K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2022

Tham khảo

Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả, chứng tỏ rằng: Tác giả quan sát quê hương của mình bằng cả tấm lòng cao cả ! Quê hương đã in đậm trong tâm hồn tác giả bằng những câu thơ. Đó là hình ảnh “ cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là hình ảnh “ Con đò nhỏ”khua nước trên sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng.Có thể nói những sự vật gần gũi và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả.

6 tháng 2 2022

cảm ơn bn nha

18 tháng 11

Mình........❤️😘

 

25 tháng 3 2022

Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả, chứng tỏ rằng: Tác giả quan sát quê hương của mình bằng cả tấm lòng cao cả ! Quê hương đã in đậm trong tâm hồn tác giả bằng những câu thơ. Đó là hình ảnh “ cánh diều biếc” thả trên đồng. Đó là hình ảnh “ Con đò nhỏ”khua nước trên sông với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà sâu lắng.Có thể nói những sự vật gần gũi và thân quen trên quê hương đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi thơ của tác giả.

21 tháng 9 2023

Bất cứ một người Việt Nam nào cũng từng nghe và thuộc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc với ca từ không hề thay đổi, bằng giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm. Ai đã từng nghe một lần, không dễ gì quên được.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4.


Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên. Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động. Quê hương không thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè… nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Người xưa nói: hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần. Với lòng yêu quê hương thiết tha, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê bằng một ngọn bút có thần…

“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi nhũng người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”, và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.

Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không trở thành một người tốt được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương, vì “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên).

21 tháng 9 2023

giúp với ạ

1. Mở đoạn: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

2. Thân đoạn: 

-  Giải thích:

Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên. 

- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân

+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội

+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương 

=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người

 

 

 
25 tháng 6 2023

Đưa bài thơ lên luôn nha em

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

Chẳng nơi đâu có thể bằng quê hương . Vì nó ấm áp và luôn chào đón ta khi ta quay trở về . Nó đẹp và thơ mộng chẳng nơi nào bằng . Buổi sáng mùa hè như bao trùm cả xóm, ông mặt trời đỏ chói như lòng đỏ trứng gà đang dần nhô lên khỏi mặt đất . Tiếng gà trống cùng với tiếng có sửa của những chú chó như báo hiệu buổi sáng đã tớ trên cánh đồng quê em .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.Vào buổi sáng, ông mặt trời vừa ló dậy mà các bác nông dân đang rủ nhau ra đồng gặt lúa . Ai ai cũng mĩm cười như đón chào một ngày làm việt vui vẽ . Nhưng hạt lúa chính mọng đang ngày càng một lớn, mùi thơm của lúa như mùi sữa bay khắp làng xóm. Cánh đồng như tấm thảm vàng trải khắp cánh đồng.Những hạt nắng như rắc đều trên cánh đồng lớn .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ . Và giờ ông mặt trời đã nhô cao lên . Những lũ trẻ cùng nhau vui đùa trên cánh đồng vàng chói . Chúng ca hát làm vang khắp xóm .Vào mùa hạ, tiếng đặc trưng nhất mà mỗi đứa trẻ đều nghe đó chính là tiếng ve kêu.  Màu vàng của lúa không gắt gỏng mà rất diệu dàng êm ả .Những hạt gạo như được gói trong những chiếc bao có màu vàng óng . Sắp được tách ra khỏi vỏ.Các bác nông dân còng lưng gặt lúa .Ôi! Nhưng gọt mồ hôi lăng dài trên đôi má đỏ ửng của các bác nông dân . Nhưng ai cũng vui vì vụ lúa hôm nay rất tốt . Đó chính là những hình ảnh về quê hương đất nước tôi đang sống . Em cảm thấy yêu quê hương đất nước của chúng ta vì những anh hùng đã ngả xuống vì đất nước tươi đẹp . Trở nên đáng sông hơn .

18 tháng 1 2022
 

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

CâuCâu 1:1:Đoạn văn trên dử dụng phương thức biểu đạt chính nào ??

 ⇒⇒Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Câu2:` Tìm phép điệp ngữ có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ ấy.

⇒⇒điệp ngữ: quê hương.

 Phép điệp ngữ có tác dụng làm cho khung cảnh ở quê thêm gần gũi và sinh động hơn nhấn mạnh để làm nội nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh về quê hương.

CâuCâu 3:3:Theo em tác giả của bài thơ này muốn nhắn gửi chúng ta điều gì thông qua bài thơ trên.

⇒⇒Nói lên lời khuyên chân thành của tác giả gửi gắm tới người đọc . Cho chúng ta thấy được giá trị , tầm quan trọng của quê hương - ảnh hưởng đến việc hình thành mỗi con người . Dù đi nơi nào , hay đến nơi đâu thì mỗi người chúng ta vẫn luôn khao khát , nhớ mong về quê hương . Nó không hề xa hoa mà vô cùng giản dị , nó cho con người một sự bình yên thư thái đến tận cùng trái tim