K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài giải:

Chiều rộng hình chữ nhật là:

        12 : 4 = 3 ( dm)

Chu vi mảnh tấm bìa đó  là:

        ( 12 + 3 ) x 2 = 30 ( dm)

                 Đáp số: 30dm.

11 tháng 2 2020

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]

Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]

Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]

11 tháng 2 2020

Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]

Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]

Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]

Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]

23 tháng 2 2019

A)1.Chẳng những bạn Huy học giỏi mà còn hát hay nữa chứ!

2.Không những Lan học giỏi Toán mà còn nói Tiếng Anh rất trôi chảy nữa!

3.Không những Hà xinh đẹp mà còn rất tốt bụng nữa!

B)Câu trên không phải câu giả thiết-kết quả!

23 tháng 2 2019

thank you~!

     Đọc - hiểu Đọc đoạn trích dưới đây.       Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail...
Đọc tiếp

 

    Đọc - hiểu 

Đọc đoạn trích dưới đây.

       Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định: "Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: "Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất". Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất". Tôi nghĩ không có tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trí tuệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển.

      (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr. 130).

Thực hiện các yêu cầu: 

       Câu 1: Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.

       Câu 2: Theo anh/chị, "điều ngược lại" được nói đến trong đoạn trích là gì?

       Câu 3: Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? 
       Câu 4: Anh/chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Tại sao?

      Làm văn

        Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành thành công trong cuộc sống.


 

 

 

 

1
24 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé !

Câu 1: 

Tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích là: “nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển”

Câu 2: 

“Điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là dậm chân tại chỗ, tự đóng khung mình vào những khuôn mẫu có sẵn, sống trì trệ, không muốn thay đổi để phát triển.

Câu 3: 

Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có 2 tác dụng:

- Chỉ ra tác hại của việc “nếu không thay đổi thì con người sẽ không phát triển được: Cuộc sống sẽ trở nên vô vị nếu con người chỉ sống trong “vòng an toàn” mà không có những thay đổi, bứt phá. Điều đáng sợ nhất là chỉ đứng yên một chỗ, không làm gì để tiến lên.

- Khuyên chúng ta phải thay đổi tư duy, mạnh dạn hành động sẽ làm được những điều chưa bao giờ đạt được. Điều quan trọng là phải hành động để tìm kiếm điều mới mẻ, tốt đẹp.

Câu 4:

 Không đồng ý: Dám từ bỏ những điều quen thuộc, an toàn là dám chấp nhận thử thách, khiến con người trở nên kiên cường hơn, chủ động hơn.  Dù là liều lĩnh, mạo hiểm nhưng những vượt qua giới hạn an toàn của bản thân, ta sẽ học được cách bảo vệ mình, tích lũy thêm những kiến thức, kĩ năng và trưởng thành hơn. Khi thời gian trôi đi thì chúng ta sẽ hối hận vì những điều ta không làm chứ không phải những điều ta đã làm.

24 tháng 3 2021

Em cần câu 1 phần làm văn nữa anh ạ

30 tháng 10 2021

Vì khả năng ghép chữ linh hoạt, ứng dụng rộng rãi đến ngày nay.

4 tháng 9 2019

* Những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945.

  • Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930…
  • Hoàn chỉnh chuyển hướng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam qua việc triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 5 năm 1941…
  • Chỉ đạo chuẩn bị lực lượng cho cách mạng…
  • Chớp thời cơ, phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945…
  • Đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945…

* Cống hiến quan trọng nhất? Vì sao?

  • Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
  • Giải thích:
    • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo…, đề ra được đường lối đúng đắn cho cách mạng…
    • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên tiếp giành thắng lợi…
27 tháng 5 2017
Gợi ý

Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng:

   + Sinh năm 1380, cháu ngoại quan tư đồ Trần Nguyên Đán, con trai của Nguyễn Phi Khanh – một thầy đồ nghèo xứ Nghệ.

   + Giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt cùng các triều thần nhà Hồ, Nguyễn Trãi theo lời cha dặn , trở về tìm đường “Rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”.

   + Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô Sách và trở thành quân sư số một bên cạnh Lê Lợi, góp phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kì bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao ….của Nguyễn Trãi.

   + Bước sang thời kì hòa bình (1429), Nguyễn Trãi bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi tha nhưng không được trọng dụng phải tìm về cuộc sống ẩn dật.

   + Vụ án Lê Chi Viên (1442) khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Hơn 20 năm sau vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

ĐỀ BÀI: Đọc đoạn trích:Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả -Biết yêu và biết ghét –Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: Đọc đoạn trích:

Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả -Biết yêu và biết ghét –Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế -Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.

(Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi–Nguyễn Văn Thạc)Thực hiện các yêu cầusau:

Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2.Theo anh/chị, luồng gió lạnh ngắt mà liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc nói đến trong đoạn trích ẩn dụ cho điều gì?

Câu 3.Anh/chị học tập được gì cho cách sống của bản thânqua những dòng nhật ký của liệt sĩNguyễn Văn Thạc trong đoạn trích trên?

0