K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2017

bạn có thể tìm trên mạng mik ở thành phố ko có đò

2 tháng 11 2017

“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sỹ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đó vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sỹ tài ba trong nghề của mình.

Trong các tác phẩm của mình dù viết trước hay sau cách mạng tháng Tám thì các nhân vật chính luôn được ông xây dựng thành những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sỹ. Hình ảnh ông lái đò cũng không phải là một ngoại lệ. Khi đọc tác phẩm, ta sẽ ấn tượng ngay đầu tiên với ngoại hình của ông “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhớn giới ông vồi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù…” Sức vóc ông khỏe mạnh chẳng khác gì thanh niên trai tráng mười tám đôi mươi “Gần bảy mươi tuổi, cái đầu quắc thước của ông đặt trên một thân hình cao to và gon guánh như chất sừng, chất mun…ông giơ tay lên, đôi cánh tay trẻ tráng quá bịt cái đầu bạc hói đi. Không ai không lầm tưởng mình đang đứng trước một chàng trai đang ngồi ngoài bến chính bờ sông” Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình của một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính con người đó. Chỉ có yêu quý nghề, gắn bó sâu đậm với nghề, nhiều năm một nắng hai sương dong duổi chở khách trên con sông Đà hùng vĩ thì ngoại hình mới mang đậm dấu ấn nghề nghiệp như vậy. Đây chính là phong cách viết độc đáo của Nguyễn Tuân, ông luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “Hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn, chỉ khi chuyên chú đọc ta mới khám phá ra được nhiều tầng ẩn ngôn hàm chứa trong từng câu văn của tác giả.

Nhưng chỉ những nét miêu tả ngoại hình thôi thì chưa đủ. Trong ông lái đò còn ẩn chứa rất nhiều điều tuyệt vời đặc biệt của một người từng trải thạo nghề. Ông là một linh hồn muôn thuở của sông nước này. “Trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái đò sáu mươi lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sau chèo”. Sự từng trải ấy còn được thể hiện qua trí nhớ siêu phàm của ông. Trí nhớ ấy được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỷ mỉ 73 con thác, như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái dấu chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã bày mươi tuổi, làm nghề đó dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm nhưng trong ông, bản lĩnh kiên cường dường như không hề suy chuyển. Ông vẫn rất tự tin mà rằng: “Tôi bỏ nghề đã lâu rồi nhưng nay cho lên thác xuống ghềnh tôi dám thi đua với bạn đò ở khắp mấy châu có địa giới loang ra bờ sông Đà, cũng còn cái linh lợi để trở mừng một phái đoàn trung ương vừa lên vừa xuống thăm dò khảo sát toàn bộ sông Đà cho đến biên giới Trung Quốc”

Nhưng trên hết tất cả, hình tượng ông lão lái đò được khắc họa rõ nét nhất qua trận thủy chiến với sông Đà. Vẻ đẹp sức mạnh của ông lái đò được khắc họa trong tương quan với vẻ đẹp của con sông Đà hung bạo, hùng vĩ. Chỉ từng trải thôi thì chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đã đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đây chính là dụng ý của tác giả khi viết về hình tượng ông lái đò, phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ được bộc lộ rõ nhất khi nhận vật đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Giả sử đặt ông lái đò trong khung cảnh thi vị, trữ tình của sông Đà thì hình tượng lại phát triển theo một hướng khác, trở thành một nghệ sỹ đa tình lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Còn ở đây, ông lái đò trở thành người anh hùng nghệ sỹ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra ngay diện mạo và tâm địa độc ác của kẻ thù số một, lực lượng đá hậu, đá tương, đá tiền về với nhiều thủ đoạn nham hiểm tạo thành một lực lượng hùng hậu, đông đảo, dữ dằn và nham hiểm. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn chúng giăng sẵn trận đồ bát quái với ba trùng vi. Trùng vi một có 4 cửa tử và 1 cửa sinh. Sóng trận địa phóng thẳng, mặt nước hò la vang dậy mà vào bẻ gãy cán chèo vũ khí của ông lái đò nhưng ông vẫn hai tay giữ chắc mái chèo khỏi bị hất lên. Vì thế sóng nước lại càng dọa dẫm, sấn sổ, hiếu chiến như thể quân liều mạng. Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm lấy thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình giữa trận nước. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất nốc ao đối phương, ông lái đò cũng chẳng run tay, cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt móc bệch.Ông chỉ huy hết sức ngắn gọn và tỉnh táo, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua trùng vi một hiểm trở. Phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất ông lái đò phá luôn vòng vây thứ hai. Trùng vi hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn thật nham hiểm và xảo quyệt, thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ. Bốn, năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định nhử thuyền vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng, ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh lái miết một đường chéo về phía cửa đá. Thật điêu luyện. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sông nằm ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Một ông lái đò và sáu tay trèo, tưởng chừng như con người hết sức nhỏ bé, ít ỏi, cạn kiệt sức lực giữa một thiên nhiên hung dữ. Nhưng không, như một vị tướng lão luyện dày dặn kinh nghiệm, trận mạc, ông lão phóng thẳng thuyền trọc thủng cửa giữa. Thuyền vụt qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh cho qua hơi nước, vừa xuyên, vừa tự động lái được. Thế là kết thúc. Tác giả đã rất dày công khi miêu tả trận thủy chiến với con sông Đà củ ông lão lái đò. Một loại những hành động nhanh mạnh: Phóng nhanh, phóng thẳng, lái miết một đường, chọc thủng, xuyên nhanh,…Kết hợp với nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập gợi nên một cuộc giao tranh giáp lá cà một sống, một chết. Hơn nữa thư pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng triệt để và rất độc đáo trong tác phẩm đã xây dựng lên hai phe đối lập: một bên là thiên nhiên hung tàn, bạo liệt với một bên là con người nhỏ bé nhưng đầy bản lĩnh, sự quả cảm và khả năng chinh phục thiên nhiên kỳ diệu. Ông lái đò trong tay chỉ có một mái chèo “Như cái que giữa bạt ngàn sóng thác” như một vị tướng bách chiến bách thắng, phá thành vượt ải.

Với ngòi bút tài hoa và sự uyên bác, am hiểu về mọi lĩnh vực như thể thao, võ thuật, quân sự… của mình, Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca hào hùng, biến ông lái đò bình thường thành một anh hùng, một nghệ sỹ lái đò trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác. Ông vừa là dũng sĩ, vừa là nghệ sỹ – tay lái ra hoa, ông tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Không chỉ là cô Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, tình nguyện lên Điện Biên xây dựng nông thôn mới, không chỉ là tầng lớp thanh niên “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”, mà cùng với họ, ông lái đò sông Đà đã góp phần làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp, phẩm chất của người lao động trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 55 – 60.

Quả thật, vẻ đẹo “Chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của con người Tây Bắc đã được NguyễnTuân dày công khám phá trên dòng Đà giang khuất nẻo. Nếu như thiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là  “Kẻ thù số một của con người”, thì cũng chính thiên nhiên qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người lao động. Quả thật sâu sắc khi nói “Thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tác phẩm sẽ mãi là bản trường ca hào hùng đi cùng năm tháng.

18 tháng 12 2018

Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.

9 tháng 11 2019

Dòng đời khéo chọn nghiệp duyên

Đưa đò tri thức con thuyền nhân văn

Ươm cây từ đất khô cằn

Một đời lo nghĩ, khuyên răn "nết người"!

Tâm hồn chăm bón tốt tươi,

Tưới câu nhân nghĩa, bao người nên danh.

Con thuyền vượt sóng chòng chành

Mái chèo lúc mỏi, liêm thanh dặn lòng!

Khơi dòng câu cá nước trong

Bất công chưa hết! Chạnh lòng niềm mơ

Dòng sông luôn có bến bờ

Người đi còn nhớ, người mơ...đợi gì?

Một đời tận tụy, tâm tri

Phấn vương khóe mắt để vì tương lai.

Hiền nhân, tài chí, nghiệp dài,

Cho đời hoa nở ngày mai - Ơn Người!

Trong trường vất vả dạy đàn con

Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn

Ló sáng bình minh cơm mãi vội

Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.

Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ

Lặng lẽ khuyên răng nghĩa vẫn tròn

Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn

Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.

(Tứ Gia)

Tri ân người lái đò

Tri thức ngày xưa trở lại đây,

Ân tình sâu nặng của cô thầy!

Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

Cám ơn người đã lái đò hay!

Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

Người đã giúp con vượt đắng cay!

Trong trường vất vả dạy đàn con

Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn

Ló sáng bình minh cơm mãi vội

Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.

Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ

Lặng lẽ khuyên răng nghĩa vẫn tròn

Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn

Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.

(Tứ Gia)

Tri ân người lái đò

Tri thức ngày xưa trở lại đây,

Ân tình sâu nặng của cô thầy!

Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

Cám ơn người đã lái đò hay!

Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

Người đã giúp con vượt đắng cay!

7 tháng 12 2021

mik mới hok lớp 5

18 tháng 12 2019

7 đoạn dưới đây bạn tham khảo nha:

Bài  Số 1: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.

Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.

Bài  Số 2: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Hình ảnh cô giáo Hương vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô là người đầu tiên dạy em năm lớp Một ở trường Tiểu học. Cô Hương có dáng người thon thả và cân đối. Các thầy cô ở trường thường gọi cô là người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Cô còn rất trẻ. Nước da trắng hồng làm cho khuôn mặt của cô thêm rạng rỡ. Mái tóc dài buông xoã ngang lưng, đen mượt tô điểm thêm cho sự dịu dàng của cô. Thỉnh thoảng những làn gió thổi làm mái tóc bồng bềnh của cô nhấp nhô như làn sóng gợn. Cô Hương có cặp mắt đen nhánh, mở to như biết nói. Đôi mắt ấy thật trìu mến khi cô nhìn chúng em đang chăm chỉ học. Đôi mắt ấy buồn rười rượi mỗi khi chúng em không thuộc bài và không vâng lời cô. Mỗi khi cô tiếp xúc với mọi người, nụ cười của cô luôn nở trên môi trông rất thân thiện.

Bài  Số 3: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Mẹ em có dáng người cao cao, năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, tuổi đã qua thời xuân xanh. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, trông thật hiền dịu. Đôi môi mẹ đỏ mọng mặc dù không thoa son, cái miệng lúc nào cũng cười. Nụ cười ấy đã làm cho em thêm gần gũi mẹ. Hai hàng lông mày của mẹ cong cong, che đôi mắt tròn đen, luôn nhìn chúng em đầy yêu thương. Những ngày em bị ốm, mẹ đều thức cùng em nên có lúc mắt mẹ lại sâu hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên. Nghe bà ngoại nói, ngày xưa, mái tóc mẹ đẹp lắm nhưng bây giờ tóc mẹ lại hơi bạc màu vì năm tháng. Em thương mẹ vô cùng. Nước da mẹ hơi rám nắng vì mẹ phải dãi dầu sương gió để kiếm tiền nuôi em ăn học. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy, em yêu mẹ biết bao nhiêu.

Bài  Số 4: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Những ngày đến trường, em thường gặp cô Lan - cô giáo đã dạy em vào năm học lớp Hai. Cô đã ngoài bốn mươi nhưng hãy còn rất trẻ. Với vóc người cao cao, làn da trắng hồng, cô mặc những chiếc áo dài sẫm màu trông thật đẹp. Hợp với khuôn mặt tròn của cô là mái tóc uốn quăn, buông thả ngang lưng. Nét mặt cô thường tươi vui khi chúng em học tốt. Những lúc ấy, đôi mắt màu hạt dẻ của cô ánh lên những tia sáng ấm áp và dịu hiền khó tả. Khi cô mỉm cười, những chiếc răng trắng nõn lộ ra bên trong đôi môi đỏ hồng. Tất cả những nét đẹp ở cô đã in sâu vào đôi mắt ngây thơ và tinh nghịch của chúng em.

Bài  Số 5: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Ông Bảy đã ngoài bảy mươi tuổi, da dẻ còn hồng hào, khuôn mặt chữ điền, phúc hậu hằn sâu những nếp nhăn thường có ở người già. Tóc ông bạc trắng, hớt cao. Đôi mắt ông ngả màu nâu đục, mỗi lần nhìn ngắm đồ vật nào đó ông lại nheo cặp mắt, trông thật chậm chạp. Mỗi khi ông cười thì đôi mắt ấy ánh lên vẻ hiền từ, bao dung, độ lượng biết nhường nào.

Mỗi lần sang nhà ông Bảy chơi, em phụ ông Bảy quét dọn nhà cửa và xách nước ở giếng khơi trong, cùng ông Bảy tưới cho mấy cây kiểng trước sân nhà. Ông khen em ngoan. Ông cháu vừa làm việc, vừa nói chuyện thật là vui vẻ. Vui nhất là khi ông Bảy kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng ông kể trầm ấm, rõ ràng, đôi lúc ông cười thành tiếng, những lúc như thế trông ông Bảy trẻ lại đến mấy tuổi.

Sau mỗi câu chuyện ông Bảy thường xuyên khuyên dạy em: Sống trên đời phải cò tình nghĩa, có tình làng nghĩa nước. Ông khuyên em đừng đua đòi cái xấu, phải học cái hay. Phải biết vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo và cha mẹ. Phải chịu khó học hành cho bằng chị, bằng em, bằng bạn bè. Không có học là không thể làm việc tốt được.

Bài Số 6: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Mỗi ngày đến lớp em đều gặp cô Thúy. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em.

Cô Thúy có thân hình đẹp. Năm nay cô gần 30 tuổi. Cô có thân hình thon gọn. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Mái tóc của cô đen óng dài ngang lưng và rất suôn mượt. Cô thường cột tóc cao và rất hợp với khuôn mặt của cô. Đôi mắt của cô nhỏ, đà và sáng long lang như ánh sáng. Cô hay cười và nụ cười cô thật rạng rỡ, hai hàm mi của cô dài và cong. Cô còn giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc học tập. Cô ăn mặc rất giản dị. Cô luôn mỉm cười với chúng em, khi cười cô để lộ hàm răng trắng. Cô sỡ hữu giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Khi cô kể chuyện, chúng em có cảm giác được đi vào câu chuyện ấy. Cô ân cần giảng giải cho chúng em nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô luôn vui vẻ lạc quan và yêu đời. Các giáo viên khác đều yêu thích cô. Cô Thúy luôn nhiệt tình trong việc giảng dạy. Em tự hào vì cô là chủ nghiệm lớp em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô. Em mong cô mãi dạy chúng em.

Bài  Số 7: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường. Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh.

Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: "Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy". Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào. Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ.

7 tháng 12 2017

Mẹ em có dáng người cao cao, năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, tuổi đã qua thời xuân xanh. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, trông thật hiền dịu. Đôi môi mẹ đỏ mọng mặc dù không thoa son, cái miệng lúc nào cũng cười. Nụ cười ấy đã làm cho em thêm gần gũi mẹ. Hai hàng lông mày của mẹ cong cong, che đôi mắt tròn đen, luôn nhìn chúng em đầy yêu thương. Những ngày em bị ốm, mẹ đều thức cùng em nên có lúc mắt mẹ lại sâu hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên. Nghe bà ngoại nói, ngày xưa, mái tóc mẹ đẹp lắm nhưng bây giờ tóc mẹ lại hơi bạc màu vì năm tháng. Em thương mẹ vô cùng. Nước da mẹ hơi rám nắng vì mẹ phải dãi dầu sương gió để kiếm tiền nuôi em ăn học. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy, em yêu mẹ biết bao nhiêu.

 

Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.

   Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.

Ngày 20-11 là một ngày thật là trọng đại, là một ngày mà các em, các bạn học sinh có thể thể hiện sự biết ơn của mình với các thầy, các cô.Thầy cô là một người lái đò, còn chúng em là những người khách đi trên chuyến đò ngang sông đó. Chuyến đò cũng có khởi đầu và kết thúc của nó vậy, khi kết thúc chuyến đò này, sẽ có 1 chuyến đò khác. Giống như một năm học mới vậy. Cũng...
Đọc tiếp

Ngày 20-11 là một ngày thật là trọng đại, là một ngày mà các em, các bạn học sinh có thể thể hiện sự biết ơn của mình với các thầy, các cô.

Thầy cô là một người lái đò, còn chúng em là những người khách đi trên chuyến đò ngang sông đó. Chuyến đò cũng có khởi đầu và kết thúc của nó vậy, khi kết thúc chuyến đò này, sẽ có 1 chuyến đò khác. Giống như một năm học mới vậy. Cũng được quen biết nhiều bạn bè, nhiều thầy cô giáo. Rồi cũng sẽ đến lúc chia ly, tạm biệt mọi người. Khi em viết bài này, em đã dành hết tình cảm, sự quý mến của mình cho các thầy cô giáo trên hoc24.vn, olm.vn và cả doc24.vn

Bài tập Giáo dục công dân

Nhân dịp 20-11, em cũng xin cảm ơn hoc24.vn rất nhiều! Em chúc mọi người khỏe mạnh, các thầy cô sẽ có thể khắc phục được những bài viết gây nhiễu diễn đàn ( spam như bài này ), các bạn học sinh trên hoc24.vn học thật giỏi nhé!

Thân ái và quyết thắng!

Ngày 20/11/2016.

3
20 tháng 11 2016

Cho hỏi Teacher là một cô giáo đúng không

Hình như thêm chữ s vào sau chữ teacher thì nghĩa là nhiều cô giáo hihi

20 tháng 11 2016

Nhân dịp 20-11 ngày nhà giáo việt nam em xin chúc các thầy cô trong Hoc24.vn mạnh khẻo tràn đầy sức sống và luôn yêu nghề dạy học trên online

22 tháng 12 2021

bài tập 3???????????

là j vậy

thiếu

22 tháng 12 2021

Bạn ơi ! Bài 3 nào vậy 

27 tháng 3 2019

Ông ngoại em năm nay vừa tròn 70 tuổi. Ông là bác sĩ quân y đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Mái tóc ông bạc phơ, cắt ngắn. Vầng trán ông cương nghị. Ông cso đôi tai to, dài như tai Phật. Gương mặt ông phúc hậu, lúc ông cười trông ông rất hiền. Răng ông trắng bóng, chưa rụng một chiếc nào. Bạn bè ông nhiều cụ có bộ râu dài đẹp, nhưng ông thì không để râu. Cặp mắt ông lúc nào cũng mở to, ánh lên tinh anh, dịu dàng. Khi đọc báo, ông mới đeo kính.

17 tháng 12 2021

sao chếp

30 tháng 9 2023

1.

Bài tham khảo:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2. 

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa. 
3. 

Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý. 

30 tháng 9 2023

1. 

Bài tham khảo: 

- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng

- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.

Bài tham khảo 1:

- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

- Thân bài:

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3. 

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài.