có ai có đề cương tiếng việt không?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
A/ PHẦN VĂN:
I. Truyện và kí:
1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học:
STT | Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) | Tác giả | Thể loại | Tóm tắt nội dung (đại ý) |
1 | Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) | Tô Hoài | Truyện đồng thoại | Dế Mèn tự tả chân dung, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và ân hận. |
2 | Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) | Đoàn Giỏi | Truyện dài | Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau độc đáo. |
3 | Bức tranh của em gái tôi | Tạ Duy Anh | Truyện ngắn | Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của em gái Kiều Phương đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. |
4 | Vượt thác (trích Quê nội) | Võ Quảng | Truyện dài | Cảnh vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn. |
5 | Buổi học cuối cùng | An -phông-xơ Đô-đê. | Truyện ngắn | Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh của thầy Ha-men qua cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng. |
6 | Cô Tô | Nguyễn Tuân | Kí | Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và sinh hoạt đông vui của con người trên vùng đảo Cô Tô. |
7 | Cây tre Việt Nam | Thép Mới | Kí | Cây tre - người bạn thân thiết của dân tộc Việt Nam, là một biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. |
8 | Lòng yêu nước | I-li-a Ê-ren-bua | Kí | Lòng yêu nước tha thiết của tác giả và người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. |
9 | Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng) | Duy Khán | Kí | Bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. |
2. Những yếu tố có chung ở truyện và kí:
STT | Tên tác phẩm hoặc đoạn trích) | Cốt truyện | Nhân vật | Nhân vật kể chuyện |
1 | Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) | Kể theo trình tự thời gian | Có nhân vật chính và nhân vật phụ (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc...) | Mèn- ngôi kể thứ nhất. |
2 | Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) | Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian | Ông Hai, thằng Cò, thằng An... | Nhân vật thằng An- ngôi kể thứ nhất. |
3 | Bức tranh của em gái tôi | Theo trình tự thời gian | Anh trai, em gái Kiều Phương, chú Tiến Lê, bố mẹ Kiều Phương... | Người anh trai- ngôi kể thứ nhất. |
4 | Vượt thác ( trích Quê nội) | Cảnh miêu tả theo sự di chuyển của không gian | Dượng Hương Thư và các bạn chèo thuyền | Hai chú bé Cục và Cù Lao- ngôi kể thứ nhất, xưng chúng tôi |
5 | Buổi học cuối cùng | Theo trình tự thời gian | Chú bé Phrăng , thầy Ha-men, cụ Hô-de... | Chú bé Phrăng- ngôi kể thứ nhất. |
6 | Cô Tô | Không | Anh hùng Châu Hòa Mãn và vợ con, những người dân trên đảo, tác giả... | Tác giả-ngôi kể thứ nhất. |
7 | Cây tre Việt Nam | Không | Cây tre và họ hàng của tre, nông dân, bộ đội.... | Giấu mình- ngôi kể thứ ba. |
8 | Lòng yêu nước | Không | Nhân dân các dân tộc thuộc Liên Xô | Giấu mình- ngôi kể thứ ba. |
9 | Lao xao (trích Tuổi thơ im lặng) | Không | Các loài hoa, ong, bướm, chim.... | Tác giả-ngôi kể thứ nhất. |
II. Thơ:
STT | Tên bài thơ- năm sáng tác | Tác giả | Phương thức biểu đạt | Nội dung (đại ý) |
1 | Đêm nay Bác không ngủ (1951) | Minh Huệ- Nguyễn Đức Thái (1927-2003) | Tự sự, miêu tả | Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội, nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác. |
2 | Lượm (1949) | Tố Hữu (1920-2002) | Miêu tả, tự sự | Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta. |
3 | Mưa (đọc thêm- 1967) | Trần Đăng Khoa (1958) | Miêu tả | Bài thơ miêu tả sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. |
III. Văn bản nhật dụng:
STT | Tên bài | Tác giả | Nội dung |
1 | Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử | Thúy Lan (báo Người Hà Nội) | Hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử. |
2 | Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | x | Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. |
3 | Động Phong Nha | Trần Hoàng | Động Phong Nha là kì quan thứ nhất. Vẻ đẹp của hang động đã và đang thu hút khách trong và ngoài nước tham quan. Chúng ta tự hào về vẻ đẹp của Phong Nha và những thắng cảnh khác. |
B/ TIẾNG VIỆT:
I. Phó từ
Phó từ là gì | Các loại phó từ | |
Phó từ đứng trước động từ, tính từ | Phó từ đứng sau động từ, tính từ | |
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ: Dũng đang học bài. | Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ...), về mức độ (rất, hơi, quá...), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm. | Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm...), về khả năng (được...), về khả năng (ra, vào, đi...) |
II. Các biện pháp tu từ trong câu:
So sánh | Nhân hóa | Ẩn dụ | Hoán dụ | |
Khái niệm | Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người. | Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. | Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
Ví dụ | Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc. | Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười. | Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (ăn quả: hưởng thụ; trồng cây: người làm ra) | Lớp ta học chăm chỉ. |
Các kiểu | 2 kiểu: So sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng. | 3 kiểu nhân hóa: - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. - Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. | Giảm tải | Giảm tải |
III. Câu và cấu tạo câu:
1. Các thành phần chính của câu:
Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ | Vị ngữ | Chủ ngữ |
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. | - Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ? - Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. - Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. | - Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì?... - Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. |
VD: Trên sân trường, chúng em đang vui đùa. |
|
2. Cấu tạo câu:
Câu trần thuật đơn | Câu trần thuật đơn có từ là | Câu trần thuật đơn không có từ là | |
Khái niệm | Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. | - Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ. - Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. | - Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. + Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ. + Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật. |
Ví dụ | Tôi đi về. | Mèn trêu chị Cốc/ là dại. | Chúng tôi đang vui đùa. |
IV. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:
Câu thiếu chủ ngữ | Câu thiếu vị ngữ | Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ | Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu | |
Ví dụ sai. | - Với kết quả của năm học đầu tiên ở Trường Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều. | Bạn Trang, người học giỏi nhất lớp 6a1. | Mỗi khi đi qua cầu Bồng Sơn. | Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới. |
Cách chữa | - Thêm chủ ngữ cho câu. - Biến trạng ngữ thành chủ ngữ. - Biến vị ngữ thành cụm chủ- vị. | - Thêm vị ngữ cho câu. - Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của cụm chủ-vị. - Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của vị ngữ. | - Thêm chủ ngữ và vị ngữ. | - Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới. (câu ghép) - Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới. (một chủ ngữ, hai vị ngữ) |
V. Dấu câu:
Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu) | ||
Dấu chấm | Dấu chấm hỏi | Dấu chấm than |
- Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến) - Ví dụ: Tôi đi học. Bạn hãy cố học đi. | - Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn . - Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa? | -Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán . - Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá! |
Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu) - Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu. - Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học. (dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu) Lớp 6a1, lớp 6a2, lớp 6a3/ vừa hát, vừa múa đẹp quá. (dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ) |
C/ TẬP LÀM VĂN: Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người
Dàn bài chung về văn tả cảnh | Dàn bài chung về văn tả người | |
1/ Mở bài | Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung? | Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em? Ấn tượng chung? |
2/ Thân bài | a. Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh? b. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp) * Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?... * Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?... * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả... | a. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi? Miệng? Làn da? Trang phục ?...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) b. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp) * Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...(Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) * Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả) |
3/ Kết bài | Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc: Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân?... | Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?... |
Chú ý: | Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. |
Bạn ôn Unit 10, Unit 11, Unit 12 ấy, và nhớ ôn các trò chơi và thể thao, các hoạt động làm trong nhà và các lại nhà nữa
Cô mk bảo thế đấy
Chúc bạn thi tốt
⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛
⬛⬛✅✅✅✅⬛✅⬛⬛✅⬛✅✅✅✅⬛⬛
⬛⬛✅⬛⬛⬛⬛✅⬛⬛✅⬛✅⬛⬛⬛⬛⬛
⬛⬛✅✅✅✅⬛✅⬛⬛✅⬛✅✅✅✅⬛⬛
⬛⬛⬛⬛⬛✅⬛✅⬛⬛✅⬛⬛⬛⬛✅⬛⬛
⬛⬛✅✅✅✅⬛✅✅✅✅⬛✅✅✅✅⬛⬛
⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛⬛
I. Answer these following questions.
1. What’s your name? ……………………………………………………..
2. How are you today? ………………………………………..
3. How old are you? ……………………………………………………..
4. Where are you from? ……………………………………………………..
5. What nationality are you? ……………………………………………..
6. What’s your hobby? ……………………………………………………
7. What’s the name of your school? ………………………………………………..
8. Where is your school? ……………………………………………………..
9. What’s your address? ……………………………………………………….
10. What do you do on Saturday? ………………………………………………..
11. What do you do in the morning? ………………………………………………..
12. What do you do in the afternoon? …………………………………………….
13. What do you do in the evening? ………………………………………………..
14. What time do you get up? ……………………………………………………….
15. Where did you go on holiday? ……………………………………………
16. How did you get there? ……………………………………………………………
Exercise 1: Choose the odd one out.
1. A. flat B. road C. cottage D. villa
2. A. lane B. house C. road D. street
3. A. quiet B. bigger C. pretty D. crowed
4. A. always B. usually C. early D. often
đây là tất cả những gì mk biếtI. Circle the correct word in each sentence.
1. I (like/ likes) nuts.
2. He often (get up/ gets up/ get ups) at six o'clock.
3. Tom (like/ likes/ doesn't) chocolate.
4. (What/ When) have we got maths?
5. What's the time? - (It's five o'clock./ It's at five o'clock.)
II. Choose the best answer:
1. Ha Noi is a big ............. in the north.
A. street
B. city
C. town
D. lane
2. His.......... is 187B, Giang Vo Street.
A. class
B. road
C. town
D. address
3. His flat is far .... the city centre.
A. from
B. to
C. with
D. of
4. They usually ......... early and do morning exercise.
A. gets on
B. get up
C. get on
D. gets up
5. What ......... you do after school? – I usually do my homework.
A. do
B. are
C. does
D. x
6. Mary often ......... TV after dinner with her parents.
A. watch
B. to watch
C. watches
D. watchs
7. What does your mother ........ in the evening? – She ......... me with my homework.
A. do – help
B. do – helps
C. does – helps
D. does – help
8. I sometimes go to the sports centre with my friends ......... the afternoon.
A. on
B. at
C. with
D. in
9. I went ......... a trip with my family.
A. in
B. on
C. at
D. of
10.......... did you go on holiday?
A. What
B. Where
C. Which
D. How many
III. Choose the best answer:
1. She went to Hoi An Ancient .........
A. city
B. village
C. town
D. island
2.Liz _______ Nha Trang last holiday and she _______a lot of souvenirs
a. visits/buys
b. visited/buyed
c. visited/bought
d. visit/bought
3.Where _______you visit when you were in Ha Long?
a. do
b. did
c. will
d. is
4.Did you_______any photographs there?
a. take
b. takes
c. took
d. taking.
5.You parents look very_______.
a. happily
b. happiness
c. happy
d. to be happy.
6.Her parents want her not_______ too much candy.
a. eats
b. eating
c. to eat
d. ate
7.What is the matter with you, Minh? _______have a toothache
a. I
b. She
c. He
d. Minh
8.What did you eat last night? I _______ fish, rice and soup.
a. eat
b. eats
c. ate
d. eating
9. For breakfast yesterday, she _______ bread, beef and milk.
a. have
b. had
c. has
d. having
10.What _______ do you like? I like table tennis.
a. schools
b. sports
c. books
d. music
IV. Choose the best answer.
1. Where are you from? I’m from………….
A. Vietnamese
B. Ha Noi
C. Indonesian
2. What’s his nationality? He’s…………….
A. Cambodian
B. Australia
C. America
3. Is this puppet from Thailand? No, it isn’t. It’s from …………
A. Malaysian
B. Indonesia
C. Australian
4. Where do you live? I live …………. 34 Nguyen Nghiem Street
A. at
B. in
C. on
5. What’s your house like? It’s …………..
A. blue gate
B. a yard
C. a cottage
6. What ………… did you give Tony?
A. a doll
B. present
C. a ball
7. She ……… classes at 7:00 a.m
A. has
B. have
C. having
8. What will you be in the future? I will be ………..mechanic
A. a
B. an
C. the
V. Choose the correct answer.
1. What’s your address?
A. It’s 56, Duy Tan street.
B. It’s small and quiet.
2. What is Phu Quoc Island like?
A.I like it.
B. It’s beautiful.
3. How often do you do exercise?
A.I play sports.
B. Once a day.
4. How did you go to the cinema?
A. My father took me there.
B.I go there by foot.
5. Where did you go on holiday?
A. My classmate went to school late.
B.I went to Ho Chi Minh City.
VI. Circle the best answers
1. Did you go on a picnic?
A. Yes, I do
B. Yes, I did
C. Yes, I don’t
D. Yes, I didn’t
2. What’s your address? ---> It’s………………
A. Village
B. Countryside
C. 70 Village Road
D. City
3. What’s Tam like?
A. He’s kind
B. She’s a princess
C. She’s kind
D. He’s a King
4. Where will you be tomorrow?
A. I will be at home
B. He will be in the mountains
C. She will be on the beach
D. They will be by the sea
5. When will Sports Day ………?
A. in
B. on
C. to
D. be
6. ……….. did you go on holiday?
A. What
B. How
C. Who
D. Where
7. What do you ……… in the morning?
A. on
B. do
C. play
D. like
8. How many ………… do you have today?
A. lesson
B. four
C. five
D. seven
X. Read the text carefully. Tick (a) True or False.
Tom likes reading. On Sunday, he often stays at home and reads comic books. He like Case Closes very much. It is a Japanese story. The main character is a schoolboy called Jimmy Kudo. He often helps the police. He is good at his job. Jimmy Kudo is Tom’s favourite character because he is clever and brave.
1. Tom likes reading books in his free time
2.Case Closed is a Malaysian story.
3.The main character is Jimmy Kudo
4.Jimmy Kudo is a policeman
5.Jimmy Kudo is clever and brave
Bạn ơi ngay trên hoc24 này cũng có mà:D
Nhấn vào phần đề thi ròi chọn lớp chọn môn là ôn tập đc á!Hay lắm luông:>
Đề cương tiếng việt có săn trong khóa học lớp 4 em nhé. Em đang là vio là có thể sử dụng toàn bộ học liệu của Olm rồi. Vạy em vào lớp 4, môn tiếng việt, chọn theo sách giáo khoa mà em học rồi tìm đề cương là được, trong đó có các đề kiểm tra. ôn thi...
Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm.
từ trang chủ chọn học bài