K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8

Bạn tham khảo bài văn nhé :

“Tiếng nói của văn nghệ”, tiếng nói của thơ ca chưa bao giờ là những lời dễ dãi, nhạt nhòa. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng viết: "Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...". Ý kiến ấy gợi cho ta bài học sâu sắc về việc tiếp nhận văn nghệ nói chung và thơ ca nói riêng.

Thơ ca là tiếng nói của tình cảm, tâm trạng, cảm xúc con người. Học giả Lê Quý Đôn từng viết: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” là bởi thế. Thơ bao giờ cũng ngắn gọn, hàm súc nên ngôn ngữ thơ cô đọng, lời ít ý nhiều. Không chỉ vậy, nhà thơ thường dùng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, đối lập, ... để thể hiện tình ý sâu xa của mình. Không gian, thời gian trong thơ là không gian, thời gian của cảm xúc, tâm tưởng nên trong thơ có nhiều khoảng trống, khoảng trắng đòi hỏi sự liên tưởng phong phú và đồng cảm của người viết. Bởi vậy nên, dọc một bài thơ thì dễ mà hiểu được thơ, cảm được thơ thật khó.

“Một bài thơ hay” chẳng những mang đến cho người đọc những tình cảm thẩm mĩ đẹp đẽ mà còn có hình thức thể hiện độc đáo sáng tạo. Để cảm nhận đầy đủ những lớp nghĩa của thơ ca, cảm nhận vẻ đẹp của hình thức thơ, bạn đọc phải dụng công rất nhiều. Do vậy, đọc một bài thơ hay “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giây đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ”. Mặt khác, thơ ca là tiếng nói của tâm hồn bởi vậy, người đọc phải có được sự đồng cảm, đồng điệu vể tiếng lòng với nhân vật trữ tình, với tác giả. Do đó, người đọc thơ không chỉ đọc trong tư thế khám phá những hình thức thẩm mĩ của bài thơ mà phải đọc với tất cả tâm hồn: “Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Trong chương trình văn học Việt Nam lớp 8 và 9, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh xứng đáng là một “bài thơ hay” đáng để ta “dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc...".

Nhà thơ Tế Hanh được bạn đọc biết đến bắt đầu từ phong trào Thơ mới 1932 - 1945. Ngay từ những ngày đầu sáng tác, thơ của ông đã gắn bó tha thiết với làng quê. Trong những năm sau đó, dù mở rộng về đề tài nhưng nhà thơ vẫn được biết đến nhiều nhất qua những vần thơ viết về quê hương. Và “Quê hương” là một bài thơ như thế.

Mở đầu bài thơ của mình, nhà thơ có hai câu thơ “giới thiệu” khá lạ:

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.

Đó là lời thơ giới thiệu về nghề nghiệp và vị trí của làng: “làm nghề chài lướị”, bốn bề là nước “cách biển nửa ngày sông”. Hai câu thơ giới thiệu về làng rất ngắn gọn chứa đựng những lời tâm tình chân thành “làng tôi vốn...”. Nhưng đằng sau chữ “vốn” ta nghe có cả một bề dày truyền thống lâu đời gắn bó với biển cả. Để đến câu thơ sau - một câu thơ tám chữ mà có đến năm chữ nhắc đến ý nghĩa “nước”: “nước”, “bao vây”, “biển”, “sông” - thì người đọc có cảm giác đây là lời xướng giọng cao cho một bản trường ca về cuộc sống làng chài.

Sau lời “trần tình” về làng, nhà thơ phác nên bức tranh cảnh dân chài ra khơi đánh cá:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trên cái nền thuận hòa của trời biển thiên nhiên “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” là vẻ đẹp tuyệt vời của con người, con thuyền và những cánh buồm.

Nhắc đến người dân chài, nhà thơ nhắc đến “dân trai tráng”, đó là những chàng trai khỏe mạnh, rắn rỏi. Có vậy, họ mới vững vàng đầu sóng ngọn gió để chỉ huy những con thuyền và những cánh buồm mạnh mẽ thế này:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Hình ảnh con thuyền được so sánh với con tuấn mã cùng hành động hăng hái “phăng” (mái chèo), “mạnh mẽ” “vượt” (trường giang) đã diễn tả khí thế băng lối dũng mãnh của con thuyền ra khơi. Câu thơ tả thuyền nhưng còn làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng ở những người dân chài nơi biển cả.

Theo lối băng đi của những thân thuyền, cánh buồm căng gió biển quen thuộc trở nên thơ mộng và hùng tráng. Trong câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”, nhà thơ đã có cách so sánh rất kì lạ. Khi so sánh, ta thường so sánh vật vô hình với vật hữu hình để cụ thể hóa đối tượng. Nhưng ở đây, Tế Hanh so sánh vật hữu hình “cánh buồm” với một vật vô hình “mảnh hồn làng”. Điều đó tạo một ấn tượng đặc biệt. Hồn làng - hồn của quê hương - đã hóa thân vào những cánh buồm để lướt về nơi biển cả. Chẳng những thế, ở câu thơ sau, cánh buồm còn được nhân hoá: "Rướn" như một sinh thể biết cử động đang rướn cao thân trắng, thâu góp gió biển của quê hương. Hình ảnh ấy sống động và gợi cảm biết bao.

Đoạn thơ vừa là cảnh thiên nhiên, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

Sau ngày ra khơi đầy hào khí, đoạn thuyền đánh cá trở về trong niềm hân hoan chào đón của dân làng:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Tác giả không đi vào chi tiết tả cụ thể một đối tượng nào mà tả chung, gợi không khí cả làng. Đó là sự ồn ào, náo nức, là không khí tấp nập, vui vẻ, rộn ràng, thoả mãn. Câu thơ "nhờ ơn trời...” như một tiếng reo cảm tạ đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn với cá đầy ghe. Khổ thơ là bức tranh lao động náo nhiệt đầy ắp niềm vui và sự sống.

Bên cạnh không khí ồn ào, tấp nập của dân làng, khổ thơ sau như là một góc lắng của không gian để những người dân đi biển và những con thuyền có thể nghỉ ngơi:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Hình ảnh trai tráng và con thuyền sau chuyến đi biển.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng" là một câu tả thực. Màu “rám nắng" là minh chứng cho nhiều chuyến đi biển đầy thử thách, cho sự lành mạnh, đẹp đẽ về thể chất của “dân trai tráng” vùng chài. Đặc biệt, trong câu thơ sau, nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo ra những ấn tượng rất lạ: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Ở những người dân chài với làn da nhuộm nắng, gió, thân hình vạm vỡ toát lên một vẻ đẹp mặn mòi của biển cả. Trong động từ “nồng thở” có một chuyển động rất mạnh mẽ, khỏe khoắn. Và “vị xa xăm” ấy là hương vị của muối biển, gió biển, hồn biển... dạt dào, khoáng đạt. Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa lãng mạn nâng những người “dân chài lưới” lên tầm vóc của những anh hùng.

Bên cạnh hình ảnh rất đẹp, rất khỏe của người đi biển là hình ảnh tinh tế cùa những con thuyền:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

Con thuyền nằm lặng im nghỉ ngơi trên bến sau bao vật lộn nhọc nhằn với sóng gió. Nhà thơ dùng phép nhân hóa “mỏi” để diễn tà trạng thái im lìm, lặng lẽ của những con thuyền nằm trên bến. Không chi vậy, tiếp tục dùng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhà thơ đã thổi hồn vào đoàn thuyền: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Trạng thái nằm lặng im cùa thuyền tĩnh lặng đến mức có thể “nghe” được những chuyển động tinh vi nhất cùa từng thớ gổ “chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Con thuyền đã được thổi hồn để trở thành một thành viên của làng biển. Câu thơ gợi cảm và mang đầy cảm hứng lãng mạn.

Đến đây, nhà thơ không sao nén nổi tiếng nhớ quê hương. Tế Hanh đã trực tiếp nói nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.

Nước xanh, cá bạc, buồm, thuyền, mùi nồng mặn. Đó là màu sắc, là hình ảnh, là hương vị của quê hương đó...! Đặc biệt, câu thơ cuối của bài: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá" giản dị, tự nhiên và rất chân thành, “mùi nồng mặn” là mùi vị đặc trưng của quê hương là hương vị lao động. Chính vì vậy, bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh quê hương trong sáng, khoẻ khoắn biết nhường nào.

Viết “Quê hương”, ngòi bút miêu tả của Tế Hanh vô cùng bay bổng dạt dào cảm hứng lãng mạn. Bài thơ có những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, những thủ pháp nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, gợi cảm.

Tiếp nhận văn học, văn nghệ không đơn giản như ta đón nhận một vật trao tay, đó thực sự là một quá trình khổ công nhưng đầy thú vị. Sau mỗi lần đọc lại, chiêm nghiệm lại về một bài thơ hay ta lại tìm ra được một hạt ngọc của tình cảm, của nghệ thuật. Vậy nên, có khi nào phải “không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc..." đối với một tác phẩm thơ ca thì ta sẽ lấy đó là niềm hạnh phúc. Và cũng thật vinh dự cho nhà thơ Tế Hanh khi hiến dâng cho đời một bài thơ như thế: “Quê hương”.

16 tháng 8

Gợi ý làm bài nhé!
MỞ BÀI:

- Tác phẩm thơ là kết tinh những rung cảm của trái tim người nghệ sỹ trước cuộc đời, là tiếng nói của tình cảm, là tấm gương của tâm hồn.
- Thơ tác động đến người đọc bằng tình cảm chân thành, mang đến cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng phong phú...
- Vì vậy khi đọc "một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc không phải chỉ có tri thức (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy." 
- Đến với bài thơ "Ánh trăng" của nguyễn Duy chúng ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ đọc bằng cả tâm hồn của mình.

THÂN BÀI:

1. Giải thích nhận xét:
- Thơ và cuộc sống :
+ Nhà thơ Sóng Hồng đã nhận định về thơ : "Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng" song ông cũng khẳng định "Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp"  => Vậy có nghĩa gốc rễ của thơ vẫn là cuộc sống.
+ Thơ tác động đến của người đọc  vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng tưởng tượng độc đáo.
+ Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, thế giới nội tâm sâu kín của con người vừa gắn với cuộc sống khách quan – chiều sâu của sự phong phú trong đời sống xã hội nên thơ có khả năng lay đông tâm hồn người đọc một cách kì diệu.

- Giải thích một bài thơ hay và cách thưởng thức một bài thơ hay:
- Bàn về thơ hay nhà thơ Xuân diệu từng nhận định: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Nói thế có nghĩa một bài thơ hay là hay từ cảm hứng sáng tác, tình ý trong thơ, đến ngôn ngữ rồi mới đến đến nghệ thuật diễn đạt tới người đọc người nghe.
- Bài thơ hay là bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
- Bài thơ hay là bài thơ có khả năng lay động, đánh thức những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đọc, có khả năng khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong mảnh đất tâm hồn phong phú phù nhiêu của con người.

- Chính vẻ đẹp tình ý sâu xa, và cách biểu hiện độc đáo, sắc sảo mà mà thơ hay có sức lôi cuốn kì lạ khiến người ta không thể đọc qua một lần mà bỏ xuống được, nó khiến người ta phải dừng tay lại trên trang giấy đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại, và lần đọc lại ấy người đọc phải đọc bằng cả tâm hồn chứ không đơn thuần là "xem chữ".

- Vậy thế nào là đọc bằng cả tâm hồn:
+ Thơ là sản phẩm của cảm xúc, được viết ra bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc, hàm súc, nhiều tầng, đẹp như hoa nhưng không dễ nhìn thấy trần trụi. Vì vậy để cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của một bài thơ ta phải "dừng tay trên trang vở đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại bài thơ, đọc bằng cả tâm hồn", như vậy ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tinh túy sâu sa, sức lan tỏa, lay động cảm xúc của nó.

2. Chứng minh bài thơ "Ánh trăng'' của Nguyễn Duy là một bài thơ hay:
- Đến với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn duy để có thể cảm nhận hết cái hay của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước, với quá khứ, nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, trong nghệ thuật biểu hiện.
a. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng trước hết được thể hiện qua nghệ thuật của bài thơ:
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình, bình luận rất phù hợp với mạch cảm xúc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tình cảm: Đây là câu chuyện về mối tình giữa người và trăng được kể với ba mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ.

 Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố:
- Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình.

=> Từ những cảm xúc, những kỉ niệm gần gũi, bình dị ấy mà nâng lên thành lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.
- Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, cô đọng, hàm súc, ý tứ sâu sa có sức quyến rũ kì lạ:

- Giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. “ta”: "Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình" Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình.

- Nhan đề bài thơ cũng rất hay:
+ Trong bài thơ tác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng:
- Vầng trăng thành tri kỉ
- Cái vầng trăng tình nghĩa
- Vầng trăng đi qua ngõ
- Đột ngột vầng trăng tròn đến cuối bài thơ tác giả dùng:
- Ánh trăng im phăng phắc.
=> Ánh trăng được dùng làm nhan đề. Phải chăng, tác giả muốn đem phần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiến người ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công của bài thơ "Ánh trăng".

 b. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng được thể hiện trong nội dung cảm xúc.
- Ánh trăng là bài thơ hay chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn không dễ nhận ra:
+ Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính sống gắn bó với thiên nhiên đất nước hiền hậu và bình dị.
+ Bài thơ ánh trăng chứa đựng những suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về những đổi thay của lòng người trước những biến thiên của cuộc sống.
+ Lời nhắc nhở người đọc về thái đọc sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đặc biệt là qua khứ nhọc nhằn, gian lao.

=> Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện tâm tình giữa người và trăng mà nâng lên thành lẽ sống đẹp: Sống có nghĩa có tình, có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi...
- Trong bài thơ "Nghĩ lại về Pau-xtốp-xki” – nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu". "Ánh Trăng" như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm trở thành "những bài ca đi cùng năm tháng" và để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên.

KẾT BÀI:
- Mở rộng và nâng cao vấn đề :
+ Thơ cũng như bất cứ thể loại nghệ thuật nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống.
+ Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo
+ Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú.

tham khảo phải in đậm nhé

20 tháng 9 2021

:)

7 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, người đọc biết đến ông qua bài thơ Cây tre Việt Nam. Vào thời bình, ông như bao thi nhân khác luôn viết về trăng, đối với ông trăng được coi là nguồn sáng lung linh để thanh lọc tâm hồn, để ăn năn hối lỗi. Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của ông được khơi nguồn từ những cảm xúc chân thành và cao đẹp như thế. Và đặc biệt là phần mở đầu vô cùng tự nhiên, trôi chảy về mối quan hệ gắn bó giữa trăng và nhà thơ:

Hồi nhỏ sống với đồng

Với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Chỉ bằng 4 câu thơ ngắn Nguyễn Duy đã dựng lại được cả thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, một không gian thân thương: đồng, sông, bể.

Nguyễn Duy đưa ta từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Về với năm tháng tuổi thơ với hình ảnh cậu bé sống nông thôn cùng bạn bè dạo chơi đồng sông bể có ánh trăng đầy kỉ niệm. Không gian cứ mở rộng mãi ra, bao la bát ngát theo nhịp trưởng thành của con người.

 

Thời gian không ngừng vận động và cậu bé lớn lên từ quê hương ấy đã trở thành chiến sĩ. Đó là những năm tháng gian lao cùng với đồng đội chiến đấu, trăng soi đường lúc hành quân,lúc nghỉ ngơi trăng tự tình trở thành tri kỉ:

Hồi chiến tranh ở rừng

Vầng trăng thành tri kỉ

Khi xa quê, đi vào cuộc chiến, nỗi nhớ thương chợt hiện về quay quắt tâm hồn, lúc này người và trăng lại càng gắn bó thì ánh trăng là người bạn tri kỉ chia sẻ mọi gian nan thiếu thốn, mọi buồn vui sướng khổ trong những năm tháng chiến tranh của ông cùng đồng đội. Như vậy là tuổi thơ chớp mắt đã trôi qua. Cái còn lại lúc này là vầng trăng thật đơn sơ, chung thuỷ. Hai chữ hồi ở câu thơ đầu và thứ 3 làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân. Cái dừng chân giữa ranh giới của ấu thơ và trưởng thành.

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã cho ta nhận thấy tình cảm những năm tháng ấy thật hoang sơ mộc mạc, về kỉ niệm vầng trăng gắn liền trong quá khứ gằn liền với hồi ức một cách thật tự nhiên.

7 tháng 6 2021

#Tham_khảo!

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kháng chiến chống mỹ. Sau giải phóng, ông tiếp tục bền bỉ sáng tác sau ngày đất nước giải phóng. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Bài thơ Ánh trăng thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy của ông.

Khổ 1: Hình ảnh vầng trăng gắn với tuổi thơ tươi đẹp và hình ảnh vầng trăng trong chiến đấu nghĩa tình, thủy chung

Bài thơ mang dáng đấp một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Trong đó, "ánh trăng" là hình ảnh xuyên suốt và giàu ý nghĩa. Tác phẩm bắt đầu bằng những hồi ức thơ ấu của tác giả:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển".

Từ "với" được lặp lại đến ba lần, thể hiện mạnh mẽ sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Cánh đồng, dòng sông, biển cả là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, thân thương. Đó chính là biểu tượng của quê hương máu thịt, nơi in dấu biết bao kỉ niệm hồn nhien, tinh nghịch tuổi thơ.

Bốn câu thơ ấy đã thể hiện một cách ấn tượng sự vận động của các hình ảnh. Phải chăng con người khi đã lớn lên thì gắn bó "với đồng" - biểu hiện của một tâm hồn trong sáng, điềm tĩnh. Rồi khi bước chân đi xa hơn đến "với sông", rồi "với bể" - biểu hiện của sự trưởng thành và khát vọng vươn xa?

Do hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, con người bước vào cuộc chiến má lửa với kẻ thù, vầng trăng vẫn luôn kề cận, cùng con người đến mọi nẻo đường:

"hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ".

Những người bạn rất thân, hiểu con người như hiểu chính mình nên mới gọi nhau là tri kỉ. Vầng trăng với người lính trong những năm tháng chiến đấu ở rằng là người bạn tri kỉ tâm giao. Người chiến sĩ thường ngồi bên nhau dưới ánh trăng thanh hay hành quân dưới bầu trời trăng.

Trăng soi bước chân người đi, cùng chia sẻ hiểm nguy, gian khổ; cùng chiến đấu và chiến thắng. Vầng trăng trong sáng tinh khiết kia còn là biểu tượng cho lý tưởng và tâm hồn cao đẹp của con người. Tâm hồn ấy được nuôi dưỡng từ ấu thơ, được tôi luyện trong cuộc chiến hào hùng cảu dân tộc.

Khổ 2: Cảm nhận của nhà thơ về vầng trăng nghĩa tình

Sang khổ thơ thứ hai, hình ảnh vầng trăng càng hiện rõ

"Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ".

Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị. Việc dùng hai tính từ kép "trần trụi" và "hồn nhiên" ở đầu dòng thơ là một chủ định của tác giả. Chính điều đó đã tạo nên một sự khái quát thật mạnh mẽ và giàu cảm xúc, vẻ đẹp vô tư , hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp tiên nhiên nên trăng đã hòa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. Vầng trăng ấy cũng gắn bó với con người bằng một tình cảm mộc mạc, thủy chung. Ai có thể quên được người bạn tri kỉ ấy?

 

"ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa"

"Vầng trăng tình nghĩa" ấy đâu chỉ là thiên nhiên thơ mộng, mát lành. Đó còn là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, một thời kỉ niệm của cuộc sống gắn bó, hồn nhiên, trong sáng, một thời chiến tranh lửa đạn, nguy hiểm vẫn bên nhau

Khổ 3: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại và sự vô tình của con người

Cuộc chiến tranh thần thánh kết thúc, hoàn cảnh sống của con người cũng đổi thay:

"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương"

Con người sống trong một môi trường hoàn toàn khác: "ánh điện" "cửa gương". Sự ồn ã của phố phường, những công việc của mưu sinh tốt đẹp trước kia giờ đã phai mờ. "Vầng trăng tình nghĩa" năm nào giờ đã bị lãng quên. Người bạn tri kỷ ấy trở thành "người dưng". Một so sánh khiến người đọc xót xa:

"Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường".

Trăng được nhân hóa, lặng lẽ bước đi. Trăng thành "người dưng" chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Giọng thơ trở nên sâu lắng, trầm buồn đến xa xót!

Khổ 4: Sự cố bất ngờ khiến con người nhận ra sự vô tình của mình

"Bi kịch" của tác phẩm bùng nổ bởi hai câu thơ rất thực, thực hơn cả câu nói thường:

"Thình linh đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om".

"Đèn điện", "phòng buyn - đinh" là những hình ảnh tượng trưng cho cái thực vật chất mà con người bị cuốn vào. Nhưng chúng vô cùng thờ ơ, vô cảm với con người. "Đèn điện" thì "thình lình" tắt, "phòng buyn - đinh" thì "tối om". Chúng chẳng bao giờ là "tri kỷ", "tình nghĩa" đối với con người cả. Điều gì sẽ cứu con người ra khỏi cảnh "tối om" ấy hay con người cả. Điều gì sẽ cứu con người ra khỏi cảnh "tối om" ấy hay con người sẽ bị chết đắm trong bóng tối lạnh lẽo đó?

"vội bật tung của sổ
đột ngột vầng trăng tròn".

Hành động "bật tung cửa sổ" như một bản năng không chuẩn bị trước. Cảm giác "đột ngột" cho ta thấy rằng con người trong cuộc thực sự không biết gì đang đợi mình bên ngoài. Anh ta chẳng hề biết rằng người bạn "tri kỷ", "tình nghĩa", người mà con người coi như "người dưng" vẫn cứ đang sẵn sàng có mặt. Vầng trăng ấy không bao giờ bỏ rơi con người, dù họ có vô tình lãng quên. Hình ảnh này đã chứng tỏ tính vị tha, chất bền vững trong sâu thẳm nguồn cội tâm hồn Việt. Khổ thơ này tạo ấn tượng rất đặc biệt với toàn bộ bài thơ.

Khổ 5. Cảm xúc của tác giả khi gặp lại "cố nhân" giữa thị thành

Trăng xưa như đã đến với người. vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung. Người ngắm trang rồi bang khuân suy ngẫm:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rung rung".

Con người đang "mặt đối mặt" với trăng, với những giá trị tinh thần mình đã lãng quên, khước từ. Hai "mặt" ấy mãi là một, không thể tách rời và cũng chưa từng tách rời. Chỉ có con người cắm cúi vào những vật chất, phồn hoa tầm thường mà quên mất thôi. Từ láy "rưng rưng" đã thể hiện sâu sắc cảm giác con người lúc này. Vì lẽ gì mà con người "rưng rưng", nếu không phải là:

"như là đồng là bể
như là sông là rừng".

Điệp ngữ "như là" lập lại bốn lần. Bốn hình ảnh thân thương chợt hiện về trong ký ức: "đồng", "bể", "sông". Sự láy lại những hình tượng quá khứ đã làm sáng tỏ những gì con người đang cảm nhận lại được. Cái kí ức nghĩa tình ấy, vẻ đẹp thân thương ấy không bao giờ mất đi. Nó chỉ lặng lẽ sống trong tâm hồn con người mà thôi.

Khổ 6: Suy ngẫm của nhà thơ về tình đời, tình người và lời nhắc nhở trách nhiệm đối với quá khứ

Trăng cứ vẹn nguyên, chung thủy khiến người đọc cũng ngỡ ngàng, cức động:

 

"Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình".

Mặc cho người "vô tình" vầng trăng vẫn tròn "tròn vành vạnh", độ lượng, bao dung. Hay nói khác đi, những giá trị bền vững, thần thiết vẫn luôn bao bọc, che chở cho con người một cách vô hình. Khi con người quay về với cội nguồn tinh thần, họ mới nhận ra mình đã bỏ phí quá nhiều điều vô giá:

"Ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình".

Ánh trăng như người bạn, nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người. Cái "im phăng phắc" ấy giống như một người dẫn đường nghiêm khắc chỉ vào cái quá khứ nghĩa tình mà con người tự đánh mất, tự bỏ quên... Hai chữ "giật mình" ở cuối bài thơ như một sám hối một sự tự cảnh tỉnh chính mình của con người.

Cất lên như một lời nhắc nhỏ, bài thơ không còn có ý nghĩa đối với một lớp người, một thế hệ vừa mới đi qua cuộc chiến tranh mà còn có ý nghĩa đối với nhiều người khác. Nó đã đặt ra một thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất với cả chính mình. Đừng bao giờ lãng quên quá khứ, hãy thủy chung với nghĩa tình đẹp đẽ, bình dị của đất nước, của nhân dân. Đó chính là điều tác giả muốn gởi gắm trong bài thơ.

"Ánh trăng" của Nguyễn Duy đã gây xúc động nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn đạt bình dị, chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Từ thơ bất ngờ, mới lạ. tác phẩm như một lời tâm sự, nhắc nhở về tình nghĩa thủy chung, bài học đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" sâu sắc, khiến người đọc phải giật mình, suy nghĩ nhìn lại bản thân.

1 tháng 6 2020

- Cảm xúc:

+  Tư thế đối diện trực tiếp

+ “Mặt” là khuôn mặt của tri kỉ; quá khứ - hiện tại, thủy chung – vô tình;

+ “Rưng rưng” nỗi xúc động chân thành, nghẹn ngào.

+ Kỉ niệm ùa về (cấu trúc song hành, liệt kê):  bất ngờ

- Suy ngẫm, triết lí:

+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” quá khứ thủy chung

+ “Im phăng phắc” nhân hóa: nghiêm khắc cảnh tỉnh; bao dung độ lượng

+ “Giật mình”: thức tỉnh, ăn năn để tự nhắc mình thay đổi

=> Tác giả gửi gắm lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí uống nước nhớ nguồn ân nghĩa, thủy chung

30 tháng 1 2016

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc sống hòa bình, một số người đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến sự hi sinh lớn lao của đồng đội và nhân dân, từng gắn bó sâu nặng với thiên nhiên nhưng đã vội quên những gian nan, cơ cực và những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình của một thời chưa xa.
Bài thơ là một lần “giật mình” nhìn lại của Nguyễn Duy. Nó có tác dụng thức tỉnh bao người trước cái điều vô tình ấy.

Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm của riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở. Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ.

 Bài thơ không chỉ đề cập đến thái độ thờ ơ, quay lưng đối với những hi sinh, mất mát của thời chiến tranh mà còn là chuyện nghĩa tình, nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất. Cao hơn nữa, Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình.

Sự kết hợp khéo léo giữa tự sự với trữ tình đã tạo cho bài thơ dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Giọng điệu tâm tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ. Hai khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ về ánh trăng khi chiến đấu trong rừng. Khổ thứ ba là cảm xúc trước vầng trăng trong thành phố hoà bình. Nhịp thơ ở phần này tự nhiên, nhịp nhàng. Đến khổ thứ tư, giọng thơ thay đổi, thể hiện thái độ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của tác giả trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong đêm mất điện. Giọng thơ trầm lắng, thiết tha ở hai khổ cuối rất hợp với sự hồi tưởng và suy tư lặng lẽ.

Dòng cảm xúc trữ tình của nhà thơ cũng tuôn chảy theo những lời tự sự.

Nhà thơ kể rằng:

Hồi nhỏ sống với đồng,
Với sông rồi với bể;
Hồi chiến tranh ở rừng,
Vầng trăng thành tri kỉ.

Nhà thơ tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Thế mà từ hồi về thành phố ăn sung mặc sướng, quen sống giữa những tiện nghi hiện đại, mới chỉ có mấy năm mà đã nhìn vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường.

Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là tác nhân gợi nhớ để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc của mình:

Thình lình đèn điện tắt,
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.

Ánh trăng toả sáng căn phòng. Chính vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh ấy đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời máu lửa chưa xa.

Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kí của nhà thơ suốt thời tuổi nhỏ và thời chiến tranh. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng giừa thành phố làm sống dậy tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm ấm áp nghĩa tình của những năm tháng gian nan mà hào hùng. Hiển hiện rõ ràng trong tâm tưởng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại là những khung cảnh thân thương gắn liền với hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Tuy nhà thơ không khóc nhưng nỗi nhớ cứ rưng rức ở trong lòng.

Ngửa mặt nhìn lên mặt,
Có cái gì rưng rưng,
Như là đồng là bể,
Như là sông là rừng.

Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của thiên nhiên mà cao hơn thế, nó là biểu tượng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà nồng đượm nghĩa tình và sáng ngời chân lí.

Khổ thư cuối bài thế hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và cũng là chiều sâu tư tương mang tính triết lí của tác phẩm:
          Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ta có thể hiểu khác đi là những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc đã ngã xuống trên mảnh đất này không bao giờ tính toán thiệt hơn. Đất nước, dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của họ. Ánh trăng im phăng phắc không nói mà nói bao điều, nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta) rằng: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

           Bài thơ Ánh trăng là lời tự nhắc nhở của Nguyễn Duy về thái độ, tình cảm của mình đối với quá khứ gian khổ hào hùng của đất nước.
          Tuy nhiên, bài thơ không phải là lời nhắc nhở riêng ai, mà nhắc nhở cả một thế hệ đã từng trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, được nhân dân đùm bọc, che chở, nay được may mắn sống trong hoà bình thì đừng bao giờ quên quá khứ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ trân trọng và biết ơn đối với quá khứ, những người đã khuất và đối với cả chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn. Đây là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta tự bao đời.

 

30 tháng 1 2016

Nguyễn Duy thuộc thế hệ làm thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Vừa mới xuất hiện, Nguyễn Duy đã nổi tiếng với bài “Tre Việt Nam”. Bài “Hơi ấm ổ rơm” của ông đã từng đoạt giải hưởng báo Văn nghệ. “Ánh trăng” cũng là một trong những bài thơ được nhiều độc giả yêu thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ mới lạ.
          Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống cao quý trong cuộc đời của mỗi con người.
Khổ thơ mở đầu như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ:

“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng ở bên cạnh. Nhưng phải đến khi ở rừng, nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn, xa gia đình, quê hương, vầng trăng mới thành “tri kỷ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau, hiểu biết, thông cảm lẫn nhau. Điệp từ “hồi”, “với” diễn tả cuộc sống nhiều biến động của một con người. Điều ấy chứng tỏ nhà thơ đã đi nhiều, trải nhiều… Qua những hình ảnh không gian “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”, tác giả đã diễn tả tinh tế sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ lớn lên từ đồng nội…
 Tác giả như khắc đậm thêm tình cảm của mình đối với trăng:

“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng có vẻ đẹp bình dị vô cùng, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp thiên nhiên nên trăng hòa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. Hay nhà thơ còn muốn diễn tả sự gần gũi giữa mình với thiên nhiên, gần gũi với trăng: “Trần trụi với thiên nhiên”. Tâm hồn người chiến sĩ lúc ấy cũng “hồn nhiên” vô tư đến độ “như cây cỏ”… Vầng trăng “tri kỷ” đã đẹp rồi mà “vầng trăng tình nghĩa” còn cao quý biết nhường nào:

“ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

Trăng mỗi tháng một lần theo chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên, lại đến với con người. Trăng mang ánh sáng đến cho con người giữa ban đêm. Trăng tỏa ánh sáng xuống vòm cây, soi tỏ những lối đi, tỏa vẻ đẹp dịu mát xuống sân nhà. Trăng làm vui vẻ trẻ con, làm ấm lòng người già, trăng tạo mộng mơ cho đôi lứa, trăng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với những người lính ở rừng núi. Cái “tình nghĩa” vẹn toàn ấy của trăng làm sao con người có thể quên được. Cách nhân hóa “vầng trăng thành tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” thể hiện tình cảm nặng lòng của tác giả đối với trăng biết nhường nào!
          Từ “ngỡ” ở đầu câu thơ thứ ba như báo trước một điều gì sẽ xảy ra trái với dự đoán và suy nghĩ ban đầu…
 Điều ấy đã trở thành hiện thực, điều “ngỡ không bao giờ quên” ấy bây giờ đã quên:

“Từ hồi về thành phố
…như người dưng qua đường”

Trước đây tác giả sống với sông, với bể, với rừng, bây giờ môi trường sống đã thay đổi. Tác giả về sống với thành phố. Đời sống cũng thay đổi theo, quen “ánh điện, cửa gương”. “Ánh điện” và “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng… dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên. Phải chăng “vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những năm tháng gian khổ ấy. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những tháng năm gian khổ ấy. “Trăng” bây giờ thành “người dưng”… Hình ảnh nhân hóa ở đây thật sinh động “đi qua ngõ”. Trăng đâu có cao xa vời vợi, trăng vẫn gần gũi thân thương vậy mà con người thật lạnh lùng dửng dưng… Rõ ràng hoàn cảnh tác động đến con người thật mạnh mẽ. Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay – Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm”.
          Khổ thơ này có kết cấu đối lập, một bên là “ánh điện, cửa gương” sáng lòa, lộng lẫy, rực rỡ và một bên là “ánh trăng” dịu ngọt, thanh nhẹ. Đặt những hình ảnh có vẻ đối lập bên nhau, Nguyễn Duy muốn bộc lộ kín đáo một lời tự thú chân thành, nghiêm khắc.
 Bài thơ được phát triển đến một tứ thơ có chút kịch tính:

“Thình lình đèn điện tắt
…đột ngột vầng trăng tròn”

Cử chỉ “vội bật tung cửa sổ” lúc bấy giờ chỉ là phản xạ hết sức tự nhiên của một người quen với ánh sáng điện nay lại bị giam trong bóng tối, mong có được một chút ánh sáng bên ngoài cho căn phòng đỡ tối tăm hơn mà thôi. Nhưng may mắn thay cũng là trớ trêu thay, lúc ấy lại có trăng. Trăng trở nên quý giá biết bao vào những khi mất điện. Và riêng tác giả, cái vầng trăng đột ngột hiện trên khoảng trời kia đâu phải chỉ để thay thế trong khoảnh khắc cho sự cố vừa rồi, mà nó còn làm xáo trộn tâm hồn thi sĩ:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
…như là sông, là rừng”

Trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, tác giả dùng đối xứng hai từ “mặt” rất hay. Đó là nhìn mặt tri kỷ, mặt của tình nghĩa mà bấy lâu nay mình dửng dưng. Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ. Từ gợi tả “rưng rưng” diễn tả nỗi xúc động của thi sĩ… Những kỉ niệm ngày nào bấy lâu tưởng bị chôn vùi nay lại ùa về đánh thức tâm hồn người trong cuộc:

“như là đồng là bể
như là sông, là rừng”

Điệp từ “như là” cùng với nhịp thơ gấp bộc lộ rất rõ cảm xúc đang trào dâng mạnh mẽ…
 Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa” một thời:

“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Hình ảnh “vầng trăng” còn được nhà thơ nhìn lại “tròn vành vạnh” thật là đẹp, một cái đẹp viên mãn không hề bị khiếm khuyết. Cái ánh sáng tròn đầy hay cũng là cái đẹp của tình nghĩa thủy chung, nhân hậu mặc cho ai kia thay đổi, vô tình. Và cao quý biết bao bởi vì “vầng trăng” ngày nào còn tỏ ra bao dung độ lượng: “kể chi người vô tình”. Nhưng chính ánh trăng vô ngôn, không một lời trách cứ ấy đã khiến cho “người vô tình” thấy rõ cái khiếm khuyết của bản thân mà không khỏi “giật mình” tỉnh ngộ:

“ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Ánh trăng hay là ánh nhìn? Vừa nghiêm khắc, lạnh lùng, vừa bao dung độ lượng, “sự im lặng đáng sợ” ấy khiến kẻ trong cuộc phải “giật mình” vì đến lúc này mới nhận rõ mình hơn. Cái “giật mình” chân thành thay cho một lời sám hối. Đó chính là cái hay và độc đáo của bài thơ có sức cảm hóa lòng người.
Bài thơ gây được xúc động bởi cách diễn tả như một lời tâm sự chân thành, lời tự nhắc nhở có giọng trầm tĩnh mà lắng sâu. Khổ thơ cuối của bài thơ mang chiều sâu tư tưởng triết lý: vầng trăng cứ tròn đầy lặng lẽ, “kể chi người vô tình”, là biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thủy chung trọn vẹn trong sáng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp. Đó cũng chính là phẩm chất cao cả của nhân dân mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc.
          Với một giọng điệu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng kết hợp với thể thơ ngũ ngôn và việc không viết hoa chữ cái đầu dòng thơ – thể thơ phù hợp với việc tự sự, bộc lộ cảm xúc, bài thơ “Ánh trăng” đã thực sự gây nhiều xúc động đối với bao độc giả. Có lẽ ai đã từng đọc “Ánh trăng” cũng đều nghiêm khắc với chính mình như thế vì một thời quá khứ chưa được đánh giá đúng mức. Vâng, muộn còn hơn không, mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm với những gì thuộc về quá khứ. Hẳn “Ánh trăng” không chỉ làm “giật mình” một Nguyễn Duy mà thôi!

 

25 tháng 11 2019

Hai khổ thơ đầu khắc hoạ hình ảnh vầng trăng trong quá khứ: Tác giả kể theo trình tự thời gian
- Hồi nhỏ -> gợi lên những năm tháng tuổi thơ êm đềm khi sống

+ với đồng.
+ với sông.
+ với bể.
- Thủ pháp liệt kê: “đồng, sông, bể” -> những từ ngữ cùng một trường nghĩa -> gợi không gian làng quê gần gũi, thân thương.
- Trình tự liệt kê: từ nhỏ hẹp đến xa rộng: từ những cánh đồng đến dòng sông rồi biển cả. Không gian được mở rộng dần -> gợi liên tưởng từ không gian làng quê đến không gian đất nước.
- Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
-> Đó là không gian của kỉ niệm ->ta hình dung ra bao kỉ niệm ấu thơ có trăng làm bầu bạn.
Trăng:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ”
 -> Nghệ thuật nhân hóa: trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính – nhà thơ
 -> Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa
rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng cảm nhận cái giá buốt nơi “Rừng hoang sương muối” (Đồng chí), cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng xao xuyến, bồn chồn,
khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…

21 tháng 12 2018

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí, hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị vô cùng và cô đọng giàu sức biểu cảm

- Bút pháp xây dựng hình ảnh trong Đoàn thuyền đánh cá:

    + Giọng điệu tươi vui, sôi nổi

    + Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, niềm vui của người lao động

- Bút pháp xây dựng trong bài Ánh trăng:

    + Kết hợp hài hòa giữa tự sự với trữ tình

    + Bài thơ như lời tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư

16 tháng 5 2022

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài thơ Đồng chí, hình ảnh chân thực, chi tiết sinh động, ngôn ngữ giản dị vô cùng và cô đọng giàu sức biểu cảm

- Bút pháp xây dựng hình ảnh trong Đoàn thuyền đánh cá:

    + Giọng điệu tươi vui, sôi nổi

    + Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, niềm vui của người lao động

- Bút pháp xây dựng trong bài Ánh trăng:

    + Kết hợp hài hòa giữa tự sự với trữ tình

    + Bài thơ như lời tâm tình tha thiết, nhịp thơ khi trôi chảy nhịp nhàng, khi trầm lắng suy tư

21 tháng 8 2017

- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành phố

    + Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người lãng quên những ngày gian khổ trong quá khứ

- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa

- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đi trước mang lại thành quả

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

11 tháng 3 2016

               Cuộc kháng chiến trong quá khứ qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã trở về cuộc sống hằng ngày. Sự bận rộn hôm nay đã khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm trong chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm Ánh trăng cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp: không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.

                        Hồi nhỏ sống với đồng

                        Với sông rồi với bể

                        Hồi chiến tranh ở rừng

                        Vầng trăng thành tri kỉ.

          Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khở thơ đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình yêu thương, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình cảm của con người cũng đơn sơ thuần phát như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hòa thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.

                      Từ hồi về thành phố

                      Quen ánh điện cửa gương

                      Vầng trăng đi qua ngõ

                      Như người dưng qua đường.

           Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của ánh trắng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.

                          Vầng trăng đi qua ngõ

                          Như người dưng qua đường.

          Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trằng tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái thay đổi của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng cùng thời gian “xa mặt cách lòng” đến phũ phàng. So sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.

         Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng,êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.

                         Thình lình đèn điện tắt

                         Phòng buynh đinh tối om

                         Vội bật tung cửa sổ

                        Đột ngột vầng trăng tròn.

           Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm hết không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình.

                          Trăng cứ tròn vành vạch

                          Kể chi người vô tình

                          Ánh trăng im phăng phắc

                           Đủ cho ta giật mình.

             Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ vốn là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự thức tỉnh đáng quý này. Qua bài thơ, Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của lương tri. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngừng nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.

           Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa ấy đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả tốt đẹp.

           Ánh trăng là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

 

 

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.