K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8

Bài thơ "Lên thăm nhà Bác" của Hằng Phương là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, phản ánh lòng kính trọng và yêu mến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài thơ, tác giả miêu tả chuyến thăm nhà Bác ở những ngày hè tươi đẹp, nơi mà mỗi chi tiết nhỏ đều chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc. Ngôi nhà Bác hiện lên giản dị nhưng ấm áp, với hình ảnh khu vườn xanh mát và những kỷ vật giản đơn, gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử đầy tự hào. Đặc biệt, sự chú trọng vào những chi tiết như cây xanh, phòng làm việc, và các kỷ vật của Bác không chỉ tạo nên một không gian sống động mà còn nhấn mạnh sự giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ. Qua đó, bài thơ không chỉ là một chuyến thăm quan, mà còn là một bài học về lòng yêu nước, sự hi sinh và tinh thần trách nhiệm. Bằng những hình ảnh chân thực và cảm xúc chân thành, Hằng Phương đã thành công trong việc truyền tải một thông điệp sâu sắc về sự kính trọng và tình yêu đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

25 tháng 5 2023

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã đi vào huyền thoại. Trong lần về thăm nhà Bác, Nguyễn Đức Mậu đã xúc động viết :

Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa 

Cuộc đời Bác cũng như muôn con người khác, vẫn giản dị mà đơn sơ, mộc mạc. Ngôi nhà của Bác sao mà quá đỗi bình dị, thân thương, vẫn có những mái lợp nghiêng nghiêng che nắng mưa sương gió, nhà thơ như nghẹn ngào và xúc động trước khung cảnh rất đỗi quen thuộc ấy. Rồi, vào sâu trong căn nhà nhỏ, nhà thơ bắt gặp những vật dụng quen thuộc như " chiếc giường tre", đó không phải là chiếc giường bằng gỗ lim hay bằng những thứ gỗ đắt tiền gì khác, mà đó chỉ là chiếc chõng tre rất đơn sơ, nó như hòa vào đất trời, hòa vào cuộc sống của những người dân lúc bấy giờ. " Võng gai ru mát những trưa nắng hè" chiếc võng ấy, cũng đã ru mát cho tuổi thơ Người như bao con người khác. Phải chăng, sống trong hoàn cảnh như thế, mà sau này con đường giải phóng của Bác bắt đầu từ  tình yêu thương nơi đó. Ta cảm nhận được từ Người - một vị lãnh tụ vĩ đại, có lẽ khơi nguồn từ chính nơi Bác sinh ra mà sau này, điều đó cũng đã lan toả vào tâm trí Bác, đức tính ấy đã trở thành một nhân cách lớn trong Hồ Chí Minh.

 

25 tháng 5 2023

hay

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏiHƯƠNG NHÃN(Trần Đăng Khoa) Hằng năm mùa nhãn chínAnh em về thăm nhàAnh trèo lên thoăn thoắtTay với những chùm xa Năm nay mùa nhãn đếnAnh chưa về thăm nhàNhãn nhà ta bom giộiVẫn dậy vàng sắc hoa Mấy ngàn ngày bom quaNhãn vẫn về đúng vụCùi nhãn vừa vào sữaVỏ thẫm vàng nắng pha Em ngồi bên bàn họcHương nhãn thơm bay đầyVe kêu rung trời saoMột trời sao ban ngày Vườn xanh biếc...
Đọc tiếp
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏiHƯƠNG NHÃN(Trần Đăng Khoa)

 

Hằng năm mùa nhãn chínAnh em về thăm nhàAnh trèo lên thoăn thoắtTay với những chùm xa

 

Năm nay mùa nhãn đếnAnh chưa về thăm nhàNhãn nhà ta bom giộiVẫn dậy vàng sắc hoa

 

Mấy ngàn ngày bom quaNhãn vẫn về đúng vụCùi nhãn vừa vào sữaVỏ thẫm vàng nắng pha

 

Em ngồi bên bàn họcHương nhãn thơm bay đầyVe kêu rung trời saoMột trời sao ban ngày

 

Vườn xanh biếc tiếng chimDơi chiều khua chạng vạngAi dắt ông trăng vàngThả chơi trong lùm nhãn Đêm.Hương nhãn đặc lạiThơm ngoài sân trong nhàMẹ em nằm thao thứcNhớ anh đang đi xa.(Góc sân- khoảng trời, trang 60 NXB văn hóa thông tin, 2006)Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A.Tự do B. Lục bát C. Bốn chữ D.Năm chữCâu 2. Nhân vật bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai? A. Người anh B. Người mẹC. Người em D. Người giấu mặtCâu 3. Cảm xúc đó chủ yếu hướng về đối tượng nào? A. Người anh B. Hương nhãnC .Người mẹ D. Cả ba A, B, CCâu 4. Ý nào nói đầy đủ nhất phương thức biểu đạt của bài thơ? A. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận C. Miêu tả kết hợp tự sự nghị luận D. Tự sự kết hợp miêu tả, thuyết minh.Câu 5. Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm gieo vần trong hai khổ đầu của bài thơ ? A.Vần chân,liền B.Vần chân, cách C.Vần lưng, liền D. Vần lưng. cách Câu6. Xác định câu thơ có từ in đậm là số từ. A. Hằng năm mùa nhãn chín B. Năm nay mùa nhãn đến C.Mấy ngàn ngày bom qua D.Tay với những chùm xaCâu 7. Ý nào nói đúng nhất ý nghĩa của từ láy thoăn thoắt. A. Hành động nhanh nhen của người anh B. Hình dánh nhỏ nhắn của anh C. Giọng nói nhỏ nhẹ của anh D. Âm thanh nhỏ nhẹ của chim chóc trong vườnCâu 8. Khổ 2 của bài thơ có mấy phó từ? A.Một B.Hai C.Ba D. Bốn
0
24 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tết năm nay, tôi được bố mẹ cho về thăm quê nội. Điều đó khiến tôi cảm thấy vô cùng háo hức vì đã lâu tôi chưa được về thăm quê. Tôi mong rằng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đẹp khi ở quê hương của mình.

Chiều hai bảy Tết, cả nhà tôi chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết, cũng như món quà Tết để đem về quê biếu ông bà nội. Đúng ba giờ chiều, bố lái xe đưa cả nhà về quê. Xe đi mất gần hai tiếng thì đến nơi. Ông bà nội vui vẻ ra đón cả nhà. Tôi cất tiếng chào ông và thật to. Tối hôm đó, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm đoàn viên. Thật ấm cúng và vui vẻ!

 

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm để ngắm nhìn quê hương của mình. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Đặc biệt nhất là bầu trời buổi sáng sớm, thật trong lành biết bao. Tiếng chim hót líu lo đón chào ngày mới. Đó đều là những thứ mà ở thành phố tôi chưa thấy.

Ngoài đường vẫn còn rất yên tĩnh. Thỉnh thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc. Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ của mọi người trong làng.

Buổi chiều, tôi cùng với bố mẹ đi chợ Tết. Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. Không khí chợ những ngày trước Tết lúc nào cũng nhộn nhịp. Sắc xuân tràn ngập khắp muôn nơi. Những nụ hoa đào còn đang e ấp. Những câu đối đỏ, những gian hàng bày đồ trang trí. Chợ hoa Tết cũng không kém phần đông đúc. Hàng trăm thứ hoa rực rỡ sắc màu. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Sau một buổi chiều dạo quanh khu chợ, mẹ tôi cũng mua được những món đồ cho ngày Tết, còn bố tôi đã chọn được một chậu hoa đào ưng ý.

Chiều hai chín Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Tôi cũng xung phong giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa cho ông bà. Tôi còn được xem ông nội gói bánh chưng nữa.

Chiều ba mươi Tết, mọi công việc chuẩn bị xong xuôi. Cả nhà quây quần bên mâm cơm giao thừa. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tôi cố thức đến mười hai giờ đêm để xem pháo hoa, nhận lì xì của ông bà, bố mẹ. Những ngày đầu năm mới, mọi người trong gia đình cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Khuôn mặt ai cũng đều rạng rỡ. Thời tiết cũng ấm áp như chiều lòng con người. Không khí ngày tết ở quê hương thật tuyệt vời.
Lần đầu được đón Tết ở quê thật là một trải nghiệm đáng nhớ. Tôi cảm thấy thêm yêu gia đình, quê hương của mình. Tôi mong rằng những năm sau gia đình mình sẽ lại được đón Tết ở quê.

29 tháng 9 2023

Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở Việt Bắc vào tháng Năm. 

29 tháng 9 2023

Vào một sáng của tháng năm

15 tháng 4 2022

Tu " tham " la cach noi giam noi tranh , lam giam noi dau thuong mat mat cua Bac , dong thoi khang dinh bac van con song mai trong trai tim cua moi nguoi

15 tháng 4 2022

-nói giảm nói tránh"thăm"

tác dụng "giảm bớt nỗi đau thương mất mát,đồng thời bất tử hóa hình tượng bác.

7 tháng 8 2016

+ Tên thật của nhà thơ Minh Huệ: Nguyễn Đức Thái

Năm sinh và năm mất: ( 1927 - 2003 )

Quê ở Nghệ An

Ông tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945.

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trật theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta

 

 

7 tháng 8 2016

a/ Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.

Ông tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

 

Ông mất ngày 11 tháng 10 năm 2003.

b/ Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đc sáng tác vào năm 1951 kháng chiến chống Pháp.

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.a/ Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn lại càng thươngNgười cha mái tóc bạcĐốt lửa cho anh nằm(Minh Huệ)b/ Về thăm nhà Bác làng SenCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)c/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Gần mực thì đen, gần đèn thì...
Đọc tiếp

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ trong các câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

a/

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

b/

Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

                                                                                 (Nguyễn đức Mậu)

c/

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

                                                                                                                (Tục ngữ)

....

d/

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương) 

 

e/

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

(Phạm Tiến Duật)

g/.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa

(Huy Cận)

Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong  các trường hợp sau:

a/

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

                                                                  (Tố Hữu)

b/

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

                                                                                             (Hoàng Trung Thông)

c/

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

d/

d1/

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà bội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau hàng bè

                        (Tố Hữu)

2
15 tháng 8 2023

Bài 5:

a.

Ẩn dụ: "Người cha mái tóc bạc"

Tác dụng: thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi của nhà thơ với Bác khi gợi tả về hình ảnh Bác thức canh cho các anh chiến sĩ ngủ. Từ đó câu thơ thêm sâu sắc, giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

b.

Nhân hóa: "Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

Tác dụng: làm cho hình ảnh hàng râm bụt trở nên sinh động, đẹp đẽ như hiện rõ trước mắt người đọc đồng thời thể hiện nên sự kính mến của nhà thơ với Bác. Ca ngợi của đời Bác luôn sáng, đẹp đẽ từ đó câu thơ giàu sự gợi hình gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

c. 

+ Ẩn dụ: "Ăn quả" và "Kẻ trồng cây"

Tác dụng: thể hiện chân lý khi ta hưởng được thành quả thì phải nhớ đến người lao động tạo ra lợi ích đó. Tăng giá trị diễn đạt lòng biết ơn từ đó dễ dàng khắc sâu và trí nhớ của đọc giả.

+ Ẩn dụ: "mực - đen", "đèn - sáng"

Tác dụng: làm câu thơ thêm thâm thúy gợi sự việc bản thân mình ở đâu, gần gũi với điều gì thì mình sẽ lây những điều ở đó. Câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm gây ấn tượng mạnh với đọc giả.

d.

Ẩn dụ: "mặt trời"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc hình ảnh Bác luôn đẹp đẽ, soi sáng con đường đi đến độc lập của đất nước ta. Từ đó tăng giá trị diễn đạt tình cảm của nhà thơ với Bác, câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả.

e.

Điệp ngữ: "Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"

Tác dụng: thể hiện và nhấn mạnh tâm thái rất tập trung quyết hoàn thành được nhiệm vụ dù có khó khăn, gian khổ cách mấy của người lính lái xe. Từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi cảm xúc đến đọc giả.

g.

+ So sánh: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"

Tác dụng: giúp việc gợi tả hình ảnh mặt trời thêm sinh động, rõ ràng, đặc sắc từ đó câu thơ thêm giàu sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Sóng đã cài then", "Đêm sập cửa"

Tác dụng: thể hiện tinh tế và sâu sắc sự nghỉ ngơi của biển cả, gợi hình ảnh sóng và đêm - hình ảnh của thiên nhiên một cách sinh động, độc đáo gần gũi với đọc giả từ đó câu thơ giàu giá trị diễn đạt hơn.

15 tháng 8 2023

Bài 6:

a.

Hoán dụ: "áo nâu" và "áo xanh"

Tác dụng: thể hiện nên việc người nông thôn hay thành thị đều không có sự cách biệt mà thay vào đó là sự gắn bó, đồng lòng đoàn kết cùng giúp đỡ nhau phát triển. Từ đó câu thơ thêm giàu giá trị gợi hình sâu sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn đọc giả hơn.

b.

Ẩn dụ: "sỏi đá" và "cơm"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc chỉ cần con người ta có ý chí kiên định, lòng say mê nhiệt huyết lao động chăm chỉ thì dù có khó khăn đến cách mấy cũng có thể vượt qua, gian nan cũng thành cơ hội.

c.

Ẩn dụ: "một cây" và "ba cây"

Tác dụng: thể hiện sâu sắc việc chỉ cần có lòng đoàn kết, không tự làm việc một mình thì ắt chắc sẽ làm nên được việc lớn. Đồng thời câu thơ thêm giàu sức gợi hình, giá trị diễn đạt, gợi cảm xúc gây ấn tượng mạnh đến người đọc.

d.

+ Nhân hóa: "Ngày Huế đổ máu" và "Chú Hà Nội"

Tác dụng: thể hiện sự sụp đổ, chiến tranh đến với miền đất Huế. Đồng thời gợi sự gắn kết, liên quan mật thiết giữa Hà Nội và Huế khi đối mặt với giặc xâm lược, từ đó câu thơ thêm hay hơn nhờ giá trị ngôn từ, giàu sức gợi hình, gợi cảm ấn tượng với đọc giả.

19 tháng 11 2017

  Những hình ảnh đẹp trong đoạn thơ là: hàng râm bụt thắp lửa hồng; con bướm trắng lượn vòng; chùm ổi chín vàng.

  Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.

  Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

 AND

                                                                             "Về thăm nhà Bác làng Sen

                                                                      Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"

    Trong đoạn thơ trên tác giả  sử dụng từ thắp và vàng ong  để nói lên vẻ đẹp sâu sắc của bài thơ. Xét về các ý trong đoạn thơ được nêu trên những hình ảnh đẹp được tác giả liên tưởng tới đó là " hàng râm bụt thắp lên ngọn lửa hồng ; con bướm trắng lượn vòng và chùm ổi chín vàng. Hai từ thắp, vàng ong được sử dụng sáng tạo và hay. Từ thắp vốn dùng để chỉ hoạt động: châm lửa cho cháy lên, thắp đèn… ở đây từ thắp được dùng theo nghĩa bóng chỉ sắc đỏ của hoa râm bụt như ngọn lửa được thắp lên. Cách dùng từ này làm cho cảnh vật miêu tả trở nên sống động và gợi được ở người đọc sự liên tưởng thú vị.Từ vàng ong cũng được dùng rất hay. Nó vừa gợi tả được màu vàng của chùm ổi chín, vừa nêu được mối quan hệ giữa đất trời và cây cối. Cảnh sắc vàng của cây cối chính là sắc vàng của bầu trời, mặt đất, cảnh vật. Từ vàng ong cũng gợi được sự lien tưởng thú vị ở người đọc.

Chúc bạn học tốt.

24 tháng 10 2021

Các dòng thơ nói về  nhà trong bài thơ là : Con đừng quên lối về nhà

Những dòng thơ đó cảm nhận lối đi về nhà là những ước mơ sáng tỏ là một đường đi trở về mía ấm

HT