K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8

  " hành trình hp của chuột nhí" là câu chuyện kể về cậu chuột sinh ra với hai chân yếu, không đc khỏe mạnh như các anh chị em của mình. Sinh ra với sự thiệt thòi đó, cậu không thể nhanh nhạy tự tìm thức ăn cho bản thân. Vì thế mà mẹ luôn phiền lòng vì cậu, bị mọi người xung quanh coi thường. Tuy là thế, cậu luôn muốn sống tự lập và ấp ủ một hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi " hp là gì ?". Với niềm tin đó, cậu lặng lẽ ra khỏi cánh đồng - mái nhà mà cậu đã sống từ bé. Men theo dòng sông xanh mát với mảng quế kiếm được, cậu tới 1 khu vườn. Tại đây cậu gặp được nhiều thứ mới lạ và các chị cà chua, cô hẹ,... Mọi người ở đây đều không ưa và xa lánh cậu. Ở đây cậu nghe đc lời than thở của chị bí, chị bầu về nỗi lo mất mùa. Trời đã sang xuân mà trời còn lạnh tê tái, ong bướm vẫn chưa đi thụ phấn. Cậu chuột quyết định giúp các chị. Sau vài lần ngã đau điếng, cậu đã thành công hồi sinh khu vườn nhỏ. Những em bé khỏe mạnh của các chị sinh ra từ những đài hoa thật xinh. Nhờ vậy, cậu đã nhận đc sự ngưỡng mộ và biết ơn của mọi người trong khu vườn. Sau khi trở về với mẹ của mình ở cánh đồng, cậu chuột đã tìm ra đc câu trl thỏa đáng cho câu hỏi của mình: hạnh phúc là đc sống có ích trong cuộc đời này.

5 tháng 6 2021

Em tham khảo dàn ý này nhé !

 

- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)

- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:

+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.

+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.  

 

17 tháng 10 2016

Hôm đó là ngày giỗ của cha .Thiếp trở về nhà với bao nỗi nhớ, nhưng sao trong sâu thẳm tâm hồn thiếp lại dấy lên một chút lo sợ. Thiếp lo về một thứ nào đó rất mơ hồ mà ngay chính bản thân thiếp cũng không tài nào hiểu nổi.
Thiếp về đến nhà khi mặt trời chưa qua khỏi ngọn tre .Những cơn gió lạnh buốt thổi vào vạt áo thiếp như muốn nhắc nhở điều gì đó xa xôi.Những áng mây đen lững lờ trôi nơi cuối chân trời .
Dì và Cám rất niềm nở chào đón thiếp nhưng trong một giây phút nào đó , thiếp chợt cảm thấy nơi đáy mắt dì có điều gì rất khác thường .Dì nhờ thiếp trèo lên cây cau xé một buồng để cúng cha .Thiếp vâng lời dì trèo lên.Thiếp nhớ về ngày xưa khi thiếp chưa trở thành vợ chàng, thiếp rất hay trèo xé cau mang bán .Bao nhiêu kí ức trở về .Thiếp mồ côi mẹ từ bé ,được ít lâu thì cha đi bước nữa.Có lẽ cha không muốn thiếp thiếu vắng tình yêu của mẹ .Nhưng rồi cha thiếp cũng bỏ thiếp mà đi .Cũng từ đó dì trở nên rất nghiêm khắc với thiếp . Thiếp ra đồng chăn trâu từ sáng sớm ,rồi về nhà gánh nước , đến thái khoai ,vớt bèo .Ban đêm còn phải xay lúa nữa cũng chưa hết việc …
Có lần dì đưa cho thiếp và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép , ai xúc được nhiều hơn thì dì thưởng yếm đỏ . Thiếp mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một lát là xong nhưng vì tin lời Cám nên thiếp đã bị Cám lừa lấy hết tôm tép . Thiếp chỉ biết ngối khóc , một vị tiên đã hiện lên hỏi thiếp sự tình .Sau đó vị tiên này bảo thiếp tìm lại trong giỏ xem còn thứ gì nữa không. Trong giỏ chỉ còn con cá bống .Thiếp đem con cá bống ấy về nuôi nhưng không được bao lâu thì bống bị người ta ăn thịt .Vị tiên lại hiện lên và bao thiếp tìm lại xương bống rồi đem chôn ở 4 chân giường.
Ít lâu sau thì chàng mở hội .Dì và Cám không muốn cho thiếp đi nên đã trộn hẳn một đấu thóc với một đấu gạo rồi sai thiếp ngồi nhặt riêng từng loại . Thiếp đã khóc và Bụt hiện lên sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp thiếp .nhưng nghĩ tới việc thiếp không có áo quần đi dự hội nước mắt thiếp cứ chực trào ra.Bụt hiện lên và bảo thiếp đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Ôi!Biết bao nhiêu thứ . Nào là áo quần đẹp ,giày thêu ,cả một con ngựa và bộ yên cương xinh xắn .Thiếp vội thay y phục thắng ngựa đi tham dự hội .Không may giữa đường thiếp làm rơi mất một chiếc giày , thế là thiếp gói chiếc giày con lại kia váo khăn rồi đi tiếp.Đến tận bây giờ thiếp vẫn không biết tại sao chàng lại lượm được chiếc giày đó của thiếp. Cũng nhờ đó mà bây giờ thiếp mới có diễm phúc làm vợ chàng.
Đột nhiên cả thân cau rung chuyển đưa thiếp trở về với thực tại .Thiếp vội hỏi dì thì dì nói là dì đuổi kiến .Thiếp chưa kịp xé cau thì cây đổ. Khoảng thời gian trước khi thiếp không còn biết gì nữa thì thiếp vẫn nhận ra chính dì đã âm mưu hại thiếp .Thiếp chợt cảm thấy bàng hoàng và hụt hẫng .Tại sao dì lại muốn hại chết thiếp , tại sao dì lại căm ghét thiếp đến thế , thiếp nào có tội tình gì.
Rồi toàn thân thiếp chợt đau đớn lạ thường . Đôi mắt thiếp từ từ nhắm lại và thiếp cảm thấy như thiếp được đưa tới một thế giới khác. Một cảm giác bồng bềnh xâm chiếm lấy thiếp . Thiếp không nhớ mình đã thiếp đi bao lâu nhưng khi mở mắt ra thì thiếp không còn là mình nữa mà là một con chim vành anh nhỏ bé . Thiếp đau đớn như ngàn mũi kim châm vào .Thiếp không muốn rời xa chàng , rời xa hình hài của thiếp .Thiếp đã khóc ,khóc cho số mệnh hẩm hiu của thiếp ,khóc trong lốt chim vành anh…Từ một con người bình thường như bao người khác nay lại trở thành con chim vàng anh thì làm sao mà thiếp không khỏi hụt hẫng chua xót .Nhưng thiếp cũng lờ mờ nhận ra bàn tay giúp đỡ của một thế lực siêu nhiên nào đó .Thiếp bay trở về hoàng cung với niềm hi vọng rằng chàng sẽ nhận ra thiếp hay chỉ là con chim nhỏ hót líu lo bên cạnh chàng.Cho đến khi chàng nói :”Vàng ảnh ,vàng anh ,có phải vợ anh chui vào tay áo”thì thiếp biết rằng chàng vẫn còn nhớ về thiếp.
Chàng nhận ra thiếp phải không dù cho thiếp không mang hình hài như trước đây? .Còn thiếp thì thiếp cảm nhận được tình yêu mà chàng dành cho thiếp.Thiếp đã phải mang hình hài vành anh, nhưng cho đến lúc này mà Cám nhất quyết không chịu buông tha cho thiếp .Cám đã bắt và ăn thịt thiếp rồi vứt lông ra ngoài vườn .Từ chỗ đó mọc lên hai cây xoan đào,hai cái cây mà chàng sai quân hầu mắc võng cho chàng. Với hình hài cây xoan đào thiếp chỉ còn có thể trở thành bóng mát để chàng nghỉ ngơi .Mặc dù thiếp không thể nói gì được dưới hình hài xoan đào và cũng không thể nào làm hại đến Cám nhưng Cám vẫn quyết loại bỏ thiếp đến cùng .Vào một hôm gió bão,những giọt mưa rơi xuống tán lá xoan lạnh buốt như cõi lòng thiếp bây giờ .Thiếp gửi bao nỗi niềm của thiếp vào những giọt mưa ấy . Tiếng mưa như tiếng lòng thiếp.Mưa gào thét .Mưa cuồng nộ Gió rít lên buốt giá .Tất cả hòa vào nhau như một cơn thịnh nộ của thiên nhiên.Cũng vào cái đêm mưa gió ấy ,chính Cám đã dùng dao chặt thiếp ra từng đoạn.Thiếp đau đớn nhưng thiếp không thể kêu cứu chàng, cũng không thể cầu cứu bất kì ai. Từng nhát dao oan nghiệt chặt từng cành xoan, đau đớn như chặt vào da thịt thiếp vậy, nhưng thiếp vẫn cố gắng không để cho Cám có thể tiêu diệt được thiếp .Cám mang thiếp đi đóng thành khung cửi.Vì quá tức giận nên thiếp đã hù dọa nó:”Cót ca cót két , lấy tranh chồng chị ,chị khoét mắt ra “.Cám không biết là thiếp chỉ tức giận Cám mà nói thế hay Cám nghĩ rằng thiếp có khả năng tố giác nó nên đã mang thiếp đi đốt thành tro bụi .Từng lưỡi lửa cuộn vòng lấy thiếp , nghiệt ngã lôi thiếp ra khỏi sự sống.Cám như ngọn lửa ấy , hung bạo ,quyết liệt giết chết thiếp .Cám quá độc ác nhưng dù sao nó cũng là chị em cùng cha khác mẹ với thiếp nên thiếp không nỡ lòng làm hại đến nó , vậy mà nó lại bức hại thiếp ,quyết liệt loại bỏ thiếp ra khỏi cuộc đời. Có lẽ nó muốn chắc chắn hơn nên đã mang tất cả phần tro bụi còn lại của thiếp ra khỏi hoàng cung , mang đi thật xa khỏi làng quê thiếp , mang đi thật xa khỏi chàng . Thiếp bị mang đến một nơi thật xa , nơi mà thiếp không tài nào biết được .Nhưng có lẽ só phận chưa muốn chàng và thiếp phải xa nhau mãi mãi nên từ chỗ tro bụi của thiếp mọc lên một cây thị.Con người thiếp một lần nữa lại biến hóa .Thiếp trở thành một trái thị tỏa hương thơm ngát. Cho đến một ngày , bà hàng nước ngửi thấy mùi thơm , ngẩng đầu nhìn lên và nói :’’Thị ơi thị , rụng vào bị bà , bà đem bà ngửi chứ bà không ăn’’ thì thiếp biết rằng thiếp đã gặp được người tốt thực sự .Thiếp thả mình vào bị của bà trao phó số mệnh thiếp vào tay con người ấy nhưng thiếp hi vọng lần này là lần cuối cùng thiếp phải bến hóa .Có lẽ thiếp đã lựa chọn đúng khi quyết định rơi vào bị bà hàng nước ấy .Ngày nào bà lão cũng đi chợ và khi ấy thiếp mới chui khỏi vỏ thị để phụ bà lão dọn dẹp nhà cửa .Thật hạnh phúc làm sao khi trở về với hình dáng con người
Như mọi ngày , khi bà lão ra khỏi nhà thì thiếp lại thoát mình ra khỏi vỏ thị để giúp bà dọn dẹp nhà cửa nhưng hôm nay thì bà lão đột nhiên trở về. Bà chạy ngay tới và ôm chầm lấy thiếp, xé vụn vỏ thị . Từ đó thiếp sống chung với bà lão và bà ấy coi thiếp giống như con gái bà .Tuy có được cuộc sống bình yên nhưng thiếp lúc nào cũng nhớ về chàng vì vậy thiếp luôn têm trầu cánh phượng mong có ngày nhờ nó mà chàng có thể tìm ra thiếp .Chàng thấy không , cũng chính nhờ nó mà ngày hôm ấy chàng đã gặp và nhận ra thiếp .Hạnh phúc như vậy là quá đủ với thiếp , thiếp không còn mong gì hơn nữa
Còn chuyện của Cám thì thực sự là thiếp rất buồn .Dù rằng Cám đã giết chết thiếp đến 4 lần nhưng dù sao Cám cũng là chị em với thiếp vì vậy xin chàng hãy vì thiếp mà đưa xác dì và Cám về lại quê hương mai táng đàng hoàng .Nữ tì của thiếp đã không biết ý thiếp mà hành động tùy tiện, thiếp không trách bởi cũng chỉ vì cô ấy thấy hết những việc làm độc ác của Cám dành cho thiếp .Thiếp không thể bảo toàn mạng sống của Cám nên di hài còn lại của Cám xin cho thiếp được mai táng cho nó thật tử tế.Tội của nó như vậy là đã đền trả xong xuôi rồi, ân oán đã hết từ đây.
Qua bao đau khổ , giờ đây thiếp chỉ mong sống phần đời còn lại của mình thật yên bình và hạnh phúc bên chàng mà thôi,Hoàng Đế của lòng thiếp.
Mọi thứ trên đời này đều có quan hệ nhân quả.Ở hiền gặp lành ,ở ác gặp ác

4 tháng 11 2016

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kỳ tiêu biểu nhất trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam. Qua cốt truyện về cô Tấm côi cút bị dì ghẻ và đứa em Cám cùng cha khác mẹ hành hạ tủi cực nhưng kết thúc lại có hạnh phúc, những sung sướng nhất định, các nghệ nhân dân gian phản ánh cuộc sống chiến đấu dai dẳng, gian nan và không cân sức giữa người lao động nghèo khổ và lực lượng thống trị. Họ chiến đấu với niềm tin sẽ chiến thắng cả một thế lực đen tối trong xã hội phong kiến ngày xưa. Mâu thuẫn giữa mẹ con Tấm Cám không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình mà còn là xung đột kịch liệt giữa cái thiện và cái ác.

Mâu thuẫn này không chỉ diễn ra trong khoảng thời gian cố định mà nó đã ngấm ngầm nảy sinh ngay từ lúc dì ghẻ thay quyền người mẹ yểu mệnh đáng thương của Tấm. Cô bé mồ côi tội nghiệp vấp phải cái quy luật nghiệt ngã nghìn đời:

“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ có thương con chồng”

Cảnh người cùng cực và cô thế nhất trong cái xã hội vốn đầy rẫy trái khoáng đẩy em bé gái nhỏ vào thế chông chênh, bơ vơ ngay từ bước đi chập chững đầu tiên trên con đường đời khúc khuỷu. Tấm là nạn nhân của chế độ phụ quyền: khi mà bố mẹ đã qua đời cả thì mọi quyền hành đều thuộc về tay dì ghẻ. Suy cho cùng thì gia đình chính là nguồi gốc của mọi khổ đau bủa vây lấy đời Tấm, gia đình không là mái ấm! Vừa là phận gái, vừa mồ côi, vừa chịu thế con riêng của chồng nên cái tủi nhục của Tấm càng chất chồng lên cao. Biết thân biệt phận, nhân vật hiền lành nhẫn nhục của chúng ta luôn chăm lo làm việc, sẵn sang “quần quật nửa ngày trời, mải miết hớt đầy giỏ tôm tép” chỉ để mong ước có được cái yếm đỏ, ước được sự cần thiết tối thiểu và chính đáng của cô bé. Thế mà ngay cả cái niềm vui con con của tuổi thơ bỗng chốc cũng trống hoác hệt như giỏ tép Cám đã tráo trở cướp công vậy. Người ta đã lấy đi công lao của mình để mà hưởng phần, Tấm biết nhưng biết làm gì hơn ngoài việc ngồi ôm mặt khóc tức tưởi? Tấm buộc phải tự thu hẹp ước mơ của mình lại trước khi bàn tay nhuốc nhơ kia bóp ngẹn lấy nó. Một con cá bống nhỏ sống sót y hệt như một đám than hồng còn sót trong tro nguội nhưng vẫn còn đủ hơi ấm để sưởi ấm niềm tin.

“Cái bống là cái bống bình,
Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi”.
“… Cái bống là cái bống bang,
Ăn cơm bằng sàng, uống nước bằng tay”.

Thân bống và thân Tấm có chung nỗi bất hạnh mà chỉ Tấm và bống mới đồng cảm với nhau được. Câu hát gọi bống ăn còn là cả lời chân tình đối với người bạn duy nhất thuở ấu thơ:

“Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.

Một hạt cơm thừa từ bữa ăn ngon lành của mẹ con Cám thì vẫn là “cơm vàng, cơm bạc”, vẫn là mồ hôi nước mắt của con người luôn nâng niu mọi thứ xung quanh mình. Giết chết cá bống nào đâu chỉ đơn giản là để đáp ứng khẩu vị của bọn giàu sang? Chúng giết bống cốt là để dập tắt niềm hy vọng vốn đã vô cùng hiếm hoi của Tấm. Hòn máu đỏ đọng lại mãi không tan là hiện thân của tội ác không thể dung tha, là vết tích để lại cái chết oan tàn nhẫn. Và rồi Tấm cũng chỉ biết “bưng mặt mà khóc òa lên”, khóc căm hận và phẫn nộ nhưng vẫn không làm gì được. Một lần nữa nhờ đến Bụt, nhờ đến ông lão hiền lành, tốt bụng đã được dân gian hóa từ hình tượng Đức Phật, luôn xuất hiện trợ giúp Tấm trên con đường đến hạnh phúc, Tấm lại tự nhen nhóm ánh sang lẻ loi của niềm tin từ trong đống tro tàn. Thứ ánh sang đó cho dù Tấm mang cả tâm hồn mình ra để cha chở nhưng vẫn không cản nổi sự đày đọa của mẹ con Cám chủ ý giáng mạnh vào thân xác nhỏ bé của cô gái khát khao một lần được đi hội xuân. Bọn chúng trắng trợn trộn thóc với gạo nhằm dập tắt niềm vui được gia cảm với đời của Tấm. Và Tấm lại khóc ấm ức làm người ta thiết nghĩ nhân vật Tấm quá bị động, chị khóc từ đầu đến cuối chờ Bụt giúp. Ngay cả chi tiết nhà vua vô tình lượm được chiếc giày xinh xẻo Tấm làm rơi cũng quá phụ thuộc vào sự may rủi. Nhưng hãy cứ nghĩ lại mà xam, chẳng phải chi tiết Tấm ướm giày vừa như in tượng trưng cho sự đúng đắn và hợp ý lòng mình hay sao? Có lẽ, vô chừng trong thâm tâm Tấm đã sống cho cái quy luật muôn đời truyền tụng mà cô vẫn hằng ngày đặt niềm tin: “Ở hiền gặp lành”. Tấm vẫn phải sống để thấy được điều “lành” sẽ tới vớt mình như thế nào sau bao nhiêu năm “ở hiền” như vậy? Và bản tính lương thiện, đôn hậu đã đưa cô gái nghèo lên trên đỉnh cao của danh vọng, lên đến ngôi vị Hoàng hậu cao sang. Trước đó không lâu mẹ con Cám dè bỉu õng ẹo:

“Chuông khánh còn chẳng ăn ai,
Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”

Chúng cho rằng Tấm chẳng thể thay đổi được cái trật tự giàu nghèo vốn đã được định đoạt. thế mới có cớ sự mụ dì ghẻ cũng hăng hái hớn hở ướm giày như các cô gái trẻ, và khi thất bại chúng sẵn sàng nhúng tay vào bất cứ tội ác nào.

Khi đã yên vị ở ngôi Hoàng hậu, Tấm nào ngờ có biết bao nhiêu ánh mắt hiểm độc đang hướng về mình. Và Tấm tiếp tục là nạn nhân bi thảm của tội ác, khi mà lắt léo cái lưỡi không xương, khi mà tay cầm dao vấy máu đến nơi miệng vẫn thơn thớt, nỉ non ngọt ngào: “Dì đuổi kiến cho con ấy mà!”. Cô Tấm hiền hậu đoan trang ngả xuống thì một co Tấm quyết liệt và mạnh mẽ lại sống dậy, trở về đòi cho bằng được hạnh phúc. Bốn lần hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, quả thị là những vật bình dị thân thương Tấm gửi gắm linh hồn mình trong đó; thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể tiêu diệt chịu chết một các oan ức của cái thiện mà đã vùng dậy mạnh mẽ. Oái oăm thay, cái thiện đứng dậy bao nhiêu thì cái ác cũng lấn lướt hòng dập tắt cái thiện bấy nhiêu. Có một lúc nào đó chúng tạm thời thắng thế bước lên lầu son gác tía của vương quyền, cung vua, những nơi không thuộc về chúng, chim chóc đến với chúng chỉ để nguyền rủa, tiếng võng trưa hè cũng cất lời đay nghiến chúng. Chúng bị dồn vào thế cô lập và phải đương đầu với cả một mặt trận công lý. Chúng ta không còn thấy Tấm khóc mà tự mình giành và giữ hạnh phúc sao cho bền chặt. Sự hóa thân trở về trần thế thể hiện mơ ước lớn lao về công bằng xã hội; không tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn cực lạc như thuyết luân hồi nhà Phật mà tìm và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này. Sau bao lần thăng trầm trôi nổi, Tấm trở lại thiêng liêng, dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại, cô lừa Cám để tự mẹ con nó tìm đến cái chết. Kết thúc dẫu có hơi tàn bạo nhưng quả thật phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù thích đáng.

Tiếng hót chim vàng anh có nghĩa gì đối với trái tim những con người dã thú đầy máu độc, bong xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét, đố kỵ, tiếng khung cưởi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn… Cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì cái ác càng lộng hành thể hiện mâu thuẫn đối kháng không thể dung hòa, không khí căng thẳng nên xu thế buộc phải thay đổi. các tác giả dân gian không đi sâu vào việc phân tích tâm lý nhân vật mà thiên về miêu tả hành động và tính cách của nhân vật, kết hợp các yếu tố kỳ ảo cùng các câu văn vần góp phần thi vị hóa lời văn và cốt truyện được cố định.

Truyện được lưu truyền và gọt giũa qua thế gian, được nhiều người ưa thích và nghiền ngẫm, lôi được ra ánh sang hình thù, bản chất thô kệch, xấu xí của mẹ con Cám thể hiện hoài bão về lẽ tất thắng của cái thiện đối với cái ác cho dù có khó khăn đến đâu, có gian nan đến thế nào chăng nữa.

25 tháng 9 2021

Bàn về kết thúc của nhân vật, có ý kiến cho rằng đó là cái kết hợp lý, đồng thời cũng có ý kiến cho rằng tác giả nên để cho nhân vật được hưởng hạnh phúc ở nhân gian thay vì kết thúc như vậy. Theo em, cái kết thúc của tác giả dành cho nhân vật là cái kết hợp lý vì nó thể hiện được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cho câu chuyện, nên ta không nên thay thế cái kết này. Đầu tiên, việc tác giả để cho Vũ Nương được xuất hiện rực rỡ và lung linh với kiệu hoa, võng lọng và được chính người chồng đa nghi minh oan đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhân vật Vũ Nương với phẩm chất tốt đẹp cuối cùng cũng được minh oan, cũng được sống hạnh phúc, được minh oan trong rực rỡ và lung linh. Chính nhờ việc sử dụng yếu tố lung linh kỳ ảo đã thể hiện được sự thương xót, an ủi của tác giả đối với người bạc mệnh. Sau tất cả những sóng gió, cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, những sự lung linh, rực rỡ mà Vũ Nương có lại chỉ là những rực rỡ và lung linh kỳ ảo mà thôi. Với nàng, nàng chẳng thể có được hạnh phúc khi ở nhân gian, ở cuộc sống thực. Nàng phải chịu cuộc sống chia cắt chồng con và mang nỗi oan khuất đau đớn tột cùng. Dù cho nàng được minh oan, được ngồi trong kiệu hoa võng lọng rực rỡ nhưng có lẽ đó chỉ là hạnh phúc không có thật. Sự thật là nàng vẫn chết, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, chỉ có nỗi oan của nàng được hóa giải mà thôi. Đây chính là giá trị hiện thực của tác phẩm. Nếu như, truyện kết thúc có hậu hơn thì giá trị hiện thực sẽ không còn, số phận của nhân vật sẽ không thể hiện được chiều sâu tư tưởng. Tóm lại, theo em kết thúc như vậy với Vũ Nương là kết thúc hợp lí nhất vì nó vừa thể hiện được giá trị nhân đạo vừa thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm.

Tham khảo nhé!

22 tháng 9 2017

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

    + Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

27 tháng 12 2020

Được gọi với cái tên ông vua phóng sự đất Bắc, Vũ Trọng Phụng là nhà văn yêu thích của không chỉ rất nhiều độc giả mà còn với nhiều văn nghệ sĩ trong văn đàn Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông chính là tác phẩm Số đỏ. Số đỏ là tiểu thuyết được Vũ Trọng phụng viết năm 1936, được coi là một kiệt tác của văn học trào phúng. Ta có thể tìm hiểu điều đó rõ nhất qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

Ngay từ cái tiêu đề người đọc có thể nhận thấy một sự mâu thuẫn rõ ràng: tang gia nhưng lại hạnh phúc. Đây quả là một nghịch lí. Nhưng nếu đọc truyện thì lại thấy tiêu đề này vô cùng hợp lí. Cái mà xã hội vốn coi là nghịch lí lại trở thành rất hợp lí trong gia đình đại bất hiếu này.

Bối cảnh của đoạn trích là sự ra đi của ông cụ tổ là bố của cụ cố Hồng, đã ngoại tám mươi tuổi và nay ra đi bởi vì uất ức trước việc cháu rể chồng của cụ ngoại tình. Theo lẽ thường cái chết của người có địa vị nhất nhà, người đóng vai trò là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các thế hệ thành viên trong gia đình sẽ làm đau đớn, tan nát trái tim của con cháu. Nhưng ở đây, cái chết của cụ cố tổ dường như lại chính là niềm mong đợi mòn mỏi của các thành viên từ rất lâu. Như một nhà quay phim, ống kính của tác giả quay cận cảnh từng nhân vật một. Mỗi nhân vật lại có một hạnh phúc riêng, một niềm vui khôn tả:

Cụ cố Hồng hạnh phúc vì sẽ được mọi người trọng vọng về tuổi thọ của người con giai nhớn là “cố Hồng”. Dù vẫn còn trẻ chưa đến cái tuổi “thọ” nhưng cụ luôn thích được mọi người trọng vọng, kính nể, thích được tôn sùng như một vị cụ cố đức cao trọng vọng. Hẳn rồi, bố mình chết thì mình dĩ nhiên trở thành người địa vị lớn nhất nhà, không cố thì còn là gì nữa. Ông Văn Minh thì mừng vì đây là thời kì cái chúc thư đi vào thời kì thực hành. Ông nội mất thì cái sản nghiệp của ông mới được chính thức để lại cho con cháu mà người cháu trai này hẳn đang sốt ruột như ngồi trên tổ kiến mong chờ nó được thực hiện.

Bà Văn Minh thì mừng vì đây là cơ hội quảng cáo cho những mốt áo tang, đem lại lợi nhuận cho tiệm may. Đám tang của cụ cố tổ hẳn là một cái đám tang long trọng và tầm cỡ, sẽ có rất nhiều người đến dự đủ các tầng lớp từ quan chức tới tầng lớp bình dân, với một “ngày hội” lớn như vậy, nếu để các thành viên trong gia đình cùng diện những bộ áo tang tân thời của bà thì không những không mất tiền quảng cáo mà những bộ váy ấy sẽ được rất nhiều người biết đến và tìm đến với cửa hiệu Âu hóa.

Cô Tuyết thì vui mừng vì đây là cơ hội trưng diện y phục mốt nhất trước mặt người yêu cùng mọi người. Với cái vẻ đẹp xuân sắc cùng sự giàu có của gia đình, cô có thể sắm những bộ cánh điệu đà để Xuân tóc đỏ cùng mọi người ngắm nhìn sự thơ ngây của mình.

Với cậu Tú Tân thì đây là cơ hội để cậu điều khiển các nhà tài tử điện ảnh thi thố tài năng trước mắt mọi người. Thời điểm đương thời, có được những chiếc máy chụp hình đã không phải những gia đình tầm thường, giờ đây cậu lại có thể khoa chân múa tay yêu cầu cả một nhóm thợ phải chụp kiểu này kiểu kia, góc này góc khác, quả như một nhiếp ảnh gia tầm cỡ, đầy nghệ thuật. Có vẻ như gia đình nhà cụ cố tổ ai cũng theo đuổi những nét đẹp nghệ thuật hiện đại và đời mới nhất.

Ông Phán mọc sừng thì mừng bởi cuộc thương thảo với Xuân tóc đỏ đã kết thúc tốt đẹp, đúng như ông mong đợi, thành công mỹ mãn. Ông vừa có thể công khai cho gia đình nhà vợ cái hãnh diện vì mình được là một người chồng mọc sừng, có thể vạch trần cô vợ lăng loàn Hoàng Hôn. Cái vụ thương thảo mà ông đã mất tiền túi giờ đây lại phát huy tác dụng còn hơn cả mong đợi, làm cho tất cả mọi người đều biết, làm cụ cố tổ tức đến nỗi chết vì uất.

Đối với bạn của cụ cố Hồng, đây là cơ hội trưng diện các kiểu râu và các loại mề đay, “Bắc Đẩu Bội Tinh, Long Bội tinh, Cao Mên Bội tinh, Vạn Tượng Bội tinh…”. Không phải bỗng dưng mà trời cho cơ hội để khoe những cái đó với bàn dân thiên hạ, vậy thì giờ đây, cả thiên hạ sẽ phải nhìn vào những huân chương của các ông. Đồng thời đây cũng là cơ hội để họ chen nhau đi gần quan tài để nhìn bộ ngực của cô Tuyết qua làn áo voan của bộ váy ngây thơ.

Đối với đám bạn của con cháu: bà phó Đoan, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, cô Tuyết… gồm toàn giai thanh gái lịch, nam thanh nữ tú của đô thành nhưng họ đi ở đây là để trưng diện những bộ cánh hiện đại nhất, đám tang sẽ là một sân khấu lớn và họ sẽ là những người mẫu thời trang catwalk trên sàn diễn của mình. Đây cũng là cơ hội để họ chim chuột nhau, cười tình với nhau, bình phẩm chê bai nhau.

Cả đám tang liên tục xuất hiện điệp khúc “đám cứ đi”, diễn tả một sự tiếp diễn bất tận, cái sự việc đưa một đám tang như một con đường trải thảm đỏ để người ta bước đi trình diễn trong sự trầm trồ ngắm nhìn của mọi người.

Cảnh hạ huyệt là lúc hội tụ đầy đủ nhất sự giả dối vô đạo đức cũng là lúc mà các vai hề diễn xuất một cách tài tình nhất (cảnh hề ấy lại gợi liên tưởng tới đám ma của Gorio trong tác phẩm của Balzac), nào là người gục người quỳ người gào khóc, tất cả theo đúng sắp xếp của cậu Tú Tân để cậu thực hiện bộ ảnh trong những phút giây để đời. Đến ông cháu rể Phán mọc sừng cũng nghẹn ngào tiếng khóc “Hứt! Hứt Hứt” giống với mong muốn hất hất hất đất vào huyệt của ông.

Đám tang đã diễn ra theo đúng quá trình và đạt được kết quả viên mãn, đúng với mong đợi của mỗi người. Ai cũng thấy khấp khởi mừng thầm vì cơ hội trời ban và họ đã đạt được đúng nỗi niềm mong mỏi khi giữa cái đám danh giá nhất thì họ đã được phô trương những thứ mà mình muốn khoe.

Tên truyện tưởng không thật nhưng quả đúng là rất thật. Mỗi người đều thực sự có những niềm hạnh phúc riêng, không hề giả tạo, tâng bốc. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và tác phẩm Số đỏ nói chung đã vạch trần bộ mặt của nền văn minh phương Tây và phong trào Âu hóa, nhưng thực chất đây là sự ăn chơi đồi bại của bọn trưởng giả ở thành thị. Mặt khác tác phẩm cũng phơi bày hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng, một xã hội nhốn nháo thật giả lẫn lộn. Kẻ vô học nhưng giỏi bịp thì trở thành vĩ nhân, một mệnh phụ đồi bại dâm đãng thì được cọi là một tấm gương về đức hạnh, một gia đình băng hoại về đạo đức thì được coi là mẫu mực về nền nếp.

1 tháng 6 2023

Một số ý:

+ "Hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một hành trình". Câu nói này đã truyền tải cho chúng ta một thông điệp rất quan trọng về cách nhìn nhận và trải nghiệm cuộc sống.

+ Nếu chúng ta chỉ tập trung vào mục tiêu của mình và coi đó là điểm cuối cùng của cuộc sống, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá trong hành trình của mình. Những khi vui, khi buồn, khi ở bên người thân bạn bè.

+ Hạnh phúc không phải là điều mà chúng ta có thể đạt được bằng cách đặt ra một mục tiêu và theo đuổi nó. Nó là những điều mình cảm nhận, mình thấy vui vẻ và thoải mái trân trọng.

+ Hành trình của chúng ta đầy những thử thách và khó khăn, nhưng nó cũng đầy những niềm vui và thành tựu. Chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc trong những khoảnh khắc nhỏ, những trải nghiệm mới và những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh chúng ta.

+ Chúng ta cần tận hưởng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống của mình, học hỏi từ những trải nghiệm và những người xung quanh chúng ta, và luôn tìm kiếm cách để mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho những người khác. Đó mới là cách để chúng ta có thể thực sự tận hưởng cuộc sống và tìm thấy hạnh phúc thật sự.

4 tháng 1 2022

Gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng ” Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè ” hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Xin chào thầy/cô và các bạn, sau đây em xin trình bày vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản Trái tim Đan-kô.

Mác-xim Go-rơ-ki là nhà văn nổi tiếng đến từ Nga. Từ nhỏ ông là người rất đam mê đọc sách và cùng với những gian khó tuổi thơ đã thắp sáng và nảy sinh khát vọng sáng tác của ông. Truyện Trái tim Đan-kô là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông, được trích ở phần cuối “Tuyển tập truyện ngắn Mác-xim Go-rơ-ki”. Tác phẩm kể về sự hy sinh cao cả, tấm lòng vị tha yêu thương của người anh hùng Đan-kô.

Mở đầu là bức tranh thiên nhiên ở thảo nguyên u ám, với cảnh vật đáng sợ. Rồi lại có sự xuất hiện của ánh lửa xanh kỳ dị, gợi đến những câu chuyện hoang đường. Chính ánh lửa này xuất phát từ câu chuyện của một người anh hùng với trái tim vĩ đại và tràn đầy yêu thương. Một đoàn người trên thảo nguyên đang bị bủa vây trong bóng tối của khu rừng, cành lá thì dày đặc và ánh sáng mặt trời thì không chiếu đến. Họ không có con đường nào có thể thoát ra, ngày một tuyệt vọng và buông xuôi tất cả. Rừng tối mù mịt như bao đêm tối trên thế gian đều tụ lại dây, khiến cho cây cối mờ mờ ảo ảo hiện hình bao quỷ dữ. Trước cảnh tượng ấy ai mà không thương xót cho số phận của đoàn người. Bởi lẽ họ vô tội. Họ đang sống bình yên vui vẻ, không làm hại ai thì lại bị một bộ lạc khác đánh đuổi. Không chỉ phải chiến đấu với con người, mà họ còn phải chiến đấu với cả thiên nhiên. Chúng đã quật cho họ kiệt sức và tước đi ý chí của họ.

Nhưng một vị anh hùng, một chàng trai đã xuất hiện để cứu lấy cuộc sống của họ. Đan-kô đã tìm cách để dẫn dắt mọi người vượt qua khu rừng đáng sợ và tràn ngập bóng tối này. Nhưng khi đứng trước một khu rừng rậm rạp, con người mỗi lúc một kiệt sức thì con người lại lộ ra bộ mặt yếu hèn và nhút nhát của mình. Trước đó thì họ xin anh dẫn họ đi, bây giờ họ lại bắt đầu đổ lỗi cho Đan-kô. Họ mắng mỏ, họ bảo anh phải chết đi. Họ như bầy thú đã đến bước đường cùng. Người đọc cảm thấy vừa tức giận vừa thương hại những con người này. Có lẽ vì bất lực mà họ chẳng còn nghĩ đến ai ngoài mình ra. Thấy rất thương Đan-kô. Anh cũng chỉ muốn không thể để bộ lạc của mình phải trở thành những kẻ nô lệ cho kẻ thù. Vậy mà bây giờ họ lại kết tội anh, muốn anh phải chết.
Trái tim Đan-kô bỗng bùng lên niềm phẫn nộ sục sôi, nó cháy rực lên mạnh mẽ. Mặc dù Đan-kô rất phẫn nộ trước hành động ấy nhưng anh lại nhận ra rằng “Anh yêu họ và nghĩ rằng không có anh, có lẽ họ chết mất”. Một chàng trai có tấm lòng vị tha và yêu thương con người mặc cho bị đối xử tệ bạc nhưng vẫn quyết định cứu mọi người. Ý nghĩa muốn cứu mọi người quá mãnh liệt nhưng lại không được tin tưởng đến mức phải gào to lên như sấm.

Sau đó anh đã có một hành động xé toang lồng ngực của mình và giơ cao lên, giơ cao trái tim đang cháy sáng rực rỡ đẩy lùi tất cả đêm đen soi đường cho bộ lạc tiến lên. Đan-kô thật anh hùng, chàng đã cứu sống tất cả những người trong bộ lạc. Chàng vẫn đi trước, giơ cao trái tim dẫn đường, rừng cây dẫn ra trước bước chân Đan-kô. Nó như một điều gì đó thật cao quý, chói ngời. Và trong lòng người đọc cảm thấy vô cùng cảm phục, trân trọng con người này.

Rồi đoàn người cũng tìm ra được miền đất mới. Đó là một thảo nguyên tươi đẹp, giàu có. Tất cả đều vui mừng quên cả Đan-kô-vị cứu tinh của mình. Đan-kô kiêu hãnh ngắm nhìn thảo nguyên, mỉm cười sung sướng rồi anh gục xuống, tắt thở trong niềm tự hào. Anh chết nhưng trái tim kiêu hãnh của anh thì vẫn cứ cháy mãi. Nhưng rồi có ai nhớ đến sự hy sinh cao cả của anh? Họ vui sướng tràn đầy hy vọng vì được cứu sống rồi họ lại lập tức quên luôn người đã cứu mình. Đan-kô là hiện thân cho hình ảnh một con người xả thân cứu người mà không đòi hỏi được đền đáp. Go-rơ-ki đã dùng những từ ngữ chân thành và tốt đẹp nhất để ca ngợi, để trân trọng trước cái chết của Đan-kô. Đó còn là bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Phải chăng khi con người đứng trước những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống thì họ sẽ quên mất mình là ai, sống một cách ích kỷ và tham lam. Nhưng vẫn sẽ có những con người giống như Đan-kô xuất hiện. Đứng trước vực tối cuộc sống, vẫn giữ trong mình trái tim yêu thương, một lòng tốt chân thành mà không cần đền đáp.

Một bức tranh thiên nhiên, một sự đấu tranh sự sống của con người đã hiện lên thật đặc sắc trong tác phẩm Trái tim của Đan-kô của Go-rơ-ki. Câu chuyện khiến cho người đọc phải suy nghĩ về những giá trị sống và mối quan hệ giữa con người trong hiện thực thực cuộc sống.

Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được lời góp ý của mọi người để bài nói được hoàn thiện hơn.