Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ lục bát.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Thu tàn trời đã sang đông
Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy
Người trao khát vọng hôm nay
Chắp cho đôi cánh em bay vào đời
Bài 1:
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
(Trích Quê hương – Nguyễn Đình Huân)
Bài 2:
Trở về tìm mái nhà quê
Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa
Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa
Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho
Tìm đàn trâu với con đò
Áo bà ba mẹ câu hò trên sông
Nón lá nghiêng nắng nước ròng
Miền quê khó nhọc con còng con cua
Lục bình tim tím mùa mưa
Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo
Khói lên cháy bếp nhà nghèo
Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi
Heo gà chạy ngược chạy xuôi
Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê
Cánh cò trắng xóa vọng về
Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên
Đậm đà ký ức giao duyên
Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao
Con dù biền biệt phương nào
Quê hương một dạ dạt dào khó phai.
(Quê Hương Nỗi Nhớ - Hoàng Thanh Tâm)
ví dụ
Tôi về thăm mái trường xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây/
Pha sương mái tóc cô thầy/
Bảng đen phấn trắng… còn đây căn phòng
đừng copy hết nhá
À ơi hoa Phượng đẹp sao!
Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò.
Cánh hoa như đuôi chim Phượng,
Hè đến, rực rỡ khắp cả sân trường.
Lặng Thầm
Lặng thầm nhìn cánh hoa rơi,
Ngổn ngang cảm xúc bời bời ruột gan.
Tiếc thay một cánh hoa tàn,
Rưng rưng dòng lệ, mày ngang nét buồn.
Ngọc châu lã chã đẫm tuôn,
Thương thay bóng mẹ nhánh hồng đã phai.
Tảo tần từ những hôm mai,
Bóng câu hẳn vết trên hai vai gầy.
Tuyết sương một mái phủ đầy,
Đong sao cho đủ những ngày héo hon.
Dặn lòng tạc với núi non,
Hiếu trung hai chữ sắc son chẳng mờ!
Bài lặng thầm là bài của cô Thương Hoài olm em nhé, không chép mạng gì cả. Đó là cảm xúc và suy ngẫm của cô khi nhìn cánh hoa rơi. thân mến!
(Tham khảo)
Thu tàn trời đã sang đông
Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy
Người trao khát vọng hôm nay
Chắp cho đôi cánh em bay vào đời
Đồng Nai xanh ngát hương trời
Lúa thơm lúa chín muôn đời ấm no
Ai ơi về tới Đồng Nai
Nhớ về một tỉnh phát triển lớn khôn
Những câu ca dao đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bài “Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ, sau đó là câu trả lời đầy dí dỏm. Từ đó, vẻ của quê hương Lạng Sơn đã được khắc họa với những nét đẹp tiêu biểu nhất. Câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” lúc đầu cho thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng hề xa xôi. Nhưng đọc đến câu trả lời mới biết rằng quả là có đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước.