K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi. Bà tổ nghề dệt lụa      Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ sáu có cô con gái út vô cùng xinh đẹp, dịu dàng tên là Thiều Hoa. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.      Một lần, dự hội thi múa của họ nhà bướm, công chúa Thiều Hoa gặp hàng trăm loại...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi.

Bà tổ nghề dệt lụa

     Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ sáu có cô con gái út vô cùng xinh đẹp, dịu dàng tên là Thiều Hoa. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.

     Một lần, dự hội thi múa của họ nhà bướm, công chúa Thiều Hoa gặp hàng trăm loại bướm đẹp. Có loại cánh trắng như tuyết, có loại cánh vàng như nắng, có loại cánh đen như nhung... Nhưng có một con bướm nâu, cánh mốc thếch, dáng bay vụng về, đậu hiền lành ở một chỗ. Công chúa biết được bướm nâu là loài có ích – bướm nâu sinh ra con tằm, tằm ăn lá dâu và nhả ra những sợi tơ vàng óng, cuộn thành kén. Kén ấy kéo được thành những sợi tơ óng vàng và bền chắc.

     Công chúa Thiều Hoa mang bướm nâu ra bãi dâu ven sông Hồng để nuôi. Qua một mùa nắng, những đứa con của bướm nâu kéo tơ kết thành kén vàng. Công chúa còn tìm cách làm ra cái guồng để kéo kén, cái xa để xe tơ, đưa vào khung cửi dệt. Quả nhiên làm ra được một thứ vải mỏng và vàng óng như những dải nắng trời, mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm. Nàng gọi thứ vải đó là lụa.

     Công chúa Thiều Hoa dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cố Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng có từ thời đó và truyền mãi cho đến ngày nay.

(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)

Chú thích:

– (Quay) xa: dụng cụ thô sơ quay bằng tay, dùng để kéo sợi, đánh ống...

– Xe (tơ): làm cho các sợi tơ nhỏ xoắn chặt lại với nhau thành sợi lớn hơn.

– Cố Đô: địa danh thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

– Trang ấp: làng xóm nhỏ, được lập nên ở nơi mới khai khẩn.

Câu 5. (0.5 điểm) Nêu nội dung của bài đọc.

Câu 6. (1 điểm) Em thích chi tiết nào trong bài? Vì sao?

Câu 7. (0.5 điểm) Tìm trong đoạn thứ 3 của bài đọc một từ được dùng với nghĩa chuyển.

Câu 8. (1 điểm) Chỉ ra câu văn có sử dụng dấu gạch ngang trong bài đọc và cho biết tác dụng của dấu gạch ngang đó.

1
7 tháng 10

a. Dựa vào đoạn mở đầu câu chuyện, em biết công chúa Thiều Hoa là con gái út thứ sáu của Vua Hùng, vô cùng xinh đẹp dịu dàng. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.

b. Câu chuyện giải thích công chúa tìm ra được nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa bằng cách: công chúa dự hội thi múa của họ nhà bướm, trong đó có một con bướm nâu mốc thếch, vụng về nhưng lại là loài bướm có ích. Loài này có thể sinh tằm, ăn dâu, nhả sợi tơ, cuộn thành kén, kéo thành tơ óng vàng bền chắc. Biết vậy, công chúa nuôi bướm nâu ở bãi dâu ven sông, qua từng công đoạn thì thu được thứ vải mỏng vàng óng là lụa.

c. Vải lụa được làm từ tơ tằm đẹp vì là thứ vải mỏng, màu vàng óng như những dải nắng trời. Vải lụa quý vì mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm mà lại chỉ có thể có được từ tơ loài tằm.

d. Nghề dệt lụa phát triển ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng vì nhờ công chúa Thiều Hoa đã dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa; nên có thể hiểu ai ai cũng ở khu này cũng biết, cũng thạo với nghề dệt lụa.

e. Chủ đề của bài đọc: Lý giải cho việc sinh nghề dệt lụa; Tôn vinh người đã dạy cho nhân dân Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng nghề dệt lụa.

6 tháng 1 2018

Số từ :

+ một trong một người con gái

+ một trong một người chồng 

Không có chỉ từ

6 tháng 1 2018

không có chỉ từ à

7 tháng 4 2019

- Các câu văn trên giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ của nhân vật trong truyện

     + Hùng Vương: có con gái là Mỵ Nương (tên, mối quan hệ)

     + Mỵ Nương: con vua, đẹp người, đẹp nết, được vua yêu ( tên, lai lịch, tính nết)

     + Sơn Tinh: ở Tản Viên, có tài, mọi người gọi Sơn Tinh ( Tên, lai lịch, tài năng)

     + Thủy Tinh: miền biển, tài năng ( tên, nơi ở, tài năng)

→ Giới thiệu rõ ràng, cụ thể

- Các câu văn trên thường dùng từ “có”, “là” và cụm từ “ người ta thường gọi”

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và...
Đọc tiếp

“Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lại lên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.

Bấy giờ ở vùng đất cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở trên cạn ở cung điện Long Trang.

[...]

Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô [5] ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.

Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta con cháu vua Hùng, thường nhắc đến nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên.”

(Trích truyền thuyết: “Con Rồng, cháu Tiên”)

Câu 3: Lời kể nào trong đoạn truyện có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó? 

ai làm đúng mình tick cho mình đang cần gấp

0
I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Sơn Tinh, Thủy TinhHùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía...
Đọc tiếp

I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI

           Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
         Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong, vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
       Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
       Hôm sau, mới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đã đem ra đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
      Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, đời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
     Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

                         ( Nguyễn Khắc Phi, Sách giáo khoa  Ngữ văn 6 tập 1)

Câu 1.

a. Viết lại và sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng diễn biến cốt truyện

- Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại.

- Vua Hùng muốn tìm cho công chúa Mị Nương  một người chồng thật xứng đáng.

- Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật và thời hạn rước râu.

- Sơn Tinh đến trước, dâng đủ lễ vật và rước Mị Nương về núi.

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn và đều chứng tỏ đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

- Thủy Tinh ghen tức đem quân gây chiến đòi cướp Mị Nương nhưng bị Sơn Tinh đánh bại.

- Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều phairuts quân chịu thất bại.

 b. Vẽ sơ đồ tóm tắt văn bản

Câu 2. Từ nội dung của đoạn văn cuối cùng trong văn bản và hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu) nêu suy nghĩ của em về cuộc cuộc đấu tranh với thiên tai của nhân dân ta từ xưa đến nay, trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó

Gợi ý : HS viết song có thể chấm theo bảng kiểm sau:

Bảng kiểm đánh giá đoạn văn

                   Các tiêu chí

 

* Hình thức

+ Viết đúng HT đoạn văn, có câu khái quát nội dung cả đoạn ở đầu đoạn,  đảm bảo số câu theo quy định

 

+ Sử dụng và gạch chân đúng trạng ngữ

 

+ Diễn đạt rõ ý, mạch lạc, không có ý nào xa rời, lạc chủ đề

 

+Trình bày sạch sẽ;  không mắc lỗi dùng từ, chính tả, liên kết, viết câu

 

* Nội dung

 - Nêu được những suy nghĩ  của em về công cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thiên tai

 

 - Bày tỏ thái độ của mình với thành quả của ông cha ta

 

* Tổng thể cả bài văn

 

 

 

II. SOẠN BÀI CA DAO SỐ 1 THUỘC BÀI 2- VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

1/ Đọc “Tri thức ngữ văn”/ sgk 60

- Vẽ sơ đồ về đặc điểm thể thơ lục bát gồm: số tiếng, số dòng, vần, nhịp

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 1

     Em hãy đọc kĩ các yêu cầu và hoàn thành các bài tập điền khuyết sau đây?

a. Em hãy chỉ rõ các đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài ca dao thứ nhất

Đặc điểm thể thơ lục bát

Thể hiện trong bài ca dao

Số dòng thơ/ số cặp câu lục bát

36 dòng thơ/…… cặp câu lục bát

Số tiếng trong từng dòng

Dòng lục: …. tiếng

Dòng bát: ….. tiếng

Nhịp thơ ( bài ca dao có nhịp chẵn không)

….

Cách gieo vần

Thành/ rành/…..

Thanh điệu

Câu lục: btb

Câu bát: …….

Dòng 7:…….. (biến thể)

b. Em hãy đọc thầm bài thơ và các chú thích, sử dụng khả năng tưởng tượng, liên tưởng, khả năng cảm nhận, nhận xét để trả lời những câu hỏi sau

Câu hỏi (các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

Trả lời

1. Qua 2 câu “Phồn hoa… quanh bàn cờ”, em tưởng tượng như thế nào về kinh thành Thăng Long xưa? Trong 2 câu này, 2 từ nào có khả năng giúp em tưởng tượng rõ nét nhất về kinh thanh Thăng Long?

- Tưởng tượng về kinh thành Thăng Long:

+ ………

+……….

 

2.  Em hãy cho biết tác giả dân gian giới thiệu về kinh thành Thăng Long qua mấy cặp lục bát đầu?

    Cặp lục bát nào thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi rời Thăng Long?

- ……..cặp lục bát đầu -> giới thiệu về kinh thành Thăng Long

 

- ………cặp lục bát cuối-> thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi đối với kinh thành Thăng Long

3. Trong những cặp lục bát đầu, tác giả sự dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 3 biện pháp tu từ sau: so sánh, nhân hóa, liệt kê?

   Qua 2 biện pháp tu từ này cho em nhận xét gì về kinh thành Thăng Long

- BP …..

 

 

 

-> kinh thành Thăng Long ……

 

 Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ ^_^

 

0

Bài làm

a) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt là tự sự.

b)  Nhân vật chính trong đoạn trích trên là Mai An Tiêm.

c) chịu

d) đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ 3.

29 tháng 9 2018

a tự sự

b Mai An Tiêm

c đây là đoạn văn ko phải khổ thơ

d thứ 3

3 tháng 11 2017

Cụm danh từ là:Thứ mười tám và một người con gái

Đúng đấy^_^

1 tháng 4 2021

a. Đoạn văn trên trích trong vb " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " của tác giả Hồ Chí Minh

b.Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận

c.Trạng ngữ : " Từ xưa đến nay " xác định được hoàn cảnh , thời gian diễn ra sự việc để khẳng định lòng yêu nước được phát huy từ đời này sang đời khác 

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Con rồng cháu tiên   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Con rồng cháu tiên

   Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Âu Cơ và Lạc Long Quân yêu nhau rồi thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ:
    - Ta thuộc nòi Rồng vốn quen ở nước. Nàng là dòng Tiên quen chốn non cao. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, khi có việc gì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
    Âu Cơ và các con nghe theo rồi chia tay nhau lên đường. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường tự hào xưng là con Rồng, cháu Tiên và thân mật gọi nhau là “đồng bào”.
(Theo Truyền thuyết)

d. Câu chuyện Con Rồng cháu Tiên muốn nói với chúng ta điều gì?

1
23 tháng 3 2018

Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình. Người Việt Nam đều là con cháu vua Hùng nên phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

c) Tìm và viết lại 1 câu rút gọn trong đoạn văn trên? Cho biết thành phần được rút gọn là gì?

d) Nội dung chính của đoạn văn là gì?

e) Em hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu nước ở hiện tại

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân, đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn,… (Ngữ văn 7, tập 2, trang 53)

a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

d) Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết công dụng của trạng ngữ?

e) Từ đoạn văn trên em suy nghĩ gì về đức tính của Bác?

 

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính?

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

c) Lòng thương người ở xã hội ngày nay được biểu hiện như thế nào?

0
đọc văn bản và trả lời 3 câu hỏiBÀ CHÚA TUYẾT                         Truyện cổ GrimmMột người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy...
Đọc tiếp

đọc văn bản và trả lời 3 câu hỏi

BÀ CHÚA TUYẾT

                         Truyện cổ Grimm

Một người đàn bà góa chồng có hai cô con gái, trong hai cô có một cô đã xinh đẹp lại siêng năng, còn một cô vừa xấu xí lại lười biếng. Bà mẹ cưng cô xấu xí và lười biếng hơn vì cô là con của bà đẻ ra. Mọi việc trong nhà cô kia phải đảm nhận nên người cô bụi bậm như cô Lọ Lem trong gia đình. Ngày ngày, cô bé đáng thương ấy phải ra ngồi ở con đường lớn bên giếng mà kéo sợi, cô phải kéo nhiều đến nỗi máu cháy rỉ ra. Có lần máu thấm đầu ống sợi, cô cúi xuống định rửa sạch sợi nhưng tuột tay ống sợi rơi xuống giếng. Cô khóc lóc chạy về kể lể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô:
- Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên!
Cô bé lại phải lộn ra giếng, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Trong lúc quá sợ hãi cô liều nhảy xuống giếng để mò ống sợi. Cô bị ngất đi, khi cô mở mắt và hồi tỉnh thì thấy mình đang nằm ở trên một cánh đồng cỏ đẹp đẽ, ngàn hoa đua sắc dưới ánh nắng chói chang. Cô đi băng qua đồng cỏ thì tới một lò nướng bánh, lò đầy ắp bánh mì, bánh mì gọi cô:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra! Hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô gái lại gần lò bánh, lấy xẻng dỡ hết bánh ra. Sau đó cô lại tiếp tục đi, cô tới dưới một cây táo sai chi chít quả. Cây gọi cô:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi..
Cô rung cây cho táo rụng. Táo rụng như mưa, cô rung mãi cho đến khi trên cây không còn một quả táo nào. Cô nhặt táo xếp thành đống xong lại tiếp tục đi.
Sau cùng cô đến một căn nhà nhỏ, một bà cụ già răng to kệch ló đầu ra nhìn, cô gái đâm hoảng tính chạy trốn. Nhưng bà cụ gọi cô lại bảo:
- Có gì mà phải sợ, cô cháu yêu quý? Ở đây với bà, nếu cháu làm mọi việc trong nhà đâu vào đấy thì cháu muốn gì mà chẳng có. Cháu chỉ cần lưu ý dọn giường nằm của bà cho chu đáo và rũ giường cẩn thận siêng năng để sao có lông bay ra thì mới có tuyết rơi xuống hạ giới , bà chính là Bà Chúa Tuyết đây.
Bà cụ nói với cô bé với giọng hết sức thân mật gần gũi. Cô bé cảm thấy dễ chịu nên bằng lòng ở lại giúp việc cho bà cụ. Cô cố gắng làm mọi việc theo ý bà cụ dặn. Cô rũ giường bà thật mạnh để cho lông bay là tà khắp nơi như những bông hoa tuyết. Xứng với công khó nhọc của cô, bà dành cho cô một cuộc sống thoải mái, ăn uống sung sướng, không bao giờ nặng lời với cô, ngày nào cũng món xào, món nấu ngon lành. Ở nhà Bà Chúa Tuyết được một thời gian cô bé cảm thấy lòng buồn rười rượi. Mới đầu, cô cũng chẳng hiểu tại sao nhưng cô nhận thấy đó là do cô nhớ nhà. Mặc dù ở đây sung sướng hơn ở nhà muôn phần nhưng cô vẫn tha thiết được về nhà. Sau đó cô thưa chuyện với Bà Chúa Tuyết:
- Thưa bà, lâu nay cháu buồn vì nhớ nhà quá. Dù ở dưới hạ giới cháu không được sung sướng bằng ở đây, nhưng cháu cũng không thể ở đây lâu hơn nữa, cháu muốn xin trở về sống với bà con thân thuộc của cháu.
Bà Chúa Tuyết nói:
- Cháu tha thiết đòi về nhà thì bà cũng vui lòng để cháu về. Vì cháu đã hết lòng giúp việc cho bà, vậy để chính bà đưa cháu về nhé.
Bà cầm tay cô bé và dẫn cô tới trước một cái cổng to. Cổng mở, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì có một trận mưa vàng lớn. Tất cả vàng dính đầy vào người cô.
Bà Chúa Tuyết bảo:
- Cháu có được cái đó là cháu đã làm lụng chăm chỉ.
Rồi bà trao cho cô gái ống sợi mà cô tuột tay đánh rơi xuống giếng.
Sau đó cổng đóng lại. Cô gái trở lại trần, thấy mình đang đứng cách nhà dì ghẻ không bao xa. Khi cô bước vào sân thì con gà đậu trên thành giếng gáy:
Ki rơ ri ki
Gái vàng, gái bạc nhà ta đã về.
Rồi cô vào gặp dì ghẻ. Vì người cô phủ đầy vàng nên dì ghẻ và em gái tiếp đón thật là niềm nở.
Cô kể lại những chuyện mắt thấy tai nghe. Dì ghẻ thấy con chồng trở nên giàu có nên cũng muốn cô con gái xấu xí, lười biếng gặp may như vậy. Cô ta cũng ngồi bên bờ giếng guồng sợi, cô ta lấy kim đâm vào đầu ngón tay, khua cả bàn tay vào bụi gai để máu thắm đỏ ống sợi. Rồi cô ta đem vứt ống sợi xuống giếng và tự mình nhảy xuống giếng. Cũng như chị, cô ta đến một cánh đồng cỏ đẹp đẽ và cũng đi theo một con đường mòn như vậy.
Khi cô ả tới lò bánh mì, bánh mì cũng kêu:
- Cô ơi, hãy kéo chúng tôi ra, hãy kéo chúng tôi ra với kẻo chúng tôi cháy mất, chúng tôi được nướng chín xong từ lâu rồi mà.
Cô ả lười biếng đáp:
- Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!
Nói rồi cô đi thẳng.
Một lúc sau cô ả tới chỗ cây táo. Táo gọi:
- Trời ơi, rung tôi đi, rung tôi đi cô bé, táo chúng tôi chín tất cả rồi.
Cô ả đáp:
- Mày nói chi mà dễ nghe vậy? Để táo rơi vào đầu tao à!
Rồi cô lại tiếp tục đi.
Khi tới trước cửa nhà Bà Chúa Tuyết cô chẳng sợ hãi gì cả vì cô đã được nghe kể về hàm răng to nom dễ sợ của bà. Cô nhận lời ở lại giúp việc cho bà.
Ngày đầu tiên cô ả ráng sức làm việc, tỏ ra chăm chỉ, Bà Chúa Tuyết bảo gì cô ả làm ngay cái đó vì cô ả còn nghĩ tới số vàng mà Bà Chúa Tuyết sẽ thưởng công cho cô. Nhưng sang ngày thứ hai cô đã bắt đầu giở cái thói lười, sang ngày thứ ba càng lười hơn, sáng ra cô không buồn dậy nữa. Cô không dọn giường cho Bà Chúa Tuyết, công việc mà lẽ ra cô phải làm hàng ngày, đã thế cô cũng chẳng chịu rũ đệm cho lông bay xuống.
Lâu dần Bà Chúa Tuyết cũng đâm ra chán và bảo cô ả lười biếng thôi không làm việc nữa. Cô ả thấy vậy mừng thầm, nghĩ bụng, giờ chắc sẽ có mưa vàng. Bà Chúa Tuyết dẫn cô tới cổng, khi cô vừa đặt chân tới thềm cổng thì một nồi nhựa thông đổ xuống chứ chẳng có mưa vàng nào cả. Bà Chúa Tuyết nói:
- Đây là thưởng cho cái công làm việc của con.
Rồi bà đóng cổng lại.
Khi cô ả về tới nhà, người dính đầy nhựa thông, con gà trống đứng trên thành giếng nom thấy cất tiếng gáy:
Ki kơ ri ki,
Gái dơ, gái bẩn nhà ta trở về.
Nhựa thông dính chặt lấy người cô suốt đời, không chịu rời ra nữa.

2. Cô bé Lọ lem đã làm những việc gì sau khi bị rơi xuống giếng? Em có nhận xét gì về những việc làm đó của cô bé Lọ lem?

 

3.Theo em tại sao khi cô bé Lọ lem trở về thì lại có một cơn mưa vàng rơi xuống và dính đầy vào người cô bé?

4.Tại sao khi đang sống sung sướng cô bé Lọ lem vẫn muốn được về nhà?

Hãy viết 3-5 câu văn nêu ý nghĩa của gia đình đối với mỗi chúng ta?

0