K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta là:

- Hà Nội là nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước như văn phòng quốc hội, bộ ngoại giao…
- Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng, thư viện…Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Có nền kinh tế rất phát triển, nhiều ngành nổi bật như công nghiệp, thương mại, giao thông, du lịch…

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Kể lại câu chuyện:
+ Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để đem quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
+ Sáng ngày 25/4/1882, người Pháp đưa tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng và ngay sau đó đã tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu lên mặt thành đốc quân chiến đấu quyết liệt.
+ Mặc dù Hoàng Diệu và quân đội triều đình quyết tâm bảo vệ, nhưng trước sức tấn công của quân Pháp thành Hà Nội thất thủ. Để giữ trọn khí tiết, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.

13 tháng 12 2023

1. Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
2. Quốc Tử Giám ờ Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
3. Hà Nội còn có các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề,.. làm ra nhiều sản phấm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại. giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,...
Nói chung=>Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương. + Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...
 

15 tháng 1

thankyou so much

25 tháng 4 2022

 THAM KHẢO

*  Về chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

Về kinh tế

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

- Về tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Về văn hóa và giáo dục 

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít. Đặc biệt càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ cai trị.

6 tháng 8 2016

Về chính trị: Thực dân Pháp đã tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị cũ của chế độ phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam. Chúng chia Việt Nam ra thành ba xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và chúng thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

Về Kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng một số cơ sở công nghiệp(điện, nước) Xây dựng hệ thống đường bộ, thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.

Kinh tế Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu,què quặt và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

Về văn hoá

– Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân: dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…

– Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, Ngăn cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt nam.

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm...
Đọc tiếp

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Thành phố Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hoá giáo dục của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng.

Toạ độ địa lí:

  • Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng.
  • Cực Nam: 20°55'B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn.
  • Cực Đông: 105° 27'Đ ở xóm Vinh Quang - xã Sông Lô - TP. Việt Trì.
  • Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²).

 

ĐẦY ĐỦ CHƯA KIM

2
18 tháng 12 2016

Ờ ờ....ha qá...đủ....

18 tháng 12 2016

tật nhiên phong mà ko làm thì thôi chứ làm phải đủ

 

15 tháng 10 2017

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa hoạc lớn của nước ta:

+ Là nơi làm việc của các cơ qua lãnh đạo cao nhất của đất nước.

+ Nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tang, thư viện hàng đầu nước ta.

+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch lớn: Siêu thị, hệ thống ngân hàng, chợ, bưu điện,…

+ Là thủ đô nghìn năm tuổi với các di tích lịch sử nổi tiếng: Văn miếu Quốc tử giám, Hoàng thành Thăng Long,…

Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên những mặt nào? * Quân sự, chính trịChính trị, xã hội, văn hoá, giáo dụcKinh tế- tài chínhChính trị, kinh tế-tài chính, xã hội, văn hoá, giáo dụcMục đích của quân Nguyên khi quyết tâm chiếm vạn kiếp vào năm 1287 là: * đây là vị trí phòng thủ của kinh thành Thăng Longđây là thái ấp của Trần Quốc Tuấn nên sẽ buộc được Trần Quốc Tuấn phải đầu hàngxây dựng Vạn Kiếp thành...
Đọc tiếp

Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên những mặt nào? *

 

Quân sự, chính trị

Chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục

Kinh tế- tài chính

Chính trị, kinh tế-tài chính, xã hội, văn hoá, giáo dục

Mục đích của quân Nguyên khi quyết tâm chiếm vạn kiếp vào năm 1287 là: *

 

đây là vị trí phòng thủ của kinh thành Thăng Long

đây là thái ấp của Trần Quốc Tuấn nên sẽ buộc được Trần Quốc Tuấn phải đầu hàng

xây dựng Vạn Kiếp thành căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với quân Đại Việt

nơi giao thông dể dàng phối hợp quân với thủy binh

Cải cách văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly bao gồm những nội dung gì? *

 

Các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, sửa đổi chế độ thi cử và học tập, lập viện Sùng Chính

Bãi bỏ tam khôi(trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa), trọng dụng tăng quan, toàn dân phải học chữ Hán

Các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, vua và hoàng tộc phải học chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử và học tập, địa phương được cấp ruộng để sử dụng cho việc học

Toàn dân phải học chữ Hán, sửa đổi chế độ thi cử và học tập địa phương được cấp ruộng để sử dụng cho việc học

1
19 tháng 1 2022

*Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

* Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

*Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

* Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

* Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

⇒Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trên các mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, quân sự,...
 

B)

Nhận xét:

Hồ Quý Ly là người tài giỏi, yêu nước, thương dân, trong hoàn cảnh đất nước khủng hoảng, rối ren cuối triều Trần đã đứng lên – khi còn là một viên quan tiến hành cải cách đất nước. Đưa ra những chính sách tiến bộ, để lại nhiều bài học cho đời sau.

CHÚC BN HỌC TỐT