K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11
1. Hình ảnh trong thơ

Trong bài thơ "Nói với em," Vũ Quần Phương sử dụng hình ảnh rất sinh động và cụ thể để gợi lên những cảnh tượng gần gũi, quen thuộc:

> "Anh nói với em về những mùa xuân > Cây cỏ đâm chồi, nảy lộc..."

Hình ảnh "cây cỏ đâm chồi, nảy lộc" mang lại cho người đọc những hình ảnh sống động của mùa xuân, khiến chúng ta có thể tưởng tượng ra một khung cảnh xanh tươi, tràn đầy sức sống.

2. Ý nghĩa trong thơ

Thơ cần có ý để người đọc có thể suy ngẫm, và Vũ Quần Phương đã truyền tải những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và tình yêu qua bài thơ này:

> "Những gì đã trải qua > Chỉ là những phút giây tạm bợ"

Những câu thơ này khuyến khích người đọc suy ngẫm về sự vô thường của thời gian và những giá trị vĩnh cửu trong cuộc sống.

3. Tình cảm trong thơ

Không thể thiếu được là tình cảm trong thơ, yếu tố khiến bài thơ chạm đến trái tim người đọc:

> "Em ơi, cuộc đời này > Yêu thương nhau là tất cả"

Lời nhắn nhủ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc này khiến người đọc cảm nhận được sự ấm áp, tình cảm chân thành mà tác giả dành cho người thân yêu.

Kết luận

Bài thơ "Nói với em" của Vũ Quần Phương hội tụ đủ cả ba yếu tố mà Chế Lan Viên nhắc đến: hình ảnh cụ thể để người đọc thấy, ý nghĩa sâu sắc để người đọc nghĩ, và tình cảm chân thành để rung động trái tim. Đây chính là vẻ đẹp của thơ ca và cũng là lý do vì sao thơ lại có sức mạnh lớn lao đến vậy.

6 tháng 11

Chế Lan Viên từng cho rằng: "Thơ cần có hình cho người ta thấy, cần có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim." Ý kiến ​​này nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi làm nên sức sống và giá trị của một bài: thơ hình ảnh, tư tưởng và cảm xúc. Để làm sáng tỏ ý kiến ​​này, ta có thể phân tích bài thơ "Nói với em" của Vũ Quần Phương, một tác phẩm biểu tượng với sự kết hợp hài hòa của cả ba yếu tố

Trước hết về hình ảnh, Vũ Quần Phương đã sử dụng những cảnh vật gần gũi, quen thuộc, từ thiên nhiên đến đời sống thường nhật. Những hình ảnh ấy không chỉ làm bài thơ trở nên sinh động mà còn mũi lên cảm giác chân thực, giúp người đọc dễ dàng hình dung và hòa mình vào không gian thơ. Thứ hai, bài thơ chứa sâu tư tưởng sâu sắc về tình yêu, cuộc sống và giá trị nhân văn. Qua lời nhắn nhẹ nhàng mà mềm mại, Vũ Quần Phương gửi gắm thông điệp về sự gắn bó, tình yêu thương và tinh thần lạc quan. Chính nhờ chiều sâu tư tưởng này, bài thơ tạo người đọc không chỉ cảm nhận mà còn suy nghĩ về ý nghĩa của những giá trị trong cuộc sống. Cuối cùng, yếu tố cảm xúc trong bài thơ tạo nên sự rung động thật sự. Những lời nhắn nhủ trong thơ không chỉ là lời nói, mà còn là tâm tình chân thành, khiến người đọc cảm nhận được ấm áp, gần gũi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Em thích nhất đoạn cuối cùng vì đoạn văn thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả Vũ Quần Phương với ông đồ và tâm trạng xót xa tiếc nuối trước một thời tàn. Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ông đồ với những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết, Vũ Quần Phương đồng thời đã bộc lộ suy nghĩ, tình cảm luyến lưu buồn sầu của ông với một dáng hình truyền thống, một phong tục đẹp đẽ của dân tộc. Những cảm xúc luyến lưu ấy đã thực sự chạm vào tim em, khơi lên những liên tưởng phảng phất u buồn về một thời quá vãng.

bài thơ Áo đỏ vụt đến trong một lần nhà thơ đang ngồi đợi cắt tóc ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Bấy giờ, sau trận bom rải thảm của B.52 Mỹ ném xuống con phố này vào tháng 12 năm 1972, cả phố bị tan hoang đổ nát. Đầu năm 1973, dân phố về sửa lại nhà để ở, mái nhà toàn lợp tạm bằng vật liệu “giấy dầu”, trông ảm đạm lắm! Bỗng từ xa, có một cô gái mặc áo đỏ đạp xe đi qua. Sự xuất hiện “bất ngờ” của cô gái áo đỏ ấy làm nhiều người rất vui và dõi ánh mắt nhìn theo. Cả con phố lúc ấy như “bừng sáng”! Có người đang đạp xe qua còn ngoái lại nhìn cô gái cùng với màu áo đỏ tươi rực rỡ ấy…

Tôi nghĩ là như vậy

22 tháng 8 2019

Bài thơ này được tác giả viết theo thể thơ bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy tiếng, mô phỏng luật trắc, vần bằng, ít nhiều có sắc thái cổ thi, trang trọng, nhưng cũng rất…hiện đại. Tứ tuyệt là thể thơ khó làm. Thơ tứ tuyệt chứa đựng “năng lượng trí tuệ” cao, cấu tứ chặt chẽ và nhất là phải giàu chất hình tượng thơ. Do có tính chặt chẽ trong kết cấu, tính hàm xúc của ngôn từ, tính hàm ngôn trong ý tứ của tổng thể toàn bài thơ, “ý tại, ngôn ngoại” như vậy… nên tự nó đã đặt ra yêu cầu nghiêm nhặt đối với người sáng tác. Bài thơ này đã thể hiện sự hài hòa giữa vẻ đẹp của hình thức thơ mang dáng dấp của thơ cổ điển với nội dung thơ mang hơi thở của cuộc sống hiện đại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em cảm nhận bài thơ Đường núi là một bài thơ hay, ngắn gọn cô đọng. Bai thơ giống như một bức tranh vẽ cảnh chiều trên đường núi.

- Sau khi đọc bài viết cảu Vũ Quần Phương em còn hiểu rõ hơn về nghệ thuật, vần điệu, âm điệu của bài thơ. Đồng thời hiểu rõ hơn về tình cảm của tác giả dành cho cảnh vật quê hương.

CM
23 tháng 12 2022

Chào em, em có thể triển khai một số cung bậc tình cảm, cảm xúc khi ghi lại cảm xúc của mình đối với bài thơ "Ngưỡng cửa" (Vũ Quần Phương):

- Bất ngờ, xúc động khi phát hiện ra ý nghĩa sâu xa của ngưỡng cửa và sự gắn bó của ngưỡng cửa đối với cuộc sống con người.

- Cảm thấy thêm trân trọng cuộc sống và những sự vật bình dị, thân quen gắn cuộc sống của mình.

10 tháng 6 2019

- Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh ) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành 2 trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Màu áo đỏ của cô gái thắp sáng lên trong ánh mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian làm nó biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

4 tháng 8 2017

   + Dùng nhiều từ cùng trường nghĩa đỏ, hồng cháy, tro diễn tả sự tương tác của sắc màu và đó cũng là các yếu tố có mặt của sự cháy.

    + Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ : từ cháy trong câu thứ ba, và từ tro trong câu thứ tư thế hiện vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của cô gái khiến bao chàng trai phải đắm đuối và nhất là nhân vật “anh” như đang thiêu đốt thành tro bởi ngọn lửa trái tim.

12 tháng 4 2017

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Bài thơ "Nói với em" của Vũ Quần Phương là một trong những bài thơ mang lại nhiều ấn tượng cho tôi từ tuổi ấu thơ. Điều đó không phải vì lời thơ hay, cũng không phải vì dễ thuộc mà là vì câu cuối cùng "Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay"; có lẽ không ít người cũng từng đặt dấu hỏi, tại sao mắt nhắm rồi lại mở ra ngay. Hồi nhỏ đã nhiều lần tôi đặt dấu hỏi, nhưng chưa tìm thấy một câu trả lời thích đáng, có lẽ thơ là như vậy chăng, là để người ta cảm nhận chứ không phải là để hiểu cặn kẽ. Nếu gặp Vũ Quần Phương, chắc tôi cũng sẽ cố hỏi để tìm ra câu giải đáp. Đến khi tôi dạy con, câu hỏi thủa thiếu thời của tôi lại được con tôi lặp lại.

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chính chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay

Trước đây lúc tôi còn nhỏ, đọc xong bài thơ này tôi cũng thử ra vườn để nhắm mắt và cảm nhận. Nhắm mắt trong vườn thật khoan khoái, nhà thơ đã phát hiên ra một khoảnh khắc thư thái của tâm hồn. Tôi không những nghe thấy tiếng chim sâu ríu ra ríu rít, tiếng gió thổi nhè nhẹ và còn cả cảm nhận làn gió mát thổi vào mặt vào tóc và mùi cây cỏ, hương hoa. Cảm nhận đó quả là tươi trẻ và khó quên. Lớn lên tôi có nhiều dịp đi làm việc ở vùng nông thôn, vùng núi, đôi khi cái khoảnh khăc tuổi thơ lại tràn về và chợt nhớ lại bài thơ. Dĩ nhiên khó có thể vừa nghe được tiếng chim sâu lích chích, vừa nghe được tiếng con chìa vôi vừa hót vừa bay, mà cũng lâu lắm rồi tôi không thấy con chìa vôi nào cả. Đến thế hệ con tôi giờ đây sinh ra ở đô thị, có lẽ hiếm có cơ hội cảm nhận cái khoảnh khắc rất Việt Nam cách đây hơn 20 năm.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm cô Tấm rất hiền

Tôi may mắn vì hồi bé thường được nghe bà nội kể chuyện. Bà không được học nhiều, nhưng thơ và truyện thì nhiều lắm, từ Lục Vân Tiên, Thạch Sanh đánh trăn tinh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa đến truyện Kiều, truyện Chinh phụ ngâm... Trẻ con thật là hay, các câu chuyện cứ nghe đi nghe lại mà vẫn thích, vẫn muốn được kể trước khi đi ngủ. Bà thuộc nhiều đoạn thơ lắm những câu thơ chẳng cần dạy mà cứ tự nhiên đi vào tâm hồn trẻ thơ của tôi, đến lúc tôi đi học, nhiều bài thơ trong chương trình tôi đã thuộc từ làu làu tự bao giờ. Thường thì lúc bà kể chuyện tôi không nhắm mắt, đêm dù tối mịt mắt vẫn mở thao láo lắng nghe câu chuyện của bà chỉ những lúc yên tĩnh mới tưởng tượng dược bà tiên, được chú bé đi hài bảy dặm, còn cô Tấm hiền thì tôi không dám tưởng tượng nữa. Chưa bao giờ tôi thấy cô Tấm hiền cả. Có lẽ tôi sẽ viết về cô Tấm trong một bài khác.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Đoạn cuối của bài thơ có ba câu thực sự dễ hiểu nhưng đến câu cuối câu làm tôi suy nghĩ đi suy nghĩ lại hồi bé, rồi lại bỏ qua đi không cố hiểu ngọn ngành. Khi con tôi hỏi tại sao, suy nghĩ một lúc tôi mới trả lời là vì cha mẹ vất vả như vậy nên không dám nhắm mắt nữa mà phải mở mắt ra để làm việc gì đó giúp đỡ cha mẹ để cha mẹ vui và đỡ vất vả hơn. Nghe thế vợ tôi phản đối liền, cô ấy nói, vì tôi không vất vả như người mẹ, bồng bế con suốt đêm khi con ốm đau thì đâu có cảm nhận được. Khi bế con mệt mỏi quá mỗi lúc cơ thể mệt mỏi buồn ngủ rũ ra ngủ gật một cái mà không dám, phải mở mắt ra để trông con. Tôi nghĩ rằng cô ấy có lý.

Không biết ý nhà thơ câu cuối là gì, nhưng tôi nghĩ cách lý giải của vợ tôi hợp lý hơn vì tôi cũng đã từng bế con khi nó mới ra đời, vừa bế vừa ru vì mỗi lần đặt xuống thằng bé lại khóc, chân tay thân thể mỏi rã rời mắt như díp lại mà không dám nhắm vì sợ nhắm lại thì ngủ mất và đánh rơi mất con. Có những bài thơ mà người ta có thể hiểu ngay, có những bài thơ mà tới khi gặp hoàn cảnh tương tự như nhà thơ ,người ta mới hiểu. Lại có những bài thơ đặc biệt như bài "nói với em", không phải trải nghiệm mà hiểu được mà hình như chỉ có từng người hiểu được thôi.

12 tháng 4 2017

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên
Thấy chú bé đi hài bảy dặm
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

Con người ta ngoại trừ khi ngủ, thường nhắm mắt trong một số trường hợp: hoặc vì sợ hãi, xúc động, hoặc vì e lệ... Ấy là những trường hợp nhắm mắt đột ngột bởi tác động ngoại cảnh. Còn những trường hợp chủ động nhắm mắt như nhân vật nhỏ của bài thơ, thì cả ba trường hợp ấy, sự nhắm mắt mỗi lần đều có một ý nghĩa khác nhau.

Trường hợp thứ nhất:

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Ấy là nhắm mắt để cảm nghe. Bao giờ cũng vậy, khi ta khép bớt một giác quan lại, thì giác quan kia sẽ làm việc mạnh hơn, có tính tập trung hơn. Nó như việc ta khép bớt cửa phòng, để âm thanh bên trong đừng bị phân tán. Và vì nhắm mắt để cảm nghe nên em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. Hơn thế, còn phát hiện ra được tiếng "con chìa vôi vừa hót vừa bay". Khi mắt đã nhường cho sự dõi theo của tai, người ta có thể dễ dàng cảm nhận được điều kì diệu ấy thôi.

Trường hợp thứ hai:

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Đây là nhắm mắt để tưởng tượng, để hình dung. Điều này hay xảy đến với các cô cậu giàu mơ mộng, lại đang được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích li kỳ. Nếu biết lặng im nghe bà kể, các em sẽ bắt gặp rất nhiều, rất nhiều những nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính.

Trường hợp thứ ba:

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Ấy là nhắm mắt để nghĩ về lẽ đời. Có lẽ ở một lứa tuổi nào đó mới có đặc điểm này. Công lao nuôi nấng vất vả của bố mẹ, có nhiều người chỉ nghĩ đến, mà khi chết, thấy mình chưa làm gì đền đáp được, còn chẳng nhắm mắt nổi, huống hồ đây lại là nhắm mắt mà nghĩ ngợi. Tác giả đã phải dùng một động tác mạnh, xốc dậy cảm xúc:

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

Thật là: "Lạ thay sức mạnh của tâm hồn". Chỉ có con người mới có những cái "mở mắt" bừng thức như thế này, kiểu thế này.

Đây là bài thơ có âm điệu ngọt ngào, như một lời ru thuở ấu thơ. Bài thơ vừa có chỗ viết cho các em bé, lại có chỗ là để dành cho các em lớn hơn, đã biết phân tích, ngẫm ngợi, nghĩ suy về lẽ đời, về gia đình. Bài thơ vừa đem đến những hứng cảm về thẩm mỹ lại vừa có ý nghĩa giáo dục. Các em nhỏ đọc, thuộc, thấm đẫm trong hồn cái ngọt ngào chan chứa của bài thơ, và đến một ngày nào, chợt giật mình bừng thức bởi những ý tưởng của nhà thơ ở những câu thơ cuối. Bài thơ sẽ có cách đi, cách đến từng bước trong tâm hồn và trong trí tuệ của các em như thế...