K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11

tham khảo:

Tuổi thơ em có rất nhiều những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ. Đó là lúc cùng các bạn thả diều, chơi lò cò, chơi ô ăn quan, là lúc cùng các bạn nghịch ngợm, phá phách trên con đường làng. Hay là những kỉ niệm về trận đòn roi từ bố mẹ vì những lần chưa ngoan. Khi nhớ về những kỉ niệm thơ ấu đó em thấy trong trái tim mình tràn ngập sự xúc động, bồi hồi, một cảm giác hạnh phúc được lan truyền, bất giác em tự mỉm cười vì một phần kí ức. Những kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua.
 

29 tháng 12 2019

Mac-xim Go-rơ-ki (1868-1936), là một trong những nhà văn lớn của Nga và của cả thế giới trong thế kỷ XX. Ông có một tuổi thơ đầy bất hạnh, trong quá trình trưởng thành cũng gặp rất nhiều gian nan vất vả. Tuy nhiên trong tâm hồn nhà văn vẫn luôn có những tình yêu bền bỉ, chân thành, mà nền tảng là trong con đường theo đuổi học vấn của mình. Bộ ba tác phẩm nổi tiếng Thời thơ ấu – Trong thế giới – Những trường đại học của tôi, dường như là một bộ tự truyện kể về quãng thời thơ ấu và trưởng thành đầy gian nan, vất vả của nhà văn. Đoạn trích Những đứa trẻ được trích trong chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu kể về một trong những ký ức tuổi thơ đầy dữ dội và đáng nhớ của tác giả.

A-li-ô-sa (tên ở nhà của tác giả), là một đứa trẻ mồ côi, phải ở với ông bà ngoại vì bố mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa. Bên nhà hàng xóm là ông đại tá đã già Ốp-xi-an-ni-cốp hiện đang sống cùng người vợ kế và ba đứa con riêng. Trong một lần tình cờ A-li-ô-sa đã kéo dây gàu cùng với hai đứa lớn và cứu được đứa em út do nghịch gàu múc nước mà rơi xuống giếng. Kể từ đó bốn đứa trẻ trở nên thân thiết, bất chấp sự cấm đoán của người cha. Ba đứa trẻ nhà bên có cuộc sống giàu có vì cha là đại tá, nhưng vì mồ côi mẹ nên sống thiếu tình thương, chỉ biết nương tựa vào nhau, lại thường hay bị cha cho ăn đòn. Còn A-li-ô-sa thì cũng mồ côi, sống nương tựa vào ông bà, cuộc sống không mấy khá giả và cũng thường bị ông đánh đòn. Ở những đứa trẻ này trước tiên ta thấy có sự tương đồng về hoàn cảnh, chúng có một tuổi thơ nhiều nỗi buồn và khó nhọc dù là giàu hay nghèo.

Sau chuyện thằng út nhà hàng xóm bị ngã xuống giếng, đến cả tuần rồi mấy đứa trẻ mới gặp lại nhau. Chúng chơi với nhau rất hợp cạ, nói chuyện liên hồi không dứt, rồi chẳng biết tò mò hay quan tâm mà A-li-ô-sa hỏi: “Các cậu có bị ăn đòn không?”, sau đó A-li-ô-sa tức giận bởi cậu nghĩ không ngờ ba đứa trẻ ấy cũng bị ăn đòn, cậu tưởng chỉ có người ông khó tính của cậu mới đánh đòn người khác. Trong tâm hồn non nớt của một đứa trẻ đã ánh lên chút gì đó gọi là lòng thương, lòng chính nghĩa trong khi chính bản thân cậu cũng chẳng khá khẩm gì hơn.

Tuy chịu nhiều khó nhọc, nhiều nỗi đau nhưng những đứa trẻ vẫn giữ cho mình cái tính ngây thơ, hồn nhiên đúng tuổi. Chúng cũng thích săn bắt mấy chú chim nhỏ, nhưng rồi lòng lương thiện, tấm lòng yêu thương động vật đã ngăn các cậu làm thế. Một phần là sợ mấy chú chim sẽ chết dưới vuốt mèo, phần là sợ bố chẳng cho nuôi. Trong ba cái đầu non nớt ấy có một nỗi niềm e sợ chính người cha ruột thịt của mình, thật xót xa. Khi nhắc về mẹ, ta thấy những đứa trẻ ấy trả lời rất thẳng thắn, rất mạch lạc có lẽ chúng chưa hiểu được nỗi đau mất mẹ hoặc cố không thể hiện ra mặt. Nhưng câu trả lời của chúng lại khiến cho người đọc thấy thương cảm, câu trả lời càng thẳng thắn càng thể hiện sự cô đơn của ba đứa trẻ mất mẹ. Và khi nhắc về mẹ kế “cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt có vẻ sầm lại”, chúng đang tức giận hay sợ hãi? Có lẽ phần nhiều là sợ hãi và căm ghét bởi chúng nép vào nhau “như những chú gà con” trông thật tội nghiệp, bơ vơ.

A-li-ô-sa cũng là một đứa trẻ mồ côi, cậu cũng thương cảm cho ba đứa trẻ ấy, cậu cố nghĩ ra một điều gì đó để an ủi ba đứa trẻ và rồi cậu nghĩ ra những câu chuyện cổ tích, những phép màu kì diệu có thể khiến người chết sống lại, có khi mẹ ba đứa trẻ ấy có thể sống lại cũng nên. Câu chuyện đấy bà từng kể cho cậu nghe rất nhiều lần. Nhưng thật bất ngờ cả ba đứa trẻ dường như đã trưởng thành, chúng chẳng còn tin vào chuyện cổ tích và dường như điều đó lại làm chúng thêm buồn bã, càng lâm vào trầm tư, có lẽ là đang tủi thân. A-li-ô-sa bỗng cảm thấy bản thân thật may mắn và hạnh phúc hơn ba đứa trẻ kia thật nhiều, bởi ít ra cậu không có cuộc sống sung sướng, nhưng ít ra cậu vẫn có người bà kề bên kể cho cậu nghe những câu chuyện cổ tích thật hay, còn chúng thì không,...

Sự xuất hiện của người cha đã khiến cuộc nói chuyện của những đứa trẻ chấm dứt, ông ta rất hung dữ, nạt nộ ba đứa trẻ vào nhà đồng thời còn cấm đoán việc A-li-ô-sa chơi với con ông ta. Mà nguyên nhân chính đó là sự phân biệt giai cấp, phân biệt giàu nghèo sâu sắc dưới chế độ Nga hoàng thời bấy giờ đã ngăn cách tình bạn thật đẹp của ba đứa trẻ. Tuy nhiên điều đó chẳng thể nào ngăn cản được cái tính ham chơi và những tâm hồn cô đơn đồng điệu xích lại gần nhau hơn. Chúng vẫn chơi với nhau rất thân thiết, tuy nhiên phải đề phòng bị ông đại tá bắt gặp. Thế rồi như những người bạn tri kỷ chúng lần lượt kể nhau nghe những chuyện buồn tẻ chán nản, chia sẻ với nhau những chuyện bắt chim, nuôi chim hằng ngày, kể chuyện cổ tích cho nhau nghe. Chỉ có duy nhất là chưa bao giờ nghe ba đứa trẻ kể về bố và mẹ kế, có lẽ đó là những niềm đau, là niềm kiêng kỵ trong tâm hồn của cả ba đứa trẻ tội nghiệp hoặc chúng đã tự giác gạt họ ra khỏi cuộc sống chăng? Chúng cảm thấy buồn bã vì thiếu tình cảm yêu thương từ những người thân thuộc, từ bố, từ mẹ, từ bà. Điều đó đã để lại trong lòng A-li-ô-sa thật nhiều niềm suy tư và lại càng thêm yêu thích ba đứa trẻ hàng xóm ấy.

Đoạn trích ngắn tuy chỉ là những lời nói chuyện rất đỗi ngây thơ và thông thường của những đứa trẻ, tuy nhiên đã để lại trong lòng người đọc nhiều sức gợi. Đó là nỗi niềm chua xót trước hoàn cảnh mồ côi của những đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau ấy không một thứ vật chất nào có thể lấp đầy, ngoài tình thân trong gia đình. Và hơn cả là tình bạn thật hồn nhiên và trong sáng của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà bên, giữa chúng đã có sự đồng cảm, bao dung lẫn nhau. Thứ tình cảm ấy đã vượt qua cả sự cấm đoán và sự khác biệt giai cấp để tìm đến nhau như những tâm hồn tri kỷ, an ủi cho nỗi đớn đau trong lòng mỗi đứa trẻ bằng sự hạnh phúc, vui vẻ chân chính của tuổi thơ.

1 tháng 8 2018

1.Mở bài

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi

- Tuổi thơ của mỗi người có bao kỉ niệm buồn vui.

- Với em cũng vậy, em có rất nhiều kĩ niệm vui, buồn.

- Trong những kĩ niệm đó, em nhớ nhất một kĩ niệm buồn xảy ra năm em chuẩn bị vào lớp Một.

2. Thân hài

a). Giới thiệu sự việc

- Vào những ngày hè, quê hương em rất vui và náo nhiệt.

- Tuổi thơ chúng em vui chơi thỏa thích trong những chiều hè. Các anh lớn tuổi tập trung chơi bóng đá trên bãi cỏ. Một số anh chị lại chơi thả diều. Các chị chơi đá cầu hoặc kéo co. Tiếng cười đùa vang lên thật vui.

- Em theo các anh chị đi bắt chuồn chuồn, châu chấu về cho mấy con ngan, con vịt ăn. Rồi một sự việc bất ngờ đã xảy ra.

b). Diễn biến sự việc

- Em đang cố với tay bắt một con chuồn chuồn đậu trên cành cây bên cạnh bờ ao thì dưới chân em, đất bờ ao bỗng nhiên bị sụt lở. Em không kịp lùi lại nên rơi tùm xuống nước.

- Em không biết bơi. Hai tay em chới với. Một chút thôi mà em uống tới mấy ngụm nước.

- Em loáng thoáng nghe tiếng ai đó trên bờ kêu cứu.

- Khi em vùng vẫy sắp chìm xuống thì có ai đó nắm tóc em kéo lên.

- Thế rồi em chẳng còn hay biết gì nữa.

- Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trong căn phòng với bốn bức tường sơn màu trắng. Xung quanh em là bác sĩ và cô y tá. Mẹ em đứng xa hơn một chút và nước mắt ngắn dài. Ba em đang đứng cạnh mẹ em.

- Suốt ngày hôm đó, mẹ luôn ở bên em. Lúc này, em mới cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho em.

3. Kết bài

Sau khi về nhà, mẹ dặn em không nên chơi gần bờ sông, bờ ao vì chơi ở những nơi đó sẽ rất nguy hiểm.

- Em sẽ nghe lời dạy bảo của mẹ. Em tránh xa những nơi nguy hiểm.

- Đã nhiều năm rồi mà em vẫn không quên được kĩ niệm buồn thời thơ ấu của em.

1 tháng 8 2018
hời thơ ấu của tôi lặng lẽ trôi bên dòng Châu Giang lững lờ, xanh biếc. Với những buổi chiều nằm dài trên thảm cỏ xanh của con đê ngoài làng, thả hồn theo những cánh diều xa và dòng nước mơn man. Có thể đây là những gì tôi có thể tưởng tượng được về thời thơ ấu của mình. Bởi không hiểu thế nào mà tôi không thể nhớ hết hay hình dung được thời thơ ấu của mình trải qua như thế nào.

Chín tuổi, tôi đã phải rời quê theo bố mẹ vào Nam, nói đúng hơn là vào miền Trung nhưng vì lý do nào đó nên đã chuyển vào Lâm Đồng (quê hương thứ hai của tôi có thể khẳng định như vậy). Tôi không còn được thấy những hình ảnh thân quen ngày nào, không được gặp bạn bè, thầy cô, đi học trên con đường làng mát rượi. Tất cả đã trở thành kí ức, kỉ niệm trong tôi nhưng về bản thân tôi - về thời thơ ấu của tôi - như thế nào, đó là cả một thách thức lớn đối với tôi. Tôi thường nghe về một thời thơ ấu rất là đẹp - thời thơ ấu với những kỉ niệm và xúc cảm mãnh liệt. Còn thời thơ ấu của tôi, tôi đang cố gắng tìm cho mình một cái gì để nhớ, một kỉ niệm và những xúc cảm sâu sắc - thời gian gắn bó với quê không đủ cho tôi có những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng đủ để tôi viết lên cho mình những kí ức đẹp về một thời thơ ấu - thời của những xúc cảm đầu đời.

Có thể tôi là một con người cầu toàn, mong muốn mọi thứ đều phải đẹp, đều phải như ý muốn nhưng đó chỉ là mong muốn và khi viết ra điều này thì tôi vẫn cho tôi, tự nhận tôi là một con người cầu toàn - điều đó là không thể phủ nhận - tôi cầu toàn khi mong muốn mình có được một thời thơ ấu đẹp nhưng... điều đó là không thể, vì những gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó là quá khứ - không thể thay đổi - không thể biến nó thành tương lai một cách mơ muội mà hãy giữ lại những gì có thể khi không còn bên cạnh mình.
Tro ve thoi au tho...


Thời thơ ấu - thời thơ ấu của tôi - tôi muốn viết về nó lâu rồi nhưng sao thật là khó khăn. Cái gì đó đang buộc chặt lòng tôi, đang cố kìm nén trong tôi những cảm xúc dâng trào về những kỉ ức đầu đời - giống như một sợi dây vô hình tự buộc lòng mình.

Mười năm - một khoảng thời gian không nói là quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn để ta còn nhớ một cách rõ nét và sâu sắc những gì đã xảy ra trong đời chứ chưa nói là quên - tôi trở lại thăm quê.

Những cảm xúc dâng trào trong tôi, một chút ngậm ngùi, một chút xúc động, một chút vui mừng, một chút ngỡ ngàng, một chút xa lạ, một chút... một chút... tất cả đan xen làm cho tôi có những cảm giác thật lạ. Quê tôi ngày nào đây ư, con đê ngày nào tôi thả diều đây ư... con đường làng, con sông, lũy tre, ao cá, mảnh ruộng, cái ngõ kia... sao bỗng quen thuộc mà là lạ, những hình ảnh đó hiện lên trong tôi thật to lớn khi trên đường về nhưng sao bây giờ nó không còn to như thế, có phải tôi đã lớn hơn nó nhiều lần hay nó tự bé lại - điều đó là không thể - có thể những kí ức trong tôi quá lớn, mong muốn gặp lại quá lớn, sự cầu toàn thể hiện rõ ở đây. Trước mặt tôi là tất cả những gì mà tôi đã trải qua thời thơ ấu nhưng không còn như ngày nào và không còn giống như những gì tôi nghĩ.

Con đê vĩ đại ngày nào giờ chỉ là một dải đất nhô cao. Con sông xanh biếc với những buổi chiều tắm sông bên bạn bè giờ cũng trở nên nhỏ bé và nâu xạm... tất cả đã thay đổi - tôi lại viết lại trong đầu tôi những kí ức về thời thơ ấu của mình hay sao, những hình ảnh đã trở nên lẫn lộn, tôi trở về quê mà lòng buồn biết bao.

Bạn bè của tôi - những người đã cùng tôi trải qua những năm tháng đầu đời - bây giờ cũng đã lớn, tôi vẫn nhớ mang máng khuôn mặt, dáng người nhưng khi gặp lại thì cũng đã thay đổi quá nhiều.

Khoảng thời gian ngắn ngủi mấy ngày cho tôi có cơ hội hồi tưởng lại một thời thơ ấu của đời mình - một thời để nhớ - một người để nhớ: Nụ - một người bạn - một người hàng xóm - người em gái kém tôi một ngày tuổi. Có thể tôi sẽ nhớ mãi nhưng không thể biết trước được vì chính tôi cũng không biết mình nhớ để làm gì nữa - nhớ về một người bạn thân, nhớ về một người hàng xóm hay nhớ về một người em gái thân thương.
Tro ve thoi au tho...
Hình ảnh: Deviantart


Theo lời mẹ tôi kể thì tôi sinh trước Nụ một ngày, đó là một ngày mà trời mưa nhẹ, còn Nụ sinh hôm sau, vào một ngày nắng nhạt. Điều này có liên quan gì đến tương lai của hai chúng tôi không? Tôi đang cố gắng đừng mê tín để có thể nhận ra một điều - không có liên quan gì hết - nhưng tại sao hai chúng tôi không sinh cùng một ngày? Khi đó sẽ có những thay đổi khác hơn so với bây giờ. Tất cả chỉ là ngụy biện - sự thật không có liên quan gì - tôi nên nhìn nhận nó như một kí ức đáng nhớ - tôi nhớ nhà tôi và nhà Nụ cách nhau một cái hẻm nhỏ nên hai đứa chúng tôi ngày nào cũng chơi chung với nhau, cô bé có má lúm đồng tiền hay thích đóng công chúa, còn tôi... đóng hoàng tử - thật hồn nhiên biết bao - nhưng một ngày kia - bố mẹ tôi báo nhà tôi sẽ chuyển vô trong Nam sống, lúc đó tôi cũng không biết gì hết, chỉ tới ngày sắp đi, tôi mới cảm thấy - một cảm giác thật lạ trong tôi - tôi mua tặng bạn bè những món quà, còn Nụ tôi không nhớ là đã tặng Nụ món quà gì nữa và tôi cũng không có cơ hội để hỏi lại và chắc sau này cũng không.

Một ngày trở về thăm quê, tôi mong muốn gặp lại mọi người - những người bạn của tôi - và Nụ - khi đó Nụ đã trở thành một cô thiếu nữ, nhưng Nụ đã không còn học nữa vì nhà Nụ nghèo, một mình mẹ Nụ không thể nuôi hai chị em Nụ ăn học. Nụ đã phải nghỉ học để đi làm. Tôi chỉ có cơ hội gặp Nụ có một lần khi đi cùng mấy đứa bạn qua nhà Nụ chơi - nhà ngay bên mà sao khó gặp thật - Nụ đi làm trên thị trấn từ sáng sớm tới tối mới về - nhưng đó chưa phải là lý do bởi vì... Nụ sắp lấy chồng - chồng sắp cưới của Nụ là con trai ông chủ xưởng dệt trên thị trấn - tôi muốn gặp lại Nụ, nói chuyện với Nụ để... nhưng tôi không thể

Ngày tôi đi - buổi sáng hôm ấy - tôi nghe mấy đứa em bảo chị Nụ sắp đi làm rồi, sao anh Ng không qua chào, tôi suy nghi miên man, đứng trên hiên nhà nhìn ra ngoài cổng mà lòng buồn rười rượi, tôi đang nuối tiếc điều gì - chợt tôi nhìn thấy một ánh mắt bên kia nhà hàng xóm đang nhìn qua rồi vụt mất - Nụ đứng đó nhìn tôi rồi vào sân dắt xe đạp ra cổng - tôi đoán là Nụ chuẩn bị đi làm - tôi muốn chạy ra và nói với Nụ những suy nghĩ của mình nhưng sao tôi không làm được, bóng Nụ mờ dần trên con đường làng thân thương thủa ấy!
1 tháng 12 2019

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.

2 tháng 7 2018

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

13 tháng 12 2021
Zg hcjuvrzbjjntdcyhbfdg txhvtdvhd5ýccggctxhvbtdygffjbtfgu
12 tháng 12 2017

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở đểlên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉtừ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đổi mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiểm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

Tiếng gà trưa

Ổrơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng...

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổrơm hồng những trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mây, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”. Bịbà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời thơ ấu đểlại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng nhỏ đểsẽ có được một đàn gà con đông đúc:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi ...

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệnh đểmỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ, đó là quê hương, “tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơicũng vì bà

Vì tiếng gà: “Cục tác”

Ổtrứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phóng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.

12 tháng 12 2017

Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp

Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết
theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp

19 tháng 12 2021

undefined

Gowinvip-88Luckywin-luckywin nhà cái game bài số 1 Việt Nam - Game bài uy tín - Game bài hấp dẫn

- Link đăng ký game - Gowinvip

+ http://gowinvip.com

+ https://reurl.cc/EZAXQm
+ http://game.88luckywin.com/index.html?c=backend_i&invite=Pvd4&t=t/

- 88Luckywin đăng ký thành công sẽ nhận được code chơi thử 20k

- Không cần trải qua vòng cược nào cũng có thể rút tiền

- Khuyến mãi thưởng khác :

+ Mời người chơi sẽ nhận được hoa hồng của 2 cấp dưới của mình lên đến 0.6%

+ Trở thành Vip để nhận tiền thưởng

+ Chơi càng nhiều để tích lũy Coin và có cơ hội quay Vòng quay may mắn tiền thưởng không giới hạn .

*** Tham gia Gowinvip- 88Luckywin để nhận chính sách đại lý hấp dẫn :

- Khi làm đại lý của Gowinvip- 88Luckywin sẽ nhận được hoa hồng lên đến 27%

- Chỉ cần hội viên thua đại lý sẽ được nhận 27% , không yêu cầu gì

- Liên hệ trực tiếp để được tư vấn chính sách :

+ Zalo : 0896.61.62.77

+Telegram : https://t.me/gowinvip365