Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến tán thành về vấn đề ham mê trò chơi điện tử là không nên.
giúp mình với mình cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là một vài ý của mình cho bạn tham khảo:
- Trò chơi điện tử đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
- Giải pháp:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân
Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Có ý kiến cho rằng "LGBT không phải là bệnh" và tôi tán thành với ý kiến trên. Chúng ta biết rằng trong xã hội này không ai khi sinh ra được lựa chọn giới tính của bản thân cũng như tính cách của bản thân. Và quan niệm về LGBT luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm.
Trước hết, LGBT không phải là một căn bệnh và cũng như không có phương thuốc ,cách đặc trị nào như mọi người tưởng. LGBT hay LGBTQ, là từ viết tắt của từ đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (biosexual) , chuyển giới (transgender) và người có xu hướng tình dục khác biệt (queer). Cộng đồng LGBT còn được biết đến với tên gọi là cộng đồng thế giới thứ ba hay là những người đồng tính. Họ là những người bị thu hút bởi những người cùng giới như đồng tính nữ sẽ bị thu bởi phụ nữ hay đồng tính nam bị thu hút bởi đàn ông hoặc người lưỡng tính sẽ bị thu hút bởi người cùng hoặc khác giới tính. Nói đơn giản nhất, LGBT là một thể loại giữa những người cùng giới.
Hiện nay, trong cuộc sống, vấn đề về LGBT đã không còn quá xa lạ đối với xã hội, song nó vẫn rất cần sự quan tâm,chia sẻ từ xã hội để cho cộng đồng LGBT được hòa nhập với nơi họ sinh ra, đã và đang làm việc và sinh sống tại đó. Tiếp theo, điều quan trọng nhất là làm thế nào để ai đó nhận ra rằng mình thuộc cộng đồng LGBT? Chắc chắn sẽ có vài người nhận ra tính hướng thật của bản thân nhưng họ sẽ không thể hiện ra mà sẽ che giấu nó đi. Và hầu hết những người khác sẽ mất một khoảng thời gian thật dài để nhận ra tính hướng thật của bản thân.
Vậy tại sao mà một ai đó có thể là LGBT? Theo như các nghiên cứu khoa học thì hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của xu hướng tình dục này, nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng đó là do sự tác động lẫn nhau phức tạp giữa các yếu tố di truyền, nội tiết tố và môi trường. Có thể kết luận rằng, đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục tự nhiên, một biểu hiện của sự đa dạng tình dục ở con người và đặc biệt hơn hết nó không phải là một căn bệnh.
Các bạn à, những người đồng tính cũng chỉ là những người bình thường mà thôi, họ cũng mang một quốc tịch, một quê hương, họ có tiếng nói, họ có suy nghĩ và tình cảm. Chỉ có một điều khác biệt duy nhất ở họ chính là khuynh hướng bị hấp dẫn trên phưong diện tình yêu đối với người cùng giới của họ. Tôi không cho rằng đó là xấu, đó là một loại bệnh cần phải chữa bởi chỉ cần là con người thì ai cũng sẽ mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và họ cũng vậy, cũng cần tình yêu để mưu cầu hạnh phúc, họ yêu người cùng giới, điều đó là không sai. Vì vậy tình yêu đồng giới cũng không sai. Tình yêu đồng giới cũng giống như giữa tình yêu giữa nam và nữ. Nếu nói tình yêu là sự rung cảm giữa hai trái tim hay như theo triết học mà tôi được biết: Tình yêu là một dạng tình câm đặc biệt của con người, là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi và gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và san sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình thì tình yêu đồng giới cũng tương tự như vậy thôi, là tình cảm đặc biệt của những người cùng một giới.
Thế nhưng tại sao họ cũng là con người vậy mà vẫn có nhiều người khước từ dang rộng tay để giúp đỡ họ, an ủi họ và lại còn kì thị họ nữa? Tôi biết họ có khuynh hướng tình dục không giống như những người bình thường khác nhưng tình yêu của họ cũng trân trọng và đáng quý mà. Các bạn à, chúng ta được tạo hóa ban cho rất nhiều điều tuyệt vời nhưng tuyệt vời nhất chính là tạo hóa cho chúng ta một trái tim phập phồng đầy những sự yêu thương, trái tim biết yêu, biết cảm nhận, biết rung động, trái tim biết kết nối một trái tim xa lạ khác cùng hòa chung một nhịp đập, một cảm xúc với nó.Chúng ta luôn có một xu hướng suy nghĩ về việc không thể nào mà yêu những người cùng giới tính được và điều đó sẽ khiến cho bạn trở nên cổ hủ,cố chấp, không có suy nghĩ thoáng với những người có tình yêu cùng giới. Có một câu nói tôi rất thích và đáng cho chúng ta phải suy ngẫm về nó, nó được nói bởi một trọng những người đàn ông quyền lực nhất - tổng thống Mĩ Barack Obama : “ Change is never easy, but always possible (Thay đổi không bao giờ là dễ, nhưng điều đó là có thể).
Và thật đáng mừng khi vào ngày 17/5/1990, WHO đã quyết định loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách phân loại bệnh quốc tế. Từ đó đến nay, ngày 17/5 hàng năm đã được các nước lớn và liên minh châu âu EU công nhận là ngày Quốc Tế chống kì thị LGBT (International Day Against HOmophobia and Transphobia – IDAHO). Hơn hết là tại đất nước Việt Nam, tinh thần của ngày IDAHO được quan tâm và nhiều sự kiện được tổ chức là một minh chứng cho thấy sự lớn mạnh và tự tin của cộng đồng những người nam, nữ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới cùng với xã hội Việt Nam ngày càng cởi mở và bao dung hơn. Còn hơn thế nữa là các nước như Mexio,Cuba, Slovenia,Chile,..đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và nhận con nuôi. Đây chính là điều đáng mừng cho cộng đồng LGBT để họ có thể "sống thật" với chính bản năng của mình.
Tóm lại, tất cả chúng ta đều là những con người bình thường,ai cũng có quyền được sống vì vậy hãy đối xử với tất cả mọi người một cách công bằng, không kì thị và coi đồng loại của mình là "những kẻ dị dạng".Chúng ta nên học cách cảm thông và dành tìm cảm bình thường cho cộng đồng LGBT, hãy mở rộng trái tim và giang rộng vòng tay chung sống hòa đồng với họ, hãy hiểu cho số phận thiên bẩm của những người đồng tính, họ không thể tự chọn giới tính cho mình. Đồng tính không phải là điều gì xấu xa và tình yêu đồng tính không có gì đáng bị lên án. Đừng coi LGBT là một loại bệnh nào cả mà hãy coi đó là cái “tạm khuyết”, để rồi công nhận nó là một phần không thể gạt bỏ đi của xã hội này.
(Bạn tham khảo bài trên của mình để nói lên suy nghĩ bản thân về ý kiến nhé, ai cũng có một suy nghĩ riêng cả. Bài viết có tham khảo qua nhiều bài viết khác nhau nhưng đồng thời cũng có ý kiến của bản thân mình! Chúc bạn học tốt)
Thế kỉ XXI là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
Tham khảo
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Ham mê chơi điện tử khiến học sinh sút giảm dẫn đến nhiều sai lầm khác. Một khi đã ham mê trò chơi điện tử các bạn học sinh sẽ bỏ hết thời gian vào nó bao gồm cả thời gian vào việc học. Điều đó dẫn tới việc học mỗi ngày đều sa sút vì lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn. Đứng trước kết quả học tập ngày càng đi xuống, các bạn học sinh lại càng dễ nản lòng tiếp tục đắm chìm vào thế giới game. Một vài trường hợp khác bị ảnh hưởng bởi những trò chơi bạo lực quá nhiều nảy sinh ra tâm lý vặn vẹo và làm những hành động trái lương tâm như ăn cắp, đánh nhau... Trò chơi điện tử là một cách giải trí nhưng cũng cần biết đến giới hạn của nó.
Sau đây là một vài ý của mình cho bạn tham khảo:
- Trò chơi điện tử đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
- Giải pháp:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân
Dàn bài "thể hiện ý kiến tán thành về vấn đề ham mê trò chơi điện tử là không nên"
Mở bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề: "Nghiện game" của học sinh, giới trẻ hiện nay.
Ví dụ: Dẫn từ việc xã hội phát triển, hoặc từ việc trò chơi game ra đời,..v..v
Thân bài:
1. Khái quát, nghiện trò chơi điện tử là gì?
--> là khi một người thích những trò chơi ảo trên mạng và trong đầu lúc nào cũng nghĩ về chúng, với họ: game là sự lựa chọn ưu tiên của họ. Họ luôn muốn chơi game và có thể chơi game bất kỳ lúc nào.
Đi sâu vào bàn luận, phân tích:
- Chỉ ra nguyên nhân chơi điện tử của các bạn:
+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.
+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.
+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.
- Vì sao không nên chơi trò chơi điện tử:
+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.
+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ. --> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.
+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không ai nuôi mình nữa, các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.
+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.
- Mở rộng vấn đề:
+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng số tiền đó là quá nhỏ và không có giá trị lâu dài cho tương lai sau này.
- Dẫn chứng:
+ Nói về thực trạng nghiện game hiện nay của các bạn trẻ.
+ ..
Luận:
+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.
- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:
+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....
+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.
Ví dụ: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.
Kết bài:
Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc nghiện game.
--> Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).