Có ý kiến cho rằng:“bên cạnh những lợi ích thì facebook còn có những mặt tác hại” hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bài văn khoảng 2 trang giấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh.
Gần đây, số lượng người tham gia và sử dụng facebook đã tăng lên nhanh chóng, hơn cả dân số của quốc gia đông dân nhất thế giới- Trung Quốc. Người ta ăn với facebook, ngủ cùng facebook, yêu facebook và sống cùng facebook. Điều gì khiến cho facebook trở nên hấp dẫn như thế? Bởi nó giúp cho con người thỏa mãn những nhu cầu cũng như mang lại những lợi ích nhất định. Nhưng đồng xu cũng có hai mặt, bên cạnh những lợi ích tốt đẹp, facebook cũng gây ra không ít hệ lụy. Trong chương trình Ngữ Văn 9, chúng ta sẽ gặp dạng đề bài nghị luận về lợi ích và tác hại của facebook. Với dạng bài nghị luận về một hiện tượng xã hội, cần làm đầy đủ các bước: nêu thực trạng, những lợi ích và tác hại của nó, phân tích nguyên nhân và đề ra những giải pháp để sử dụng cho hợp lí. Đây là vấn đề quen thuộc, cần có những kiến thức hiểu biết nhất định. Bài văn lập luận một cách chặt chẽ, những dẫn chứng xác thực, tiêu biểu sẽ hấp dẫn và thuyết phục được người đọc. Sau đây là những bài ví dụ để các bạn tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 NGHỊ LUẬN VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ GIỚI TRẺ HIỆN NAYTrong cuộc sống vạn vật kết nối, con người gần nhau hơn bởi các thiết bị, các phần mềm thông minh. Và facebook là sự lựa chọn phổ biến và ưa thích của con người để giao lưu và kết nối với nhau. Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Bên cạnh là cây cầu dẫn mọi người đến với nhau, ở một mặt khác, facebook còn là bức tường ngăn cản ta.
Facebook là một phần mềm thông minh được thiết kế bởi Mark Zuckerberg. Đó là một mạng xã hội mà ở đó mọi người có thể làm bạn với nhau dù có chung một màu da, dân tộc, ngôn ngữ hay không. Họ có thể hiện những trạng thái và hoạt động của mình cũng như của người khác. Mọi người có thể kết nối và trò chuyện với nhau ở đó.
Với những tính năng đó, facebook đang dần được lan tỏa và phổ biến trên toàn cầu. Số lượng người sử dụng facebook đang tăng lên từng ngày cũng với thời gian sử dụng cũng nhiều hơn trước. Trên đường đi, ở mọi nơi, không lạ lẫm khi thấy ai cũng cúi mặt xuống điện thoại, những ngón tay lướt trong vô thức, thỉnh thoảng lại dừng lại để thả một nút hay một cảm xúc. Mọi người không liên lạc với nhau bằng số điện thoại nữa mà bằng facebook. Học sinh đi học, người đi làm đều có ít nhất một tài khoản hay một nick face.
Facebook trở nên phổ biến nhờ những lợi ích của nó. Trước hết, facebook có thể coi là một cây cầu. Facebook là cây cầu dẫn đưa con người đến với thế giới. Những thông tin của chính trị, văn hóa, xã hội đều được mọi người cập nhật trên facebook để chúng ta có thể nắm bắt. Bên cạnh đó, ta còn đọc được những bình luận, những ý kiến trái chiều của mọi người liên quan đến một sự kiện, để mở rộng thêm hiểu biết và tư duy về một vấn đề, sự việc. Facebook đưa chúng ta tới gần với mọi người hơn. Chúng ta biết được bạn bè mình đang làm gì, những người thân của mình đang nghĩ gì, họ có vấn đề gì không qua những dòng chia sẻ trạng thái của họ. Và nhờ đó chúng ta biết xung quanh mình, cuộc sống đang diễn ra như thế nào, ra sao dù ở nơi cách xa chúng ta nửa vòng trái đất. Facebook còn là cây cầu kết nối mọi người với nhau. Mọi người có thể kết bạn với nhau, nói chuyện và chia sẻ mọi chuyện với nhau dù chưa gặp mặt, chỉ cần có chung sở thích và tính cách. Facebook chính là một thể giới để mọi người được sống là chính mình. Đó là nơi những người tự ti về ngoại hình có thể tự tin kết bạn với mọi người mà không phải e ngại. Đó là nơi những người rụt rè, ít giao tiếp nhưng nhạy cảm có thể giãi bày những tâm tư ra ngoài; là nơi mọi người có quyền tự do ngôn luận về vấn đề, cùng nhau lan tỏa những việc tốt đẹp và lên án những chuyện xấu. Những đứa bé, gia đình khó khăn đã được trợ giúp nhờ đưa lên facebook, những chuyện cướp bóc, hôi của được đưa lên facebook mà giáo dục, tránh xa. Và như thế, facebook làm cho cuộc sống này tốt hơn.
Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó lại là một con dao hai lưỡi. Mọi người đang dùng quá nhiều thời gian vào một thế giới ảo để bỏ quên đi thế giới thực này. Thế giới sau màn hình quá hấp dẫn khiến họ không thể ngẩng mặt lên nhìn trời lấy một lần. Lúc nào cũng cúi mặt và lướt. Những sự việc diễn ra trên facebook thì thuộc làu còn hôm nay bố mẹ mình ốm, xã hội có việc gì, họ không quan tâm. Chưa kể, những thông tin trên face không phải lúc nào cũng chính xác và đáng tin. Rất nhiều thông tin đưa lên chỉ để câu , để tăng lượt thích. Dành quá nhiều thời gian cho facebook khiến cho việc học hành của học sinh bị ảnh hưởng. Họ sống trong facebook. Họ luôn muốn biết mọi người đang làm gì vì không muốn bị bỏ lỡ. Họ thấp thỏm làm sao để có nhiều lượt , theo dõi, để đợi tin nhắn từ người mình thích. Họ dành hàng giờ để nói chuyện trên facebook nhưng một ngày lại không nói quá mấy câu. Vì quyền tự do ngôn luận nên những “anh hùng bàn phím” bắt đầu bàn sâu vào đời tư, bới móc những chuyện của người khác và làm chủ đề bàn tán của mọi người. Chưa kể có những thanh niên kết thúc cuộc đời của mình chỉ để được nổi tiếng trên facebook. Những vụ tự thiêu, nhảy cầu vì “muốn giữ lời hứa”: “nếu được … , tôi sẽ tự thiêu/ nhảy cầu…”. Những nông nổi nhất thời mà bỏ lại sau lưng niềm thương tiếc của người thân và bạn bè. Khi sử dụng không đúng cách, thế giới ảo đang dần giết chết cuộc sống của bạn.
Mọi thứ đều có hai mặt của nó. Chỉ là bạn nhìn và sử dụng nó như thế nào mà thôi. Mọi người chỉ nhìn thấy những lợi ích mà không nhận ra mặt sau của nó. Học sinh mới được tiếp cận không được hướng dẫn và giáo dục về cách sử dụng facebook dẫn đến lầm tưởng, gây ra những hội chứng “nghiện” facebook hiện nay. Bố mẹ, người lớn cũng đang dần chìm vào thể giới ảo ấy, không thể làm gương cho trẻ nhỏ.
Hãy tự quyết định cuộc đời mình. Nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, toàn diện và thông minh. Hãy dời màn hình một giây để ngước lên xem trời hôm nay màu gì. Bỏ điện thoại để xem cuộc sống hôm nay thế nào, để trò chuyện với một người lâu nay chỉ nói trên facebook. Kết nối để không lạc lõng nhưng cũng đừng bỏ cuộc sống để sống một cuộc sống đúng nghĩa.
-Lợi ích:
+Nấu cháo ăn rất ngon.
+Có lợi về thời trang (Đồ da cá sấu là thấy sang choảnh liền).
+Giúp đa dạng nguồn sống dưới nước và maybe là trên bờ.
+Có thể 1 phần quan trọng cho nghiên cứu sinh học và nhiều thứ nữa.
-Tác hại:
+Tỉ lệ bạn bị cá sấu táp là rất cao (Cá mập nhìn thế thôi chứ còn sống đức hơn cá sấu hihi).
Trong tự nhiên, chỉ có ba loài cá, hai trong số đó xảy ra ở Nga trong tự nhiên và nuôi thành công. Đây cá mè và mè hoa. Xuất xứ dietichen một giây ngon hơn đáng kể. Loại thứ hai, lai, hay thay đổi nhiều với nhiệt độ, vì vậy thông thường gần hơn về phía Nam và trên các kệ ít phổ biến hơn.
Ưu điểm chính của cá chép bạc là nó là con cá nước ngọt duy nhất, chất béo thực sự là tương tự như các chất béo của cá biển và có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể. Nhưng không chỉ tác động này nổi tiếng với cá chép, gây tổn hại đến lợi ích và được nhìn thấy ở đây. Cá cung cấp một loạt các hiệu ứng thú vị:
thịt cá chép có chất lượng dinh dưỡng cao mà có thể tham gia ngay cả trong thức ăn trẻ em. Có chế độ dinh dưỡng, mà được quy định chỉ ăn cá này.cá chép bạc để tiêu hóa hoàn toàn, và chỉ hai tiếng đồng hồ.Thịt của cá là một tuyệt vời phương tiện phòng ngừa chống lại trái tim, dạ dày, ung thư và xơ vữa động mạch.Phốt pho, sắt, kẽm và lưu huỳnh, được chứa trong cá chép bạc, gia cố móng tay, cải thiện màu sắc và tình trạng của da, kích thích tăng trưởng tóc.Câu 1
Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh.
C2
Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
t
Đầu tiên có thể nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã hội của họ. Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhóm các bà mẹ trẻ trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ, chưa kể nhiều nhà văn nhà thơ đã sử dụng mạng xã hội để trực tiếp đưa tác phẩm đến với bạn đọc, qua sự tương tác với bạn đọc để hoàn chỉnh tác phẩm của mình… Nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm cá nhân với thái độ và hành động của chính mình.Không riêng gì chị Hằng cảm thấy mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích mà có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng là qua mạng xã hội, các thành viên có thể liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm thực hiện công tác xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Từ online, những thành viên cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline. Thế nên trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những tổ chức thiện nguyện đã bước ra đời thường từ trên mạng ảo, mà CLB Niềm tin và Hy vọng Hà Nội là một ví dụ.*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đén việc học tập
*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi cư xử văn hóa ,ngôn ngữ
*Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng đến lối sống,lí tưởng
*Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn những nguy cơ,hiểm họa
Facebook, một trong những mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta giao tiếp, chia sẻ thông tin và kết nối với nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, Facebook cũng không thiếu những tác hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội. Việc hiểu rõ cả hai mặt của Facebook là rất quan trọng để sử dụng nó một cách hiệu quả và an toàn.
Lợi ích của Facebook
Một trong những lợi ích chính của Facebook là khả năng kết nối con người. Facebook giúp chúng ta duy trì và củng cố các mối quan hệ xã hội, không chỉ với bạn bè và gia đình mà còn với đồng nghiệp và những người có cùng sở thích. Ví dụ, việc giữ liên lạc với bạn bè từ thời học phổ thông hoặc gặp gỡ lại những người bạn cũ từ lâu không gặp là một trải nghiệm rất quý giá mà Facebook mang lại.
Facebook cũng là một công cụ mạnh mẽ để truyền thông và chia sẻ thông tin. Các cá nhân và tổ chức có thể sử dụng nền tảng này để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông tin quan trọng đến đông đảo người dùng. Các chiến dịch truyền thông, sự kiện, và các hoạt động xã hội đều có thể được tổ chức và quảng bá dễ dàng thông qua Facebook.
Hơn nữa, Facebook tạo ra một nền tảng cho sự sáng tạo và tự thể hiện bản thân. Người dùng có thể chia sẻ bài viết, hình ảnh, video và các tác phẩm sáng tạo khác, từ đó thể hiện cá tính và quan điểm của mình. Những nhóm và cộng đồng trên Facebook cung cấp một không gian để mọi người thảo luận về các chủ đề chung, từ sở thích cá nhân đến các vấn đề xã hội lớn.
Tác hại của Facebook
Mặc dù có nhiều lợi ích, Facebook cũng không thiếu các tác hại đáng lưu ý. Một trong những vấn đề lớn là nguy cơ gây nghiện. Việc dành quá nhiều thời gian trên Facebook có thể dẫn đến sự giảm sút trong hoạt động ngoài đời thực và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến cảm giác lo âu, trầm cảm và sự giảm sút trong sự hài lòng với cuộc sống.
Một vấn đề nghiêm trọng khác là bảo mật và quyền riêng tư. Facebook đã nhiều lần đối mặt với các chỉ trích về việc quản lý dữ liệu người dùng và sự lạm dụng thông tin cá nhân. Các vụ bê bối về rò rỉ dữ liệu và sự lạm dụng thông tin cá nhân đã làm dấy lên lo ngại về việc bảo vệ quyền riêng tư trên nền tảng này.
Hơn nữa, Facebook cũng có thể góp phần vào việc gia tăng sự phân cực và thông tin sai lệch. Thuật toán của Facebook có thể thúc đẩy các nội dung gây tranh cãi và thông tin sai lệch vì chúng thường thu hút nhiều sự chú ý hơn. Điều này dẫn đến việc hình thành các nhóm người dùng với quan điểm cực đoan và sự thiếu hiểu biết về các vấn đề quan trọng.
Kết luận
Facebook là một công cụ mạnh mẽ với nhiều lợi ích to lớn trong việc kết nối con người và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng Facebook cũng đi kèm với những tác hại tiềm ẩn, từ nguy cơ gây nghiện, vấn đề về quyền riêng tư, đến việc phát tán thông tin sai lệch. Để tận dụng tối đa lợi ích của Facebook mà không bị mắc phải các tác hại, người dùng cần phải có ý thức trong việc quản lý thời gian sử dụng, bảo vệ thông tin cá nhân, và luôn kiểm tra độ tin cậy của thông tin trước khi chia sẻ. Việc này không chỉ giúp chúng ta duy trì một môi trường trực tuyến lành mạnh mà còn giúp Facebook phát huy vai trò tích cực trong cuộc sống của chúng ta.