K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:   Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

 Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

 Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được”.

Câu 4. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?

Câu 5. Chi tiết “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Thông điệp ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên là gì? Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? 

II. Làm văn (4.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau:

Trưa hè gió thổi

Hoa phượng lung lay

Cánh hoa rụng bay

Như bầy bướm lượn

Tiếng ve ca rộn

Nghe như tiếng đàn

Trưa hè liên hoan

Hoa bay, ve hát.

                               (Trần Đăng Khoa)

Phần làm văn thì mình lấy bài để tham khảo thôi ah, còn nếu thấy mình có trả lời phần đọc hiểu thì các bạn đối chiếu bài của mình với đáp án là được. Chúc bạn học tốt nha.

0
10 tháng 11 2018

- Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.

    + Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

- Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

15 tháng 12 2017

Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.

   An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.

Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.

Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.

 

Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.

Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ồng đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.

17 tháng 12 2023

ok lun

9 tháng 2 2017

Ngựa Con rút ra được bài học: Đừng bao giờ chủ quan cho dù đó là việc nhỏ nhất.

22 tháng 10 2017

Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
 

6 tháng 11 2017

Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do

12 tháng 6 2017

 - Bạn Huỳnh Duy Tài chẳng may bị liệt hai chân từ nhỏ. Khi lên lớp 6 gia đình Tài gặp nhiều khó khăn nên nhiều buổi học bố mẹ Tài đưa con đến lớp trễ giờ và phải đợi người đón muộn.

   - Tài đã được Nha cũng, chở đi học dù ngày mưa hay nắng.

   - Nhờ có sự giúp đỡ của Nha, Tài có thể đến lớp học tập đầy đủ, giành được danh hiệu học sinh tiên tiến và được khen thưởng từ nhà trường, Hội khuyến học.

   - Tình bạn của Nha và Tài là một tình bạn đẹp, nó được xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, không hề vụ lợi.

   - Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp như vậy: cõng bạn bị tật để đi học, giúp đỡ kèm cặp bạn học kém, …

30 tháng 9 2023

2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động: câu chuyện “Bàn chân kì diệu”, “Ông Trạng thả diều”

2- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu

- Sự việc:

+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.

- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.

- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.

- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.

- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.

4 tháng 10 2023

Sau đây, mình xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về một người rất tài năng mà mình vừa tìm hiểu qua báo chí. Đó là anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".

Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối. Hiện nay, anh đang du học tại Mỹ với nhiều dự định chinh phục những đỉnh cao mới, nhận vô số bằng khen của trường quốc tế và thư chúc mừng của tổng thống Mỹ Obama. Anh Nhật Nam được rất nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Nhiều video về cách học tiếng anh được anh hướng dẫn và đăng lên mạng thứ hút hàng triệu lượt xem. Các báo chí, truyền thông viết về anh rất nhiều.

27 tháng 8 2023

Trải qua và thực sự hưởng thụ là hai khái niệm có ý nghĩa khác nhau. Trải qua thường ám chỉ việc trải nghiệm, trải qua một sự kiện hoặc tình huống nào đó mà không tạo ra một cảm xúc tích cực hoặc đáng nhớ. Trải qua có thể đề cập đến việc trải qua các trạng thái khác nhau trong cuộc sống, như phải vượt qua những thử thách, khó khăn hay trải qua những sự thay đổi.

Trong khi đó, thực sự hưởng thụ ám chỉ đến việc tận hưởng, trân trọng và thưởng thức một trạng thái, trải nghiệm hoặc hoạt động nào đó một cách sâu sắc và ý thức. Thực sự hưởng thụ liên quan đến việc chú trọng vào các chi tiết nhỏ, tận hưởng từng phút giây và thành thạo trong việc tạo ra cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn hay sự thoả mãn tức thì.

Ví dụ, khi bạn đang đi du lịch và chỉ lo lắng về công việc hay những áp lực trong cuộc sống, bạn chỉ đang trải qua chuyến đi. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự tận hưởng khung cảnh, ngắm nhìn những điểm đặc biệt, thưởng thức ẩm thực địa phương và tận hưởng mọi trải nghiệm, tức là bạn đang thực sự hưởng thụ chuyến đi đó.

Tóm lại, trải qua ám chỉ việc trải nghiệm một sự kiện hay trạng thái, trong khi thực sự hưởng thụ ám chỉ một cách sâu sắc và ý thức trong việc tận hưởng, thưởng thức một trải nghiệm hoặc hoạt động nào đó.

Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự1. HS đọc kĩ đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích2. Thực hiện phiếu học tập bên dưới:I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Phiếu học tập số 1Liệt kê những câu thơ tả cảnhNhững câu thơ nào chỉ tả cảnh(Đánh X)Những câu thơ  nào tả cảnh để thế hiện tâm trạng (Đánh X)         Phiếu học tập số 2  Liệt kê những...
Đọc tiếp

Hoạt động 1Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1. HS đọc kĩ đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích

2. Thực hiện phiếu học tập bên dưới:

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

 

Phiếu học tập số 1

Liệt kê những câu thơ tả cảnh

Những câu thơ nào chỉ tả cảnh

(Đánh X)

Những câu thơ  nào tả cảnh để thế hiện tâm trạng (Đánh X)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu học tập số 2

  Liệt kê những câu thơ tả trực tiếp tâm trạng Thúy Kiều

Từ ngữ  nhận biết

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

3. Đọc phần 2. Trang 117, chi biết tác giả miêu tả nội tâm nhân vật  lão Hạc bằng cách nào?

4. Thế nào là miêu tả nội tâm nhân vật?

5. Các cách miêu tả nội tâm nhân vật?

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

0

Tham khảo!

- Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

Tiêu chí

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Nguồn gốc

Có tính bẩm sinh, do gene quy định.

Hình thành trong đời sống cá thể.

Tính chất

Di truyền, rất bền vững,  đặc trưng cho loài.

Không di truyền, dễ mất đi nếu không được củng cố, mang tính đặc trưng cá thể.

Tác nhân

kích thích

Tác nhân kích thích thích ứng với thụ thể cảm giác.

Tác nhân kích thích bất kì đối với thụ thể cảm giác.

Số lượng

Số lượng có giới hạn.

Số lượng không giới hạn.

Trung ương

Tuỷ sống, thân não.

Có sự tham gia của vỏ não.

- Một số ví dụ về hai loại tập tính trên:

+ Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

+ Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Tập thể dục buổi sáng ở người;…