xđ dạng điaj hình nơi em sinh sôg.dạng điaj hình đó có ý nghĩa ntn đối với sự pt nông nghiệp của địa phương e(quảng ninh)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Thuận lợi
- Vị trí địa lí :
+Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông-tây mở lối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở
-Điều kiện tự nhiên :
+Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômít, thiếc,sắt, đá vôi và sét làm xi măng,đá quí
+Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây Nguyên
+Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu ) và tiềm năng thủy điện
+Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn,có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng,chăn nuôi gia súc lớn
+Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+Tài nguyên du lịch đáng kể : các bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò,Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô,Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-KẻBàng,Di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế
b. Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phần hạn chế do các đồng bằng nhỏ hẹp,chỉ có đồng bằng Thanh-Nghệ- Tĩnh là lớn hơn cả
- Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc.Về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thời tiết nóng và khô. Nhiều hạn hán,bão,mưalớn,nước lũ, triều cường
- Mức sống của dân cư còn thấp,hậu quả chiến tranh còn để lại
-Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo,việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế.
* Giải thích:
-Lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có rừng.
-Góp phần tạo cơ cấu ngành ở Bắc Trung Bộ là dao khai thác được tối đa lợi thế về nguồn tài nguyên.
-Tỉ trọng CN của vùng còn nhỏ bé, đẩy mạnh CNH – HĐH phải dựa trên thế mạnh từ nông - lâm – ngư nghiệp.
1. Những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
a) Thuận lợi :
- Vị trí địa lí :
+ Bắc giáp với Đồng bằng sông Hồng và khu vực Tây Bắc thuộc miền núi Bắc Bộ
+ Nam giáp với vùng kinh tế Nam Trung Bộ, đây là khu vực được coi là cầu nối hai miền Bắc - Nam
+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược mở cửa phát triển kinh tế - xã hội.
+ Có biên giới chung với Lào, nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu
- Tài nguyên thiên nhiên :
+ Đất ferali ở miền đồi núi phía Tây chủ yếu là đất phong hóa từ đá vôi, đá phiến, mắcma núi lửa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển rừng, đồng cỏ chăn nuôi, trồng cây công nghiệp (dài và ngắn ngày)....Ở đồng bằng đất phù sa có thể trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Diện tích rừng lớn (chỉ sau Tây nguyên) với nhiều loại gỗ quý (lim, lát, gụ, dẻ...), nhiều loài thú quý.
+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại có giá trị kinh tế cao : quặng sắt (Hà Tĩnh), crom ( Thanh Hóa), thiếc, boxits, đá quý (Nghệ An), titan có mặt ở hầu hết khu vực ven biển của các tỉnh....
+Tài nguyên biển phong phú, vùng biển có điều kiện để phát triern kinh tế biển : giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác nuôi trồng thủy sản biển...
+ Địa hình đa dạng, nhiều hang động caxto, nhiều di tích lịch sử văn hóa là cơ sở để phát triển hoạt động du lịch ( PHong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế là hai di sản tự nhiên và văn hóa thế giới)
- Dân cư - lao động :
+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.
+ Người lao động cần cù chịu khó
+ Có kinh nghiệm trong việc trinh phục thiên nhiên, phòng chống thiên tai (bão; lũ lụt, hạn hán...)
- Cơ sở vật chất :
+ Một số trung tâm công nghiệp, cảng biển, đầu mối giao thông đã được xây dựng ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế : Thanh Hóa - Vinh - Đồng Hới - Huế
+ Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xây dựng trong tương lai gần sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của vùng.
b) Khó khăn
- Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào, cát bay.
- Cơ sở hạ tầng còn nghèo, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở lãnh thổ phía Đông
- Trong chiến tranh, đây là vùng bị tàn phá nặng nề, hậu quả vẫn còn tồn tại.
- Lực lượng có tay nghề mỏng.
- Những khó khăn về tự nhiên, kinh tế- xã hội gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư.
2. Phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ vì các lí do sau :
- Phát huy hết các thế mạnh về tự nhiên của vùng, tạo cơ sở ban đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Góp phần tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian lãnh thổ : đồi núi phía Tây, đồng bằng ven biển phía Đông và vùng biển rộng, giàu tiềm năng. Mỗi khu vực đều có thế mạnh riêng :
+ Núi phía Tây : thế mạnh về lâm nghiệp
+ Đồng bằng phía Đông : thế mạnh về trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Vùng đồi trước núi : chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày.
+ Vùng biển : phát triển tổng hợp kinh tế biển trong đó có : khai thác nuôi trồng thủy sản - hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển du lịch.
- Sự kết hợp phát triển nông - lâm - ngư nghiệp sẽ là cơ sở để phát triển cả ba ngành :
+ Phát triển lâm nghiệp : vứa khai thác thế mạnh của tài nguyên rưng, vừa có tác dụng hạn chế xói mòn đất, giảm lũ lụt,ổn định mực nước ngầm, giảm tác hại của gió Tấy Nam khô nóng.
+ Trồng rừng phi lao ven biển giảm thiên tai do gió báo gây ra, đồng thời hạn chế sự di chuyển của các cồn cát di động lấn vào diện tích đất nông nghiệp.
+ Phát triển rừng ngập mặn ven biển, ngoài việc giữ phù sa còn tạo điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển, thúc đẩy việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Câu 1: Sự phát triển kinh tế giữa các nước Đông Nam Á (ĐNA) ở lục địa và ở hải đảo có gì khác biệt?
A. ĐNA lục địa phát triển nông nghiệp, ĐNA hải đảo phát triển thủ công nghiệp.
B. ĐNA lục địa phát triển thủ công nghiệp, ĐNA hải đảo phát triển nông nghiệp.
C. ĐNA lục địa phát triển nông nghiệp, ĐNA hải đảo phát triển thương nghiệp.
D. ĐNA lục địa phát triển thương nghiệp, ĐNA hải đảo phát triển thủ công nghiệp.
Câu 2: Nhà Hán đưa người Hán sang ở cùng người Việt, bắt dân ta theo phong tục, luật pháp của người Hán… nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Tạo nên sự giao thoa văn hóa giữa hai nước.
B .Đàn áp phong trào đấu tranh của dân ta.
C. Đồng hóa dân ta.
D. Vơ vét, bóc lột tài nguyên của ta.