K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 1Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“ Phở, đối với người Hà Nội, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện.Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán...
Đọc tiếp

ĐỀ 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Phở, đối với người Hà Nội, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện.

Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: Thật là cả một bài trí nên thơ.

Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu về những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.

Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được...”

 

(Món ngon Hà Nội - Vũ Bằng)

 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?

Câu 3.Xác định một biện pháp tu từ có trong câu văn sau ,chỉ rõ và nêu tác dụng ?

Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài.

Câu 4.Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7-10 câu) giới thiệu về một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Lưu ý : trừ món ăn trong văn bản được trích dẫ

1
20 tháng 2 2021

Câu 1:

PTBD: miêu tả

Câu 2:

Đoạn văn miêu tả Phở - món ngon nổi tiếng của HN

Câu 3:

BPTT: so sánh

Tác dụng: cho người đọc thấy sự nóng hổi, mùi hương thơm ngon ngọt của món phở nóng và sức quyến rũ của nó

Câu 4

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Mỗi người có một cách riêng để tận hưởng cuộc sống, đối với tôi, điều thú vị nhất là được đến những vùng đất mới và thử những món ăn truyền thống đặc sắc ở đó. Trong những chuyến đi của mình, tôi đã từng rất ấn tượng với nhiều món ăn, trong đó có Bánh Xèo. Nguyên liệu để làm vỏ bánh xèo bao gồm bột mì, bột nghệ, cốt dừa, hành và muối, trộn đều với nước. Bột bánh sau đó sẽ được đổ vào chảo rán đã quét dầu ăn, tạo thành một lớp bánh mỏng. Sau khoảng hai phút, đầu bếp sẽ rắc một ít thịt lợn, tôm và giá đỗ lên một nửa mặt bánh và gấp lại rồi rán thêm ba mươi giây nữa. Món ăn này thường được dùng kèm với một loại nước chấm truyền thống làm từ nước mắm pha với nước chanh, tỏi và ớt. Một điều thú vị về bánh xèo là cách mà thực khách thưởng thức nó. Bánh sẽ được cắt thành hai đến ba miếng, được cuộn bằng bánh đa và rau xà lách, sau đó chấm vào nước mắm đã chuẩn bị sẵn, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo về hương vị. Chỉ cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của nó, một chút vị ngọt, béo đan xen vị thanh mát của rau và lá thơm. Có thể nói, khi đến thăm Việt Nam, nếu bạn muốn khám phá văn hóa ẩm thực của nơi đây thì bánh xèo sẽ là một trải nghiệm thú vị không nên bỏ lỡ.

Câu 1: Các từ láy: thì thầm, biêng biếc. 

+ Thì thầm: đặc tả hành động của gió và lá cây trong trí tưởng tượng phong phú của tác giả. 

+ Biêng biếc: gợi tả vẻ đẹp của bầu trời xanh thẳm trong kí ức của tác giả. 

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa tiếng lá cây "đáp" lại lời gió và "thì thầm" to nhỏ... Biện pháp nhân hóa có tác dụng tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Từng sinh vật như lá và gió được thổi hồn có hành động như con người. Qua đó ta thấy được tình yêu và sự gắn kết của tác giả với cảnh vật thiên nhiên.

14 tháng 6 2018

Chọn đáp án: A

3 tháng 4 2022

refer

Hết sức chăm chú với vẻ tha thiết, say mê.

Đăm đắm: Nhìn hết sức chăm chú, với vẻ say mê

26 tháng 5 2022

Tỉnh Phú Thọ nhé

22 tháng 5

phải tra chứ (~ ̄▽ ̄)~

 

23 tháng 6 2018

Sau những cơn mưa rào mùa hạ,thiên nhiên như bừng tỉnh giấc. Bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.
Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.

CLB Toán Học Lớp 5b ơi lạc đề rồi

2 tháng 4 2020

- Bài văn miêu tả về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.

- Trình tự miêu tả: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả, thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.


- Điểm nổi bật : 

- Đoàn Giỏi viết về cách “người ta gọi tên đất, tên sông". Người Nam Bộ không dùng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Nhà văn đã dẫn chứng một loạt tên gọi như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía,..., kế cả tên gọi “Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen’”'. Với cách đặt tên ấy khách chỉ cần nhớ tên gọi là có thể miêu tả đặc điểm nổi bật của vùng ấy. Điều đó biểu lộ đức tính chuộng sự đơn giản nhưng hiệu quả của người phương Nam.

2 tháng 4 2020

mình viết nhầm phần điểm nổi bật ; mình đã sửa lại nếu thiếu bạn có thể bổ sung thêm cho thật hoàn chỉnh :

- Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo đặc điểm riêng biệt của đất, sông

-Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều
dân tộc, có thể mua mọi thứ không cần bước ra khỏi thuyền

-Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên
thuyền

-Chợ sầm uất, có nhiều hàng hóa, người mua bán đông vui nhộn nhịp

-Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi

-...

4 tháng 3 2021

Bài vượt thác của tác giả Võ Quảng là những gì chân thật nhất với một khung cảnh tạo sự hồi hộp. Hình ảnh con thuyền vùng vằng chực trượt xuống cho thấy một hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Con người thì mạnh mẽ, dũng cảm vượt qua con thác dữ. Các từ ngữ phóng sào, rút sào, thả sào nhanh như cắt. Điều đó càng làm cho bài thơ kịch tính hơn. Vượt qua mọi gian khó thì con người cũng đã vượt qua thác dữ tiếp tục chuyến đi. Bài thơ đã cho thấy được vẻ hùng dũng và vẻ đẹp của con người lao động.