K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10

Danh xưng “Hồ Quang” hay “Hồ Chí Minh” ban đầu được Bác sử dụng như là một bí danh. Đó là thời điểm cuối năm 1938, từ Liên Xô trở lại Trung Quốc hoạt động, trong vai một Thiếu tá của Bát Lộ quân, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng cái tên “Hồ Quang” để công tác tại Phòng Cứu vong thuộc Văn phòng Bát Lộ quân ở Quế Lâm (Trung Quốc), nhiệm vụ cụ thể là Ủy viên y tế kiêm Ủy viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng[1].

Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc, ở tại hang Pác Bó, bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc quay lại Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam (một hội đoàn được chính Bác tổ chức ra trước đó) để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng Đồng minh, qua đó tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc cách mạng ở trong nước. Lúc này, cái tên “Hồ Chí Minh” đã lần đầu tiên đã được Bác chính thức sử dụng trong các giấy tờ cá nhân. Chỉ ít ngày sau đó, ngày 29/8/1942, Hồ Chí Minh đã bị Chính quyền Quốc dân Đảng bắt giữ và giam cầm hơn một năm[2]. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được ra đời chính trong thời gian này. Từ đó, cái tên Hồ Chí Minh được sử dụng thường xuyên hơn.

Vì sao lúc này Nguyễn Ái Quốc lại dùng danh xưng là “Hồ Chí Minh”, trong đó “Hồ” là họ và “Chí Minh” là tên (người có họ là “Hồ”, tên là “Chí Minh”). Đơn giản là bởi lẽ Bác rất am hiểu văn hóa Trung Quốc, thông thạo tiếng Trung Quốc. Trong ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, chữ “Hồ” còn có nghĩa là “râu” hàm ý chỉ những người lớn tuổi để râu; hoặc trong chữ “mơ hồ”. Người Trung Quốc nếu nói “già hồ” có nghĩa là nói về ông già có râu dài, giản dị, mơ hồ, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống. Do vậy, Bác dùng họ “Hồ” đã thể hiện được phong cách giản dị, dễ hòa đồng, hòa nhập với dân chúng, lại có thể tránh được sự theo dõi của mật thám. Người Trung Quốc không xưng hô bằng tên gọi mà xưng hô bằng họ. Trong trường hợp bị mật thám tìm hỏi về một ông lão Hồ thì người dân cũng sẽ rất khó xác định được đó là “ông già râu dài” nào. Về tên gọi “Chí Minh”, chữ “Chí” trong “ý chí”, còn “Minh” là “sáng” hay trong “con đường sáng”. Bác dùng danh xưng “Hồ Chí Minh” có hàm ý muốn nói rằng một người giản dị như bao người dân Việt Nam yêu nước khác, nhưng có đầy ý chí và lòng quyết tâm đi theo con đường sáng, con đường cách mạng vô sản chân chính đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam…

Ngày 2/9/1945, trong phần cuối bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chữ ký “Hồ Chí Minh” đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức sử dụng cùng với chữ ký của 13 người khác là những vị Bộ trưởng đầu tiên trong Chính phủ mới (gồm: Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Mạnh Hà, Cù Huy Cận, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Trọng Khánh, Phạm Văn Đồng, Đào Trọng Kim, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến)[3].

Vậy là bắt đầu từ ngày 2/9/1945, với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, danh xưng “Hồ Chí Minh” đã chính thức được sử dụng công khai. Nói “Chủ tịch Hồ Chí Minh” là diễn đạt theo ngữ pháp của người Việt Nam, còn nói “Hồ Chủ tịch” là diễn đạt theo ngữ pháp của người Trung Quốc.

Từ thời điểm sau ngày thành lập nước 2/9/1945, cho đến ngày 25/8/1969, trong tất cả văn bản của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều sử dụng chữ ký “Hồ Chí Minh” cho danh xưng chính thức của mình trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 25/8/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Thư trả lời Tổng thống Mỹ Risớt M.Níchxơn”. Trong bức thư này, Người đã nhấn mạnh: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự. Nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình…”. Cuối thư, vẫn như thường lệ, Bác ký tên “Hồ Chí Minh”[4]. Đây là văn bản chính thức cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Bác qua đời, ngày 2/9/1969.

Chỉ một vài lần hiếm hoi vào các năm 1947, 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chữ ký với duy nhất một chữ “H”, là chữ cái đầu tiên trong danh xưng “Hồ Chí Minh”.

Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, trong khóa họp lần thứ 24 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.6.5, lấy năm 1990 nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Khi chọn tên "Hồ Chí Minh," Bác không chỉ chọn cho mình một tên gọi mới, mà còn thể hiện sự gắn bó với lý tưởng cách mạng. Tên này trở thành biểu tượng cho sự kiên trì và bền bỉ trong cuộc chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

-"Hồ" gợi nhắc đến cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam. Trong nhiều truyền thuyết, hình ảnh các hồ nước thường là nơi kết nối giữa con người và thế giới thiêng liêng.

-"Chí" là ý chí, quyết tâm, thể hiện nghị lực và mong muốn hoàn thành ước mơ của Bác

-"Minh" là sáng suốt, thông minh. "Minh" còn có nghĩa là sự trong sáng, thẳng thắn và chính trực. Đây là một phẩm chất quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Tinh thần trong sáng của Bác luôn hiện diện qua những quyết định chính trị và tư tưởng đạo đức của mình, với mục tiêu duy nhất là phục vụ nhân dân, không có tư lợi cá nhân.

 

6 tháng 5 2021

Nói về sự vĩ đại của Bác Hồ với nước

(đúng ko nhểnhonhung)

6 tháng 5 2021

- Đó là tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người - nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

19 tháng 5 2022

refer

https://www.npt.com.vn/d6/vi-VN/news/BAC-HO-TAI-SAO-LAI-GOI-THE--20-364-630

19 tháng 5 2022

cái đó mà cx có link lun ;-;

1 tháng 6 2020

1. Tình yêu thiên nhiên

- Chỉ với nhan đề bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) cũng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.

- Đặc biệt hơn, người xưa “vọng nguyệt” phải có rượu, hoa, bạn hiền.

- Nay, Bác ở trong hoàn cảnh:

+ “Ngục trung”: hoàn toàn bị giam cầm, mất tự do, không được ung dung tự tại ngắm trăng.

+ “Vô tửu diệc vô hoa”: không có rượu cũng chẳng có hoa, chẳng có bạn hiền. Bởi đây là chốn lao tù nơi đất khách quê người, thế mà người tù Cách mạng vẫn không thể từ chối được ánh trăng.

+ Tâm trạng: bối rối trước ánh trăng quá đẹp.

- Hành động: Nên dù thiếu đi những yếu tố cơ bản nhất để thưởng trăng nhưng người tù Cách mạng vẫn ngắm trăng, quên cả tù đày.

- Trăng và con người hòa vào nhau: vượt qua mọi sự thiếu thốn của không gian.

=> Tình yêu thiên nhiên của Bác lớn lao đến mức Bác quên cả hoàn cảnh tù đày. Trong hoàn cảnh tù đày, Bác vẫn vượt qua mọi rào cản để mở rộng tâm hồn mình, đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

2. Tâm hồn con người

- Tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên -> khiến tác giả quên mất mình là người tù. Tâm hồn thi sĩ lãng mạn bay bổng.

- Tâm hồn vừa có ý chí vừa có nghị lực phi thường. Đó là tâm hồn chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi thiếu thốn, khó khăn của hoàn cảnh.

- Tâm hồn nghệ sĩ khao khát tự do: bị giam cầm và tra tấn về thể xác nhưng với hành động ngắm trăng thì Bác Hồ như đã khẳng định nhà lao không thể cầm tù Người về tinh thần.

=> Tâm hồn nghệ sĩ vừa phóng khoáng, khao khát tự do, giúp Bác quên đi mọi khó khăn thiếu thốn. Với tâm hồn ấy, dù có bị giam cầm lâu hơn nữa, Bác vẫn luôn có tinh thần lạc quan chiến thắng hoàn cảnh.

31 tháng 3 2021

I, MB:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

- Nêu ý kiến

II, TB:

 1, Giaỉ thích

   -HCST

   - Giaỉ thích: ý kién đã nêu lên những vấn đề trung tâm của bài thơ, vừa cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ugn dung của vị lãnh tụ

 2, Chứng minh

  a, ''ngắm trăng là 1 bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê 

 - Hoàn cảnh ngắm trăng: thiếu thốn đủ thứ

  - Câu 2: + Nại nhược hà: biết là thế nào? Bối rối

+ Khó hững hờ:  lời khẳng định bình thản-> Hình ảnh cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng đang ở chốn lao tù.

 * Hai câu cuối: Cuộc vượt ngục tinh thần:

- Nhân, thi gia nhà tù, song nguyệt, trăng : Xiềng xích, gông cùm không khóa được hồn người thi sĩ. Đó là vượt lên hoàn cảnh mà cống hiến.

->Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù cách mạng, thi sĩ với vầng trăng. Thi sĩ thả hồn ra ngoài cửa tù để giao hòa với vầng trăng tự do và trăng cũng say đắm ngắm thi nhân trăng và người trở thành tri âm, tri kỉ

- Nguyệt khán thi gia: trăng ngắm nhà thơ nhân hóa: người và trăng thân thiết, là tri âm tri kỉ

->Cuộc vượt ngục tinh thần:trong lao tù vẫn có vần thơ đẹp. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.

b, phong thái ung dung của bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm"

 - Hoàn cảnh ngục tù thế nhưng Bác không vướng bận vật chất vẫn thẻ hiện ý chí, nghị lực phi thường

- Bác luôn hướng đến ánh snags của hi vọng, của thế giới bên ngoài, về bầu trời tự do

3, Đánh giá chung

  -ND:

  -NT:

III, KB: Khẳng định lại ý kiến .

7 tháng 3 2021

Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao

                         Đêm nay Bác ngồi đó 

                        .................................

                         Bác là Hồ Chí MInh

Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó

16 tháng 1 2021

Có ý nghĩa :khẳng định tình cảm của những người lính trong sáu câu thơ đầuĐồng thời nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau và tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ. 

16 tháng 1 2021

Giải thích nghĩa của từ ''đồng chí '': người có cùng chí hướng, lý tưởng. Người cùng ở trong 1 đoàn thể chính trị hay 1 tổ chức cách mạng thường gọi nhau bằng' đồng chí'. Từ sau CM tháng Tám 1945, "đồng chí" thành từ xung hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội.

18 tháng 3 2016

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thểnói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là HồChí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

18 tháng 3 2016

ý nghĩa là: Đêm nay chỉ là một trong rất nhiều đêm Bác không ngủ. Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước thương bộ đội thương đoàn dân công đó là lẽ thường tình của cả cuộc đời Bác. Và đó chính là lẽ sống "nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác

- Nghĩa gốc: Mùa xuân

Khái niệm: Mùa xuân là một trong bốn mùa (xuân - hạ - thu - đông) thường được công nhận ở những vùng ôn đới và cận cực, tiếp nối mùa đông và diễn ra trước mùa hạ.

- Nghĩa chuyển: xuân 

Khái niệm: Sự trẻ trung, tươi mới, phát triển của đất nước. 

- Cách giải thích nghĩa của từ:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

 - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

12 tháng 10 2023

cảm ơn bạn

2 tháng 7 2016

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóaHCM trong nhận thức và trong hành động.Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tôc

2 tháng 7 2016

Ý nghĩa của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”:

Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt lõi văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra những vấn đề của thời kì hội nhập : Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

5 tháng 6 2017

- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.

- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:

   + Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :

   + Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

26 tháng 9 2019

- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểm có tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của người đó.

- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh:

●    Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới :

●    Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.