K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8

Qua đoạn trích trên, ta cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc và chân thành của nhà thơ. Tình yêu ấy được thể hiện qua những hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày: bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông, hàng ớt, đám dưa, đám cà... Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Đặc biệt, câu thơ "Yêu sao tiếng mẹ ru nồng" đã khơi gợi lên tình cảm sâu sắc đối với người mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng ta. Tiếng ru của mẹ là khúc hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình ấm áp, là sợi dây kết nối giữa con người với quê hương.

Qua đoạn thơ, ta thấy được tình yêu quê hương không chỉ là tình cảm đối với mảnh đất, con người mà còn là tình cảm đối với những giá trị truyền thống, văn hóa của dân tộc. Đó là tình yêu được nuôi dưỡng từ những điều giản dị, bình dị nhất trong cuộc sống.

Tổng kết lại: Tình yêu quê hương của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc và đậm chất dân tộc. Đó là tình yêu được nuôi dưỡng từ những kỷ niệm tuổi thơ, từ những vẻ đẹp giản dị của làng quê và từ tình cảm gia đình.

Bạn tk ạ.

23 tháng 1 2022

1. Các từ láy: rì rào, lách cách

2. Từ những hình ảnh như bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông, hàng ớt, đám dưa, đám cà, nong dâu tằm, người mẹ hát ru

3."Yêu từng bờ ruộng, lối mòn " và"Yêu sao tiếng mẹ ru nồng" - Rút gọn chủ ngữ

    

13 tháng 12 2022

XIN LỖI TÔI KO BT LÀM BÀI NÀYgianroi

23 tháng 1 2022

Tham Khảo 

+ Mở đoạn: Nêu vấn đề cần bàn luận: Tình yêu quê hương đối với những điều bình dị nhất.

+ Thân đoạn:

+ Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

+ Quê hương gắn liền với những cảnh vật quen thuộc, những điều tưởng chừng rất đơn giản và bình dị. Yêu quê hương từ những điều bình dị nhất chính là trân trọng tất cả những điều ấy, bảo vệ, giữ gìn và làm đẹp những thứ bình dị đó.

+ Tình yêu quê hương không nhất thiết đến từ những điều lớn lao phi thương mà đôi khi nó đến từ những tình yêu nhỏ bé, từ những cống hiến thầm lặng.

(Tự lấy dẫn chứng phù hợp)

+ Kết đoạn: Khái quát vấn đề bàn luận, nếu cảm xúc của em.

17 tháng 12 2023

 Văn bản trên thể hiện tình yêu của tác giả đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương mình như: bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, dòng sông, hàng ớt, tiếng ru của mẹ... Từ đó, chúng ta rút ra một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Nghe có vẻ to lớn vĩ đại nhưng thực chất tình cảm ấy được gom góp từ việc yêu những điều nhỏ bé gần gũi nhất xung quanh mình. Tác giả nhắc nhở chúng ta học cách trân trọng những điều nhỏ bé thường dễ dàng bị lãng quên trong cuộc sống. Song chính tình yêu với chúng lại khiến tâm hồn chúng ta thêm phong phú kiến tạo những tình cảm lớn lao và khát vọng cống hiến.

17 tháng 12 2023

Chịu

Bài 1. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Yêu từng bờ ruộng lối mòn,Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.Yêu con sông mặt sóng xao,Dòng sông tuổi  nhỏ rì rào hát ca.Yêu hàng ớt đã ra hoa,Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.                                                              ( Ta yêu quê ta - Lê Anh Xuân)                   1. Xác định  phương thức biểu...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

 

Yêu từng bờ ruộng lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi  nhỏ rì rào hát ca.

Yêu hàng ớt đã ra hoa,

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

                                                              ( Ta yêu quê ta - Lê Anh Xuân)                   

1. Xác định  phương thức biểu đạt chính của bài thơ   

2. Tìm những từ láy có trong bài thơ và phân loại các từ láy vừa tìm được.

3. Chỉ ra  và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ?

4. Bài thơ gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương ?  (Trả lời từ khoảng 2- 4 câu)

5. Từ cảm nhận nội dung bài thơ trên, hãy viết đoạn văn  (từ  6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương trong tâm hồn mỗi con người.

1
23 tháng 3 2022

Gợi ý làm bài:

1. PTBĐ: biểu cảm.

2. Từ láy: rì rào, lách cách.

3. BPTT: Điệp ngữ: Yêu ....

=> Tác dụng: Nhấn mạnh, thể hiện tình cảm yêu quê hương...

4. Bài thơ gợi cho em tình cảm tự hào về những điều tốt đẹp của quê hương, tình yêu, sự gắn bó với quê hương. (HS diễn giải thêm)

5. Hs viết đoạn văn nêu suy nghĩ. Gợi ý:

- Phân tích vai trò, ý nghĩa của quê hương: nơi sinh ra, gắn bó với mỗi người...

- Tình cảm dành cho quê hương: yêu thương, gắn bó, trân trọng, tự hào....

- Mỗi người cần làm: xây dựng, giữ gìn, phát triển quê hương...

I.       TRẮC NGHIỆMĐọc văn bản sau:Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.Yêu con sông mặt sóng xao,Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.                                            Yêu hàng ớt đã ra hoaĐám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.                                           Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017,...
Đọc tiếp

I.       TRẮC NGHIỆM

Đọc văn bản sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.

                                            Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

                                           Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ Thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)

 

Thực hiện các yêu cầu:

1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do.

B. Thể thơ tám chữ.

C. Thể thơ lục bát.

D. Thể thơ năm chữ.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 3. Trong dòng thơ:  “Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm động từ.

B. Hai cụm động từ.

C. Ba cụm động từ.

D. Bốn cụm động từ.

Câu 4. Trong 4 câu thơ đầu cảnh vật quê hương được hiện lên qua những hình ảnh nào?

A. Bờ ruộng, lối mòn, hàng ớt, đám dưa, đám cà.

B. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, con sông.

C. Bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, dâu tằm.

D. Bờ ruộng, lối mòn, đám dưa, đám cà, dâu tằm.

Câu 5. Điệp từ “yêu” trong văn bản trên có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông.

B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.

C. Nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ. 

D. Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.

Câu 6. Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau:

Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

          A. Cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuâng.

B. Cảnh mênh mông, bình dị, thân quen.

C. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình.

D. Cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị

Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất về ý nghĩa lời ru của mẹ qua hai dòng thơ sau:

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

A. Lời ru của mẹ đưa con vào giấc ngủ, bồi đắp tâm hồn con.

B. Lời ru của mẹ động viên, khích lệ con nỗ lực học tập tốt.

C. Lời ru của mẹ là khúc hát xua tan mệt mỏi trong lao động.

D. Lời ru của mẹ gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.

Câu 8: Hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong dòng thơ: “Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca” là gì?

A.      Nhấn mạnh kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, ngọt ngào gắn với dòng sông.

B.      Câu thơ khơi gợi trí tưởng tượng bay bổng ở người đọc.

C.      Dòng sông trở nên sinh động, gần gũi, gắn bó với con người. 

D.      Giúp đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.

2. Trả lời các câu hỏi:

Câu 9. Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?

Phai  biet yeu que  huong

Câu 10. Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để góp phần xây dựng quê hương? (Trình bày khoảng 3 - 5 câu văn)

 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Quê hương yêu dấu - nơi cho em nhiều trải nghiệm. Hãy kể lại một trải nghiệm về chuyến thăm quê thú vị của em.

Đề 1:

A. Đọc – hiểu văn bản ( 3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi:

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ: “Ôi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm càng thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:

- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!

Giọt Sương dịu dàng nói:

- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn. Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào!

Đom Đóm nói:

- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn! Mình đi bắt bọn Rầy Nâu hai lúa đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ:

- Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé!

                                                                        (Truyện ngụ ngôn)

Câu 1: Văn bản trên có đặc điểm giống với thể loại nào mà các em đã được học? Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Biện pháp tu từ đó đã đem lại những hiệu quả gì?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu.

B. Tự luận (7.0 điểm).

Câu 1: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì trong các mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh (viết đoạn văn 5-7 dòng).

Câu 2: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình những người bạn và sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi thơ của em.

Đề 2:

A. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi lơ lửng đám mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)

 

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nhận ra thể thơ đó?

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?

B. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên em vào lớp 6.

 

SOS

0
6 tháng 12 2018

1. Soạn thảo văn bản sai mẫu 2 lỗi, trừ 0,25 điểm.

2. Soạn thảo văn bản sai mẫu từ 3 đến 4 lỗi, trừ 0,5 điểm.

3. Soạn thảo văn bản sai mẫu từ 5 lỗi trở lên, trừ 1,0 điểm.

17 tháng 12 2023

Văn bản trên thể hiện tình yêu của tác giả đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương mình như: bờ ruộng, lối mòn, bông gạo, ngàn dâu, dòng sông, hàng ớt, tiếng ru của mẹ... Từ đó, chúng ta rút ra một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Nghe có vẻ to lớn vĩ đại nhưng thực chất tình cảm ấy được gom góp từ việc yêu những điều nhỏ bé gần gũi nhất xung quanh mình. Tác giả nhắc nhở chúng ta học cách trân trọng những điều nhỏ bé thường dễ dàng bị lãng quên trong cuộc sống. Song chính tình yêu với chúng lại khiến tâm hồn chúng ta thêm phong phú kiến tạo những tình cảm lớn lao và khát vọng cống hiến.

4 tháng 12 2021

Khái niệm điệp ngữ em tham khảo ở đây nhé:

Điệp ngữ là gì

BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sức biểu cảm

Cho thấy tình cảm yêu mến, thương yêu quê hương của tác giả. 

 

4 tháng 12 2021

thanks

 

 

yeu

bài thơ nguyễn văn trỗiKhi Anh gọi Bác ba lần Lòng anh như thấy được gần Bác thêm Anh chưa được tận mắt nhìn Nhưng hình ảnh Bác trong tim vẫn ngời "Cháu yêu Bác lắm, Bác ơi! Những năm kháng chiến từ hồi còn thơ Trung thu gặp Bác trong mơ Kính yêu cháu hát: "Bác Hồ Chí Minh"... Giờ đây trước phút tử hình Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây Bác hôn cháu, Bác cầm tay Cháu hôn lại Bác sáng...
Đọc tiếp

bài thơ nguyễn văn trỗi

Khi Anh gọi Bác ba lần
Lòng anh như thấy được gần Bác thêm
Anh chưa được tận mắt nhìn
Nhưng hình ảnh Bác trong tim vẫn ngời
"Cháu yêu Bác lắm, Bác ơi!
Những năm kháng chiến từ hồi còn thơ
Trung thu gặp Bác trong mơ
Kính yêu cháu hát: "Bác Hồ Chí Minh"...
Giờ đây trước phút tử hình
Cháu như thấy Bác đang nhìn cháu đây
Bác hôn cháu, Bác cầm tay
Cháu hôn lại Bác sáng nay ba lần"
Muôn năm! Muôn năm! Muôn năm!
Triệu người đáp lại ầm ầm bốn phương
Tiếng hô gặp núi, núi vang
Gặp sông, sông hát, gặp rừng, rừng ca
Bác Hồ khi hiện vào ta
Như tên bật ná, thác sa khỏi ghềnh
Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh!
Đã thành vũ khí, đã thành niềm tin
Đã thành lời hứa thiêng liêng
Lửa thiêu chẳng cháy, đá nghiền chẳng tan
Cổ gông cổ vẫn thét vang
Tay còng tay vẫy vẫn ngàn cánh tay
Bác là non nước, trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn
Còn cao hơn đỉnh Thái Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha
Điệu lục bát, khúc dân ca
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam
"Việt Nam muôn năm!"
Việt Nam, Tổ quốc muôn năm
Nơi ta yêu quý muôn vàn của ta
Dù đây trường bắn Chí Hòa
Đất chân ta đứng vẫn là của ta
Sau lưng ta cả quê nhà
Nơi lưng ta tựa ấy là Trường Sơn
Là bờ ruộng, lối cỏ mòn
Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu
Là Thu Bồn mặt nước xao
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca
Là hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Là trưa tiếng mẹ ru nồng
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm
Là Việt Nam! Là Việt Nam!
Biển Đông một dải xanh lam cõi bờ
Việt Nam đất nhạc, đất thơ
Chân mây điểm trắng cánh cò quê hương
Đầm sen nở trắng, nở hường
Đêm trăng thơm dịu những đường sầu riêng
Việt Nam xứ sở thần tiên
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây
Non cao gió đựng, sông đầy nắng chan
Sum sê xoài biếc, cam vàng
Dừa nghiêng cau thẳng hàng hàng nắng soi
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
Mặt trời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người
Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha.

 
1
25 tháng 11 2016

Hay woa yeu