đều là kiến trúc có bộ khung gỗ, mái lợp ngói, trang trí nội ngoại thất rất công phu và tráng lệ, chứng tỏ trình độ kỹ thuật, mỹ thuật và trình độ quy hoạch xây dựng đô thành đã rất phát triển dưới thời Lý, Trần, Lê tạo cho Thăng Long vị thế xứng đáng là quốc đô qua nhiều triều đại, trải dài lịch sử 779 năm (1010 - 1789). Những thành tựu nhiều mặt đó phản ánh sự kết tinh, giao thoa và tiếp biến văn hóa(8) của Thăng Long với các vùng văn hóa trong nước cũng như các nền văn minh trong khu vực. Đó cũng là một trong những giá trị nổi bật toàn cầu của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long mà UNESCO đã ghi danh là di sản thế giới năm 2010.

(TS. Trần Thế Anh, Ths. Đỗ Đức Tuệ, Ths. Nguyễn Hồng Quang, bài đăng trên tạp chí Kiến trúc số 10 - 2018)

Chú thích: 

(1) Quế hải ngu hành chí: Tập bút kí cho Phạm Thành Đại (1126 - 1193) thời Tống biên soạn. Phạm Thành Đại từng giữ chức trưởng quan của Quảng Nam Tây lộ - đầu mối thông tin giữa nhà Tống và Đại Việt.

(2) Cấp nền: Cầu nối đi lại phía trước ngôi nhà, là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông các hoạt động sống trong và ngoài của căn nhà.

(3) Bộ vì: Một bộ phận thuộc mái nhà có nhiệm vụ chống đỡ, kết nối hệ mái với những bộ phận khác để làm tăng độ kiên cố, vững chắc cho hệ mái. Đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá trị thẩm mĩ cho ngôi nhà.

(4) Đấu củng: Một loại kết cấu mái theo kĩ thuật chồng tường (các loại gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau). Nó không chỉ có tác dụng mở rộng diện tích hiên nhà, tăng khả năng chịu lực mà còn đóng vai trò như một chi tiết để tô điểm, trang trí.

(5) Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh (Bia chùa Hương Nghiêm trên núi Càn Ni): Văn bia được khắc ở chùa Hương Nghiêm, thôn Diên Hào, huyện Lôi Dương nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Văn bia không ghi người soạn nhưng theo khảo cứu của Hoàng Xuân Hãn thì tác giả bài văn bia này có thể là nhà sư Hải Chiếu.

(6) Thiệu Long tự bi (Bia chùa Thiệu Long): Văn bia được khắc ở chùa Thiệu Long, xã Tam Hiệp, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Bia này được khắc năm Bính Tuất (1226), năm đầu của nhà Trần.

(7) Xi Vẫn: Một trong những đứa con của rồng. Theo truyền thuyết kể lại, rồng sinh ra chín đứa con nhưng không còn nào trở thành rồng cả. Chín con của rồng được gọi bằng những cái tên khác nhau là Bị Hí, Xi Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc,… Xi Vẫn là con thứ hai, mang hình dáng đầu rồng đuôi cá.

(8) Tiếp biến văn hóa: Quá trình thay đổi văn hóa và thay đổi tâm lí sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa.

Câu 1. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 2. Thông tin trong văn bản được triển khai theo trật tự nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Vẻ đẹp thực sự của kiến trúc được phô diễn bởi các loại ngói lợp, người xưa gọi bằng các mỹ từ như: “kim ngõa - ngói men vàng”, “ngân ngõa - ngói men bạc, “bích ngõa - ngói men xanh”, “uyên ngõa - ngói uyên ương” và “liên ngõa - ngói sen”.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 5. Em ấn tượng với thông tin nào trong văn bản? Vì sao?        

0
12 tháng 10 2023

- Khái niệm văn minh Đại Việt:

+ Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX), gắn liền với: chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn

+ Văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long.

- Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:

+ Kế thừa thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

+ Nền độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt

+ Tiếp thu có chọn lọc văn minh bên ngoài.

- Văn minh Đại Việt phát triển qua các giai đoạn:

+ Thế kỉ X: bước đầu được định hình

+ Thế kỉ XI – XV: phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thể hiện rõ nét tính dân tộc

+ Thế kỉ XV – XVII: tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ

+ Thế kỉ XVII I – giữa thế kỉ XIX: bắt đầu thể hiện dấu hiệu suy thoái.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về kiến trúc

Hoàng Thành Thăng Long

       Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang theo cái gì đó rất chung và rất riêng với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế từ xưa, người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.

       Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.

       Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.

       Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

       Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.

       Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.

       Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.

       Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.

Dưới đây là một số nguồn tham khảo để em có thể hoàn thiện bản báo cáo của mình:

1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.

2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày báo cáo của em, cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

19 tháng 8 2023

Tham khảo:

def nhapSinhVien(self):

    # Khởi tạo một sinh viên mới

    svId = self.generateID()

    name = input("Nhap ten sinh vien: ")

    sex = input("Nhap gioi tinh sinh vien: ")

    age = int(input("Nhap tuoi sinh vien: "))

    diemToan = float(input("Nhap diem toan: "))

    diemLy = float(input("Nhap diem Ly: "))

    diemHoa = float(input("Nhap diem Hoa: "))

    sv = SinhVien(svId, name, sex, age, diemToan, diemLy, diemHoa)

    self.tinhDTB(sv)

    self.xepLoaiHocLuc(sv)

    self.listSinhVien.append(sv)

12 tháng 11 2021

Câu 3 :

-Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long.

Đông trấn: "Bạch Mã tối linh từ" (đền Bạch Mã) (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9Tây Trấn: "Tây Trấn từ" (đền Voi Phục), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11Nam trấn: "Kim Liên từ" (đền Kim Liên), trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17Bắc trấn: "Trấn Vũ quán" (đền Quán Thánh), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10
12 tháng 11 2021

tham khảo !

1.

Có thể nói kiến trúc hoàng cung Thăng Long là một đỉnh cao của sự tiến bộ của kiến trúc đương thời lúc bấy giờ. Không chỉ có diện tích và quy mô to lớn, kiến trúc và trang trí nội thất bên trong còn rất nguy nga và tráng lệ thể hiện được sự quyền quý của quý tộc. Sách sử xưa có viết về cung điện Thăng Long được chạm trổ hết sức khéo léo, là công trình được thi công xây dựng tỉ mỉ từ trước đến nay chưa từng có. Bên trong cung điện đều sơn son, cột điện thì vẽ các hình long, hạc, tiên nữ qua đó bạn có thể hình dung vẻ đẹp quy nga và tráng lệ của cung Thăng Long lúc bấy giờ.

2.

Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.

-Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số

 

3.là Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây  4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long.

7 tháng 8 2017

Đáp án B

2 tháng 5 2021

Kiến trúc:xuất hiện tháp ep phen

kinh tế:lỗ 3 tỷ usd

văn hoá: đi đến đâu, chửi đến đó