vì bị tai nạn giao thông nên mẹ bạn M bị cụt một chân,không cam chịu trước số phận ,ngày ngày mẹ vẫn ngồi xe lăn đi bán vé số để có đủ tiền nuôi con ăn học.Bạn M luân tỏ thái độ tự ti về mẹ của mình và thường trách mẹ không lo cho M đầy đủ như mẹ các bạn trong lớp
a,Em có nhận xét gì về việc làm của M trong tình huống trên?
b,nếu là bạn của bạn M em sẽ khuyên bạn điều gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Thái độ của An khi đó là không đúng. Vì mẹ bị tai nạn, sức yếu và đi lại khó khăn. Nhưng ngày ngày mẹ vẫn ngồi xe lăn đi bán vé số để có đủ tiền nuôi con ăn học. Điều này cho thấy mẹ của Nam rất thương con. Muốn cho con được đầy đủ nên mẹ không cam chịu số phận của mình, ngày ngày mẹ vẫn ngồi xe lăn đi bán vé số. Và khi thấy mẹ gọi mình, An nhìn mẹ với ánh mắt dận giữ và bỏ đi. \(\rightarrow\)Hành động này của An không tốt.
_ Thái độ của Hiếu: thiếu tôn trọng mẹ, sợ bị các bạn xa lánh, coi thường.
_ Thái độ cuả Ngọc: biết tôn trọng người khác, lễ phép.
_ Bài học: k nên tự ti vì gia đình của mình khó khăn, cha mẹ bị khiếm khuyể về thân thể mà hãy coi đó là nỗi lực để mình tiếp tục phấn đấu.
-Theo tớ thì tốt nhất, ta nên nói chuyện này cho giáo viên chủ nhiệm lớp của Na, cũng có thể nói với một người bạn thân của cô bé để được chính quyền địa phương giúp đỡ.
-Việc giúp đỡ thì tuỳ thuộc vào người giúp nhưng với tớ thì nên: Cung cấp tiền, lương thực và thuốc men để chăm sóc cho người bố, cho phép Na được đi học và cấp tiền cho gia đình để cả nhà đỡ lo lắng hơn.
Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng của bạn Hà:
1. Hoàn cảnh gia đình khó khăn: Gia đình Hà đang trải qua hoàn cảnh khó khăn với bố bị tai nạn và mẹ phải chăm sóc, điều này tạo ra áp lực và trách nhiệm lớn cho Hà.
2. Gánh nặng gia đình: Hà phải đảm nhận vai trò chăm sóc gia đình và không dám xin tiền học, điều này tạo ra áp lực tài chính và gây tự ti với bạn bè.
3. Thiếu sự hỗ trợ và chia sẻ: Hà không có sự hỗ trợ và chia sẻ từ người khác, không có ai để tâm sự và giúp đỡ trong tình huống khó khăn này.
Nếu tôi là Hà, tôi sẽ làm những điều sau:
1. Tìm sự hỗ trợ: Tôi sẽ tìm cách tìm sự giúp đỡ từ người khác, có thể là thầy cô giáo, bạn bè, hoặc các tổ chức xã hội. Tôi sẽ không ngại xin giúp đỡ để giảm bớt gánh nặng và áp lực của mình.
2. Tìm cách tự cải thiện: Tôi sẽ tìm cách tự cải thiện hoàn cảnh của mình bằng cách tìm công việc bán thời gian hoặc học hỏi các kỹ năng mới để có thể kiếm thêm thu nhập và giúp đỡ gia đình.
3. Tìm sự hỗ trợ tâm lý: Tôi sẽ tìm cách tìm sự hỗ trợ tâm lý từ bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để giúp tôi vượt qua cảm giác tự ti và căng thẳng.
4. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch: Tôi sẽ đặt mục tiêu và lập kế hoạch để vượt qua tình huống khó khăn này. Tôi sẽ tập trung vào việc học và nỗ lực để có thể tiếp tục học tập và cải thiện tương lai của mình.
5. Tìm niềm vui và thư giãn: Tôi sẽ tìm cách tìm niềm vui và thư giãn trong cuộc sống hàng ngày, như tham gia vào các hoạt động yêu thích, đọc sách, nghe nhạc, hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng và tạo cảm giác tốt hơn về bản thân.
Tuy nhiên, tôi cũng khuyến khích Hà nên tìm sự giúp đỡ từ người lớn trong gia đình hoặc từ các chuyên gia tư vấn để có được sự hỗ trợ và chỉ dẫn tốt nhất trong tình huống này.
Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn trong lớp.
a) Anh A nói vậy là sai vì lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Gia đình A có thể giàu có nhưng "miệng ăn núi lở" bố mẹ anh A cũng không thể nuôi anh đến hết cuộc đời, nếu ai cũng có suy nghĩ như A thử hỏi xã hội làm sao để phát triển. Anh A cần phải kiếm công ăn việc làm tạo ra những đồng tiền từ sức lao động của mình thì mới biết trân trọng, A cần lao động để nuôi sống bản thân đồng thời đó cũng là bổn phận phải làm của anh đối với đất nước.
b) Nếu là B em sẽ: Khuyên nhủ A đi tìm việc làm để kiếm thu nhập để giúp gia đình vì tạo ra đồng tiên là rất vất vả. A là một người may mắn khi bản thân còn lành lặn để được lao động trong khi ngoài kia có biết bao người vì khiếm khuyết cơ thể mà mất đi quyền hành và nghĩa vụ lao động của mình. A cần phải lao động để làm tròn nghĩa vụ của người công dân cũng như thực hiện bổn phận của người con đối với cha mẹ.
Em tham khảo bài này nhé, cái này là: ''Nghị luận về đức hi sinh của cha mẹ dành cho con'' ấy á:
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha'. Lời dạy ấy thật đúng khi nói về sự to lớn của cha mẹ với đức hi sinh lớn lao dành cho con cái. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Có thể nói, không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của những đứa con trên đời. Đó còn là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, gánh trên vai trách nhiệm giúp người con trưởng thành, khôn lớn. Cả cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những hi sinh không ngừng nghỉ vì tương lai tốt đẹp của con cái. Và chắc chắn đó là những hi sinh không hề mong đáp trả, những hi sinh lớn lao. Ta chắc chắn không thể quy nó về trách nhiệm mà hơn thế là đức hi sinh, là lòng yêu. Con cái trước hi sinh của cha mẹ cần có thái độ biết ơn, trân trọng và không được cho bản thân quyền nhận hi sinh ấy như một lẽ đương nhiên. Quả thực, hiện nay khong ít người con đã và đang sống trên hi sinh ấy bằng sự vô ơn, bạc bẽo và cả những người cha, người mẹ đang dành đức hi sinh một cách lầm đường khiến người con lạc lối, sai phạm. Đức hi sinh của cha mẹ lớn lao, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó sẽ được thể hiện khi và chỉ khi con người biết chân thành và biết gửi trao trọn vẹn tình cảm cũng như có thái độ sống tốt, tích cực.
a) Việc làm của bạn M trong tình huống này không đúng và thiếu lòng cảm thông. Mẹ của M đã rất cố gắng, không chịu khuất phục trước khó khăn và làm mọi cách để nuôi con ăn học. Thay vì tự ti và trách móc, M nên hiểu và biết ơn những nỗ lực của mẹ, nhận ra sự hy sinh to lớn của mẹ dành cho mình.
b) Nếu là bạn của M, mình sẽ khuyên bạn M như sau:
Hãy biết ơn và trân trọng những gì mẹ đã làm cho bạn. Mẹ đã phải trải qua nhiều khó khăn và hy sinh để bạn có thể tiếp tục đi học và sống một cuộc sống tốt đẹp.
Hãy nhìn nhận mọi việc từ góc độ của mẹ. Hiểu rằng mẹ đã làm hết sức mình trong hoàn cảnh hiện tại, và việc ngồi xe lăn bán vé số không hề dễ dàng.
Thay vì tự ti, hãy tự hào về mẹ của bạn. Không phải ai cũng có thể vượt qua nghịch cảnh với sự kiên cường như vậy. Sự mạnh mẽ và quyết tâm của mẹ chính là một nguồn cảm hứng và động lực to lớn.
Bạn cũng nên thảo luận với mẹ về cảm xúc của mình, điều này sẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn và cùng nhau vượt qua khó khăn.
Nghe thương tâm thật đấy bro
a) nhận xét
Việc làm của M thật đáng trách. M đã không hiểu được tâm trạng của mẹ như thế nào, không một lời an ủi, động viên mẹ, M thật vô tâm, bất hiếu. Mẹ của M đã hy sinh cả cuộc đời vì chỉ muốn M chăm ngoan học giỏi, ngay cả lúc mẹ bị bệnh nhưng vẫn cố gắng kiếm tiền nuôi M nên người, nhưng M đã không quan tâm, hỏi han mẹ mà còn trách mẹ không lo đầy đủ cho mình. Thế giới ngoài kia còn biết bao nhiêu người còn không có mẹ mà M lại vô tâm trách mẹ như vậy.
b) Nếu là bạn của M em sẽ khuyên M:
Bạn hãy nhìn đi, mẹ của bạn dù đã bị mất đi một đôi chân và điều đó sẽ khiến cho mẹ bạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển và làm việc. Mà mẹ bạn còn cố gắng đi bán vé số để kiếm tiền nuôi bạn ăn học mà bạn lại nhẫn tâm trách mẹ mình rằng không lo được cho mình, sao bạn không thử hỏi mẹ thử xem rằng mẹ có mệt không, sao bạn không thể hiểu được trong lòng mẹ đang nghĩ gì. Mẹ bạn làm mọi thứ là vì bạn, là chỉ muốn tốt cho bạn thôi. Bạn có biết không, còn rất nhiều em nhỏ khác dù mới sinh ra nhưng đã không có mẹ, bạn nên biết rằng, bạn còn may mắn hơn những người khác nhiều đấy. Mẹ chính là người sinh bạn ra, dạy dỗ bạn nên người, cho bạn ăn học và không để bạn chịu thiệt thòi gì cả mà bạn vẫn quay sang trách móc mẹ. Đáng lẽ ra bạn nên hiểu cho mẹ, thường xuyên an ủi, quan tâm và chăm sóc mẹ, đêm những kết quả học tập tốt về cho mẹ và ngoan ngoãn nghe lời mẹ . Chính những điều đó mẹ của bạn có thể quên đi những điều mệt nhọc và khó khăn. Nên bạn hãy quan tấm, chăm sóc, an ủi và động viên mẹ bạn nhiều hơn để mẹ có thể quên đi nỗi đau mất mát quá lớn này nhé!