K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5. TRUYỆN NGƯ TINH     Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...     Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.

TRUYỆN NGƯ TINH

    Ở ngoài biển Đông có con cá đã thành tinh, mình như rắn dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như rết, biến hóa thiên hình vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa bão, lại ăn thịt người nên ai cũng sợ...

    Có hòn đá Ngư tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, cá tinh sống ở trong đó. Thuyền dân đi qua chỗ này thường hay bị cá tỉnh làm hại. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở đường đi khác nhưng đá rắn chắc khó đẽo. Một đêm, có tiên đến đục đá làm cảng để cho người đi dễ dàng qua lại. Cảng sắp làm xong, cá tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông nên cùng bay lên trời (nay gọi là cảng Phật Đào). Long Quân thương dân bị hại, bèn hóa phép thành một chiếc thuyền lớn, hạ lệnh cho quỷ Dạ Xoa ở dưới thủy phủ cấm thần biển không được nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá, cá tỉnh, thần giả vờ cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Cá tinh há miệng định nuốt, Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Cá tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Núi Đầu Chó (Cẩu Đầu Sơn), còn thân mình trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Cẩu Mạn Cầu.

(Trích Lĩnh Nam Chích Quái)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Tìm câu văn mô tả ngoại hình của Ngư tinh. 

Câu 3. Chỉ ra một chi tiết kì ảo có trong văn bản và nêu tác dụng của chi tiết kì ảo đó. 

Câu 4. Việc Long Quân diệt trừ Ngư tinh thể hiện khát vọng nào của con người thuở sơ khai?

Câu 5. Việc lồng ghép những địa danh có thật trong tác phẩm có tác dụng gì? 

0

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”                                                  thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                                  (SGK Ngữ văn 6, tập 2)Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?-         Đoạn văn trên trích từ văn bản “Thánh Gióng“  Câu 2.Đoạn...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”                                                 

thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                                  (SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?

-         Đoạn văn trên trích từ văn bản “Thánh Gióng“  

Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3.Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên?

Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?

Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?

Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”

1
21 tháng 1 2022

Câu 2.  Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
Câu 3. Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên là: Sứ giả, tráng sĩ 
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là: 
- Hình ảnh so sánh " giặc chết như rạ " thể hiện sức mạnh to lớn của Gióng đánh bại làm cho quân thù đổ xuống hàng loạt như người ta cắt thân cây lúa ( rạ ) làm cho đổ xuống. 
Câu 5:
- Phẩm chất cao quý 
 + Biểu hiện sức mạnh tinh thần đánh giặc nhiệt huyết,dũng cảm,quết chiến quyết thắng.
- Em thấy mình cần phải làm để góp phần xây dựng quê hương, đất nước là: 
+ Học tập thật tốt để mai sau góp phần xây dựng quê hương đất nước 
+ Chúng ta phải biết sống và hi sinh vì mọi người , không nên tham lam,ích kỉ,cầu danh lợi cho cá nhân mình.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết“Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” là: 
Thể hiện sự nhiệt huyết , sôi nổi của thánh Gióng khi quyết tân đánh đuổi giặc Ân tới nỗi khi dụng cụ , vũ khí đánh giặc bị gãy , thì tinh thần chiến đấu , tình yêu đất nước là vũ khí chiến đấu mạnh nhất giúp đánh tan quân giặc .

ĐỀ BÀI 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu::" Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu::

" Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương.

Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa.

Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.

Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy.”

                                                                              (Theo Truyện cổ tích Tổng hợp).

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản.

    Câu 2. Chỉ ra các yếu tổ tưởng tượng, kì ảo trong văn bản trên.

    Câu 3. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh tượng trưng cho điểu gì? Qua chiến thắng của Sơn Tinh trước Thuỷ Tinh, tác giả dân gian ngầm thể hiện mong muốn gì của nhân dân?

    Câu 4.  Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

0
I. PHẢN ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ATM gao, truyện cổ tích thời 4.0 Giữa đại dịch COVID-19, mot số địa phương ở nrớc ta xuất hiện máy ATM gao hỗ trợ người nghèo trong xã hội. Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gao đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quản trí. Nghỉ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy minh vào...
Đọc tiếp

I. PHẢN ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ATM gao, truyện cổ tích thời 4.0 Giữa đại dịch COVID-19, mot số địa phương ở nrớc ta xuất hiện máy ATM gao hỗ trợ người nghèo trong xã hội. Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gao đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quản trí. Nghỉ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy minh vào đường cũng phái sa ngà, anh tự càm thấy thôi thúc minh phải đưa một bản tay cho họ năm. Và anh triển khai máy ATM gao tức thì. Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đổng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Nhữmg dóng gạo chảy ra từ các máy ATM không chỉ đem lại cho người có hoàn cảnh khó khăn bữa com mà con khẳng định quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19. Các máy ATM gao đang mọc lên nối tiếp nhau ở nhiều néo đường đất nước là một hình ảnh đẹp, xúc động, là câu chuyện cổ tích thời 4.0 giữa mùa COVID-19 được viết nên bởi sự sáng tạo và truyển thống tương thân tương ái của người Việt. (Theo Phạm Quỳnh – Sức khỏe và đời sống 20/04/2020)
Câu 1 (0,5 điêm): Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chinh của văn bản.
Câu 2 (0,5 điêm): Nội dung chính của văn bán.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong câu văn: "Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gao ở nhiểu địa phương, cấp phát miễn phi hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn".
Câu 4 (1,0 điêm): Thái độ của tác giả được thế hiện trong văn bản và bải học em rút ra cho bản thân.

0
10 tháng 9 2023

1B

2D

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách.[…] Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách.[…] Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn…[…] Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. […] Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm.[…] Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của nhà triết học kia : “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” . Nhưng hắn lại nghĩ theo rằng: […] hắn có thể hi sinh […] thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người […]. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.” (Nam Cao, “Đời thừa”, trong “Nam Cao, truyện ngắn chọn lọc”, NXB Văn học Hà Nội, 1986) 1. Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích ? 2. Xác định nội dung của đoạn trích? 3. Đoạn trích có nói đến “hắn”, vậy “hắn” là ai? Sắc thái biểu cảm khi dùng đại từ này ? 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”? Tại sao ?

0
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới: Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu cho bên dưới:
 Nhận định về Truyện Kiều, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung". Truyện Kiềukhông những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp hết sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các quý phái nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng đúng nơi đúng lúc nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày như ca dao, tục 
ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi khéo léo kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để 
khả năng biểu hiện của nó tinh tế giản dị mà có âm vang có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi tế nhị trong tình cảm của con người. 
a/ Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
b/ Em hãy chép thuộc lòng 4 câu thơ tả người trong Truyện Kiều để minh họa cho nhận xét trong đoạn trích trên? 
c/ Tìm một lời dẫn trong đoạn trích và cho biết được dẫn theo cách nào? 
d/ “Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở…”. Dựa vào bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích đã học”, em hãy tìm 2 “điển cố”. 
e/ Qua các đoạn trích trong Truyện Kiều đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 –tập 1, em hãy cho biết giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. 
f/ Nhìn lại tác phẩm Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong việc dùng ngôn từ. Thật đáng buồn ngày nay tình trạng sử dụng tiếng Việt rất xô bồ. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của các bạn trẻ trong việc gìn giữ tiếng Việt. (trả lời bằng vài câu văn từ 4 - 6 dòng)

0
 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN    Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của...
Đọc tiếp

 PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

   Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

     “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

                                       (“Đức tính giản dị của Bác Hồ” - Phạm Văn Đồng,  SGK Ngữ văn 7)                                                                     

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 8-10 câu về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Đoạn văn có sử dụng một phép liệt kê và một dấu chấm lửng (gạch chân và chú thích).

2
16 tháng 5 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên: Nói về sự giản dị của Bác trong việc làm và mối quan hệ với mọi người.

Câu 3: mik chưa bt

16 tháng 5 2021

Câu 3: 

- Đoạn văn chứng minh sự giản dị của Bác qua những việc làm và quan hệ với mọi người bằng luận cứ chân thật và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. 

- Những chứng cứ thuyết phục vì:

+ Luận cứ chân thật, rõ ràng

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, mang tính thực tế bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó và tình cảm chân thành của Bác