K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2022

Giúp mik với mn ơi

22 tháng 2 2022

Tham khảo:Hiện nay, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động xấu đến sự phát triển của tự nhiên và con người. Đi cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường nổi lên như một hệ quả xấu mà nguyên nhân chính đến từ ý thức của chính con người trong xã hội. Cụ thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể thấy tràn ngập các con số thống kê, hình ảnh chân thực về hiện trạng ô nhiễm ở cả môi trường đất, nước và không khí. Hầu hết rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất đều không được xử lí triệt để mà thải thẳng ra sông, hồ, biển hoặc chôn xuống lòng đất; khói thải trực tiếp vào không khí. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và băng tan, đe dọa đến sự sống của không chỉ con người mà còn của toàn bộ giới tự nhiên. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cải thiện ý thức người dân, cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

M: Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

M: Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

 

-  Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

 

Nghị luận văn học

 

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một.

+ Ngữ Văn 10, tập 1: Văn bản đa dạng, phong phú: Viết báo cáo kết quả một vấn đề, Viết bài luận thuyết phục người khác, Viết văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

+ Ngữ văn 10, tập 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, viết bài văn nghị luận, phân tích, đánh giá tác phẩm truyện/ thơ, viết bài văn phân tích đánh giá tác phẩm văn học

3 tháng 5 2022

TK:
Mỗi con người khi sinh ra không tự nhiên mà trở nên thành công hay tài giỏi. Tất cả đều là do quá trình rèn luyện, tu dưỡng mà nên. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự trưởng thành của con người chính là việc đọc sách. Từ bao đời nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò, giá trị to lớn của sách đối với đời sống con người bởi lẽ: “Sách là người bạn lớn của con người”. Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, mà hiện nay, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Nếu xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ. Bên cạnh đó, ngày nay và mai sau, mỗi người chúng ta cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở. Sách vở còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi bằng những câu chuyện cười hài hước. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách hay, bổ ích không chỉ giúp con người mở mang hiểu biết mà còn dạy cho ta cách sống, cách làm người, đối nhân xử thế. Hồi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, làm bạn với hầu hết chúng ta là những cuốn sách giáo khoa của các lớp, tổng hợp kiến thức của các lĩnh vực khác nhau giúp ta phát triển cả về tư duy và tâm hồn. Lớn thêm một chút, chúng ta lựa chọn được nghề nghiệp để theo đuổi nó, ta sẽ được học những kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra con người có thể tìm đến những cuốn sách nổi tiếng như Đắc Nhân Tâm, Tony Buổi sáng,… để tìm hiểu thêm kiến thức. Mỗi cuốn sách sẽ mang đến cho con người những giá trị và lợi ích bổ ích khác nhau. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác hoặc mải chạy theo những thú vui tiêu khiển mà làm lãng phí thời gian của chính mình. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và đáng bị chỉ trích. Mỗi con người chỉ có quỹ thời gian một ngày như nhau, việc ta sống và làm việc thế nào là do chính ta lựa chọn, hãy sống và học tập thật chăm chỉ để trở thành một con người có ích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội để sau này không có gì phải hối tiếc.

_HT_

5 tháng 3 2023

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

- Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

- Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Nghị luận văn học

 

- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

16 tháng 1 2020
Lập luận trong đời sống

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận cứ Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
vì qua sách em học được nhiều điều Em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi

Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.

Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ : Đi ăn kem đi, (vì) hôm nay trời nóng quá.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bổ sung luận cứ.

a. Em rất yêu trường em vì nó là tuổi thơ của em.

b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người.

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Đi nhiều nơi mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết tiếp kết luận :

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải học thôi.

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.

e. Cậu này ham đá bóng thật cậu ấy đá rất hăng say.

Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận : những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Lập luận cho luận điểm : “Sách là người bạn lớn của con người”

- Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.

- Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.

- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.

→ Sách là bạn tốt.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận : Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.

- Truyện Thầy bói xem voi :

+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.

+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng :

+ Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.

- Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.

16 tháng 1 2020

Bạn có thể tham khảo tại đây nhé !

https://vietjack.com/soan-van-7/luyen-tap-ve-phuong-phap-lap-luan-trong-van-nghi-luan.jsp

3 tháng 2 2020

Tham khảo:

I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG

1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

a) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.

c) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Câu hỏi:

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Trả lời:

Các câu có phần đầu là luận cứ:

a) Hôm nay trời mưa,

b) Em rất thích đọc sách,

c) Trời nóng quá,

- Ba phần sau là kết luận.

a) chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b) qua sách em học được nhiều điều.

c) đi ăn kem.

- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nhân quả.

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi vị trí cho nhau.

- Chẳng hạn: Chúng ta không đi chơi nữa vì hôm nay trời mưa

Kết luận luận cứ

(kết quả của quyết định) (nguyên nhân cụ thể)

2. Hãy bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:

a) Em rất yêu trường em...

b) Nói dối rất có hại...

c) ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) ... em rất thích đi tham quan.

Trả lời:

a) Em rất yêu trường em vì có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.

b) Nói dối rất có hại bởi mọi người không tin mình nữa.

c) Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d) Nhỏ tuổi còn nhiều khờ dại nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e) Em đã đến nhiều vùng đất nước nên em rất thích đi tham quan.

3. Viết tiếp các luận cứ sau:

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...

e) Cậu này ham bóng đá thật...

Trả lời:

a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm, em rất thích được đi tham quan.

b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải tập trung học thôi.

c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, phải học ăn học nói lại mới được.

d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó mình phải gương mẫu.

e) Cậu này ham bóng đá thật, chắc sẽ là cầu thủ giỏi.

II. LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:

a) Chống nạn thất học.

b) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

c) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

d) Sách là người bạn lớn của con người.

e) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2. để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

Trả lời:

So sánh câu kết luận ở mục 1 và 2 ở Lập luận trong đời sổng với Lập luận trong văn nghị luận. Chẳng hạn:

Qua sách em học được nhiều điều, Sách là người bạn lớn của con người.

Ta thấy luận điểm ở văn nghị luận là những kết luận khái quát, có ý nghĩa phổ biến với xã hội. Còn kết luận trong đời sống chỉ là của”em” và chưa có nghĩa khái quát cao “học được nhiều điều”.

2. Do luận điểm có tầm quan tọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ... Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

Trả lời:

Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

Trả lời:

1. Xác định luận điểm và lập luận của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi:

- Luận điểm: cần phải có một cái nhìn tổng thế khi xem xét các sự vật, hiện tượng.

- Luận cứ:

+ Nếu chỉ quan sát một cách phiến diện thì con người khó có thể đánh giá được chính xác bản chất của các sự vật, hiện tượng.

+ Nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tổng thể sẽ giúp ta có thế nắm bắt được thực tế đời sống một cách chủ động

+ Khi quan sát hay tìm hiểu một vấn đề, không được quan sát các yếu tố riêng lẻ mà cần phải tìm ra mối liên hệ biện chứng giữa các yếu tố với nhau.

- Lập luận: Không lập luận một cách trực tiếp mà lập luận một cách gián tiếp bằng câu chuyện kế Thầy bói xem voi với những nhân vật là 5 thầy bói bị mù. Với những chi tiết, lời thoại chọn lọc, đầy dụng ý và cuối cùng luận điểm được rút ra một cách thú vị, bất ngờ.

2. Xác định luận điểm và lập luận của truyện Ếch ngồi đáy giếng

- Luận điểm: Kiêu ngạo, huyênh hoang sẽ phải trả giá râ't đắt.

- Luận cứ:

+ Ếch sống trong giếng rất lâu, bên cạnh những con vật nhỏ bé.

+ Khi ếch cất tiếng kêu vang động, những con vật này rất sợ hãi

+ Do đó ếch tưởng mình giống như một vị chúa tể.

+ Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài.

+ Ếch đi lại nghêng ngang, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

+ Ếch bị trâu giẫm bẹp.

- Lập luận theo trình tự thời gian, không gian với những chi tiết, sự việc cụ thể và chọn lọc đế rút ra kết luận.

Chúc em học tốt!
4 tháng 2 2020
1.1. Lập luận trong đời sống

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một liên kết lập luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng, quan điểm, ý định của người nói, người viết.

Câu 1. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều,

Trời nóng quá, đi ăn kem đi.

Trong các bộ phân trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng, ý định, quan điểm của người nói? Mối quan hệ giữa luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

  • Luận cứ bên phải, kết luận bên trái dấu phẩy.
  • Quan hệ luận cứ và kết luận là quan hệ nhân - quả.
  • Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận.

Câu 2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau.

Em rất yêu trường em...

Nói dối rất có hại...

...nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

...trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

...em rất thích đi thăm quan.

  • Em rất yêu trường em vì nơi đây từng gắn bó với em từ tuổi ấu thơ.
  • Nói dối rất có hại vì sẽ chẳng ai tin mình.
  • Đau đầu quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
  • Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
  • Những ngày chủ nhật em rất thích đi thăm quan.

Câu 3. Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói.

Ngồi mãi ở nhà chán lắm...

Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...

Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...

Các bạn đã lớn rồi làm anh làm chị chúng nó...

Cậu này ham bóng đá thật...

  • Ngồi mãi ở nhà chán lắm đi dạo thôi.
  • Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá phải học tích cực thôi.
  • Nhiều bạn nói năng thật khó nghe khiến cho người khác khó chịu.
  • Các bạn đã lớn rồi làm anh làm chị chúng nó cho nên phải noi gương cho các em.
  • Cậu này ham bóng đá thật chẳng chịu chơi môn khác.
1.2. Lập luận trong văn nghị luận

Câu 1. Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. ví dụ:

Chống nạn thất học.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

Sách là người bạn lớn của con người.

Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

  • Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội, khác với những kết luận của lập luận trong đời sống là những luận điểm gắn với những tình huống giao tiếp nhất định.

Câu 2. Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó có tác dụng gì?... Muốn trả lời các câu phải đó phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.

Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.

  • Với đề bài "Sách là người bạn lớn của con người", có thể đặt ra những câu hỏi như sau:
  • Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
  • Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
  • Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
  • Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

Câu 3. Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm có em và lập luận cho luận điểm đó.

a. Rút ra kết luận làm thành luận điểm:

  • Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.
  • Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b. Xây dựng lập luận chính:

  • Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)
  • Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)
  • Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:
    • Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
    • Thân bài:
      • Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.
      • Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.
      • Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
    • Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi

I. Đặc điểm của trạng ngữ:

Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

   Các trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay.

Câu 2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung:

- Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).

- đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian

- đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian

- từ nghìn đời nay. => trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang đầu câu, giữa câu, cuối câu.

Phần II

II. LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Mùa xuân, …mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ.

b. Mùa xuân => trạng ngữ

c. mùa xuân => bổ ngữ

d. Mùa xuân! => Câu đặc biệt.

16 tháng 2 2022

I. Đặc điểm của trạng ngữ:

Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

   Các trạng ngữ:

- Dưới bóng tre xanh

- đã từ lâu đời

- đời đời, kiếp kiếp

- từ nghìn đời nay.

Câu 2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung:

- Dưới bóng tre xanh => trạng ngữ chỉ nơi chốn (rõ về không gian).

- đã từ lâu đời => trạng ngữ chỉ thời gian

- đời đời, kiếp kiếp => trạng ngữ chỉ thời gian

- từ nghìn đời nay. => trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 3. Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang đầu câu, giữa câu, cuối câu.

Phần II

II. LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Mùa xuân, …mùa xuân => chủ ngữ, vị ngữ.

b. Mùa xuân => trạng ngữ

c. mùa xuân => bổ ngữ

d. Mùa xuân! => Câu đặc biệt.

21 tháng 2 2022

tự làm đi

21 tháng 2 2022

ơ hay con mèo này

20 tháng 2 2022

Em ghi hết các đề em cần ra nhé!