A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
Câu 7. Nhân vật Phương trong bài đọc là người như thế nào?
Câu 8. Chỉ ra cặp kết từ trong câu sau và nêu tác dụng của cặp kết từ đó.
Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó.
Câu 9. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong câu sau.
Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi – nơi chị ấy làm việc – có nhiều thứ cây ấy lắm.
Bài đọc:
CÂY LÁ ĐỎ
Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm, còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi – nơi chị ấy làm việc – có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hi sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”.
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
(Theo Trần Hoài Dương)
a,Phương là người miệt mài , say sưa và cố gắng
b,Tuy-nhưng
c,tăng sức gợi hinhg gợi cảm
làm nhấn mạnh sự vật của cây
làm nổi bật nhiều thứ cảu cây
-Bảo Trâm-