K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10

Cuộc xung đột giữa hai tướng Trịnh và Nguyễn, còn được gọi là "Chiến tranh giành ngôi vị" trong lịch sử Việt Nam, đã gây ra nhiều khó khăn cho đất nước. Cuộc xung đột này diễn ra trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, giữa hai tướng Trịnh Tạc và Nguyễn Phúc Nguyên.

Nhận xét của em: Cuộc xung đột này không chỉ gây ra nhiều thương vong và khó khăn cho người dân mà còn làm suy yếu sức mạnh của đất nước. Tuy nhiên, cuộc xung đột cũng là một phần quan trọng trong lịch sử để hình thành và phát triển đất nước.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
- Hệ quả về chính trị:

+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm. Từ năm 1672, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt Đại Việt thành hai đàng: Đàng Ngoài (từ Sông Gianh trở ra bắc) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản; Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào nam) do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.

+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).

- Hệ quả về kinh tế - xã hội:

+ Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá.

+ Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự).

- Hệ quả về lãnh thổ, lãnh hải:

+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam

+ Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

14 tháng 8 2023

Trả lời: Hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều: Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài (từ năm 1533 đến năm 1592 là khoảng thời gian diễn ra xung đột. Tuy nhiên, năm 1592, sau khi rút khỏi Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và tiếp tục chiếm cứ, xây dựng lực lượng của mình tại vùng đất này.

9 tháng 9 2019

https://h.vn/ly-thuyet/bai-4-trung-quoc-thoi-phong-kien.1533/

tham khảo 

9 tháng 9 2019

* Về chính trị:

- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.

- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.

- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.

- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.

* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.

* Về xã hội:

- Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:

+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

=> Chế độ phong kiến được xác lập.



#Châu's ngốc

16 tháng 12 2017

Chọn D

31 tháng 8 2018
Nội dung Cuộc xung đột Nam – Bắc triều Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn
Thời gian Năm 1533 – 1592 Năm 1627 – 1672
Nguyên nhân

- Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim lập ra Nam triều.

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.
Diễn biến

- Chiến tranh kéo dài hơn 60 năm.

- Thanh – Nghệ là chiến trường chính.

- Chiến tranh kéo dài gần 50 năm.

- Quảng Bình – Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt.

Kết quả Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.
18 tháng 3 2022

Refer

 

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh

– Đây là các cuộc nội chiến có quy mô lớn, là những cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực, quyền cai trị trên đất nước ta.

– Là những cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ảnh hưởng đến hòa bình và đời sống ổn định của nhân dân.

– Tuy nhiên về mặt tích cực, những cuộc chiến này tạo tiền đề cho việc mở rộng bờ cõi của đất nước.

ét o ét

 

7 tháng 5 2022

- Hiệp ước Pa-tơ- nốt là sự điều chỉnh về nội dung từ hiệp ước Hác- măng nhằm ngưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

- Hiệp ước Hác- măng là đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Với hiệp ước này Việt Nam trở thành nước vừa là thuộc địa cho Pháp, vừa là đất nước phong kiến ở Đông Dương.

=> Từ 2 hiệp ước trên có thể thấy được dã tâm của thực dân Pháp là muốn chiếm đất nước ta thành thuộc địa của chúng, đồng thời khiến cho phong trào đấu tranh Cần vương cũng như là phong trào cứu nước của nhân dân ta sẽ tan rã.

Câu 2. (Trong đề thi tui có nên ghi ra cho tham khảo nhé)

Quang Trung – Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc, đã có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và nội phản cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước cụ thể là:

–  Trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm:
+ Năm 1785 với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tiêu diệt hơn 5 vạn quân Xiêm.

+ Năm 1789 với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa tiêu diệt 29 vạn quân Thanh.

–  Trong công cuộc đấu tranh chống nội phản:

+ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn và Lê – Trịnh.

+ Kiên quyết tiêu diệt các thế lực phản động như: Lê Duy Chỉ, Nguyễn Ánh.

21 tháng 3 2021

Tính chất của các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn. là  cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa

 

 

4 tháng 5 2021

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh

- Đây là các cuộc nội chiến có quy mô lớn, là những cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực, quyền cai trị trên đất nước ta.

- Là những cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây ảnh hưởng đến hòa bình và đời sống ổn định của nhân dân.

- Tuy nhiên về mặt tích cực, những cuộc chiến này tạo tiền đề cho việc mở rộng bờ cõi của đất nước.

Tình hình chính trị

- Chính trị nước ta phức tạp với sự xuất hiện và tranh giành quyền lực của nhiều tập đoàn phong kiến.

- Đất nước bị chia làm nhiều phe nhóm, mỗi phe thống trị, cát cứ một nơi gây ra cảnh chia cắt đất nước.

Tình hình xã hội

- Xã hội trở nên loạn lạc, ở miền bắc nạn cường hào ác bá hoành hành.

- Dân phiêu tán ở nhiều nơi do ruộng đất bị tư hữu, địa chủ chiếm đoạt.

- Việc dân phiêu tán góp phần vào quá trình mở mang bờ cõi do họ tiến vào nam khai hoang lập nghiệp.

- Tình hình sản xuất thủ công nghiệp có phần phát triển.

- Thương nghiệp cũng phát triển, buôn bán bùng nổ trong nước và cả ngoài nước.

like cho mik nha