ghi lai cam nhan cua em ve rung mo o Huong Son .
rừng mơ ôm lấy núi
may trang dong thanh hoa
gio chieu dong gon gon
hương bay gần bay xa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn của rừng mơ Hương Sơn. Rừng mơ bao quanh núi, rừng mơ được nhân hoá (“ôm lấy núi”) càng cho ta thấy sự gắn bó với núi một cách gần gũi, thân thiết và yêu thương. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhẹ nhàng gờn gợn đưa hương hoa mơ lan toả khắp nơi. Có thể nói: đoạn thơ đã vẽ ra bức tranhmang vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn.
“Hương Sơn” là “núi thơm”. Tả cảnh Hương Sơn, tác giả tả cảnh rừng mơ, vì trái mơ, hoa mơ đem hương cho núi.
Bốn câu thơ đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp và thơ mộng. Núi và hoa gắn bó, đan quện vào nhau (Rừng mơ ôm lấy núi). Hoa mơ trắng hay mây trắng đang lượn lờ quanh núi? (Mây trắng đọng thành hoa). Một thoáng “gió chiều đông gờn gợn” cũng đủ đưa hương hoa bay lảng bảng xa gần, ủ ấp cho núi thêm thơm. Bức tranh thiên nhiên có đủ cả núi, cả hoa, cả mây, cả gió được miêu tả ở trạng thái động mà rất tĩnh lặng, rất êm đềm, sự êm đềm cần thiết để hoa ủ hương cho núi.
Nếu không có vẻ đẹp của “rừng mơ”, mấy ai biết đến vẻ đẹp của Hương Sơn?...
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.
Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.
Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời. Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Nguyên văn chữ Hán:
Tĩnh dạ tứ:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch thơ:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).
Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.
Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!
Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.
Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.
Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.
Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.
Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!
“Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa.”
Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nỗi tiếng trên diễn đàn văn chương và lần nay là nhà thơ Nam Trân đáng mến!
May mắn cho em là “chuyến viếng thăm” của em vào đúng mùa hoa mơ nở rộ. Em thật sự ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, với những đài hoa trắng muốt hương thơm quyến rủ lạ kì của loại hoa rừng trong trắng!
Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa!
Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả!
Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một!
Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng.
Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng
Hương bay gần bay xa.
Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Thật sự em rất cảm động khi đọc đoạn thơ này, nó gieo vào lòng em những mầm cảm xúc khác lạ. Em như đã trông thấy một bức tranh thiên nhiên với cả trời và đất hòa quyện làm một. Đó là hoa nắng, núi tím, cả hương thơm từ những cơn gió báo hiệu đông sắp tàn, xuân lại đến vạn vật sinh sôi. Với tất cả bút pháp tinh tế: nhân hóa, cường điệu và tình yêu thiên tác giả đã truyền cho em một cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩa: Việt Nam quê hương ta đâu đâu cũng đẹp, rồi một ngày không xa em sẽ thăm “Rừng mơ” theo đúng nghĩa đen của nó. Yêu sao tổ quốc xinh đẹp này, thật đáng tự hào em là một người con của đất việt trù phú.
1, Đặc điểm khí hậu châu Á:
- Khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng: có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu.
- Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á
+ Kiểu khí hậu gió mùa : -Mùa đông lạnh, khô, ít mưa
-Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều
+Kiểu khí hậu lục địa:- Mùa đông khô- rất lạnh
- Mùa hè khô- rất nóng
2 Vì:
-Là nơi tập trung cư trú, phát triển văn hóa lâu đời ven các con sông ( văn minh Lưỡng Hà ở Tây Nam Á ven sông Tigris và Euphrates, văn minh sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, văn minh Trung Quốc sông Trường Giang, Hoàng Hà)
-Khí hậu dễ chịu, có mưa, có sông để phát triển nông nghiệp,
-Địa hình bằng phẳng nên giao thông thuận lợi trên đất liền, dễ xây dựng đô thị
-Ven biển, xây dựng cảng biển trao đổi thương mại, hàng hóa, truyền bá văn hóa
Thành ra cho dù ven biển hay gặp bão và thiên tai nhưng người dân vẫn cứ đua nhau ra ở gần biển cho sướng. Tổng kết chung lại thì thành phố tập trung thành cụm ở Đông Á ( nhật, Trung quốc, Hàn quốc), Đông Nam Á ( Philippin, Malay, Indo, Thái Lan, Việt Nam), Nam Á ( Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh)., Tây Nam Á.
Rừng hoa mơ ở trên những dãy núi, vào mùa hoa , những bông hoa trắng như tuyết nở rộ làm cả dãy núi ươm một màu trắng xóa, tác giả tưởng tượng những bông hoa đó như đang ôm ấp lấy núi.Trên đỉnh,gió chiều khẽ gợn, những đám mây trắng nhẹ nhàng bay qua, khiến tác giả tưởng tượng rằng những đám mây đó như đang đọng lại thành những bông hoa mơ xinh xắn.Hương mơ thoang thoảng, theo gió chiều nhẹ nhàng lan tỏa cả xa lẫn gần.
(qua trời muối) T_T
Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
1
Trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.
Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6- Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm" trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.
Một người anh luôn "coi thường" những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là "Mèo", "nó vui vẻ chấp nhận" và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là "nó vênh mặt"- "Mèo mà lại! Em không phá là được...". Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do "Mèo" vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo "có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào". Bố của "Mèo" đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà "vui như tết". Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!
Con có nhận ra con không?...
Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự "thức tỉnh" để hoàn thiện nhân cách của mình.
Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là "Mèo con" có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.
“Hương Sơn” là “núi thơm”. Tả cảnh Hương Sơn, tác giả tả cảnh rừng mơ, vì trái mơ, hoa mơ đem hương cho núi.
Bốn câu thơ đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp và thơ mộng. Núi và hoa gắn bó, đan quện vào nhau (Rừng mơ ôm lấy núi). Hoa mơ trắng hay mây trắng đang lượn lờ quanh núi? (Mây trắng đọng thành hoa). Một thoáng “gió chiều đông gờn gợn” cũng đủ đưa hương hoa bay lảng bảng xa gần, ủ ấp cho núi thêm thơm. Bức tranh thiên nhiên có đủ cả núi, cả hoa, cả mây, cả gió được miêu tả ở trạng thái động mà rất tĩnh lặng, rất êm đềm, sự êm đềm cần thiết để hoa ủ hương cho núi.
Nếu không có vẻ đẹp của “rừng mơ”, mấy ai biết đến vẻ đẹp của Hương Sơn?...