K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7
  • 1,She prefers drinking a cup of coffee.
  • 2,We would prefer going abroad on a long vacation.
  • 3,Why do you prefer to attend a concert rather than watch it live?
  • 4,I would prefer to work part-time rather than work full-time.
  • 5,I like both Harry Potter and Peaky Blinders. But I prefer Harry Potter.
1 tháng 8

1 prefers

2 prefers

3 prefer

5 would prefer

5 prefer

26 tháng 11 2021

 

1 cách

Chia 3 giảng viên cho 3 sinh viên mỗi người 1 giảng viên hướng dẫn 1 sinh viên.

Mk nghĩ v

26 tháng 11 2021

không đúng rồi bạn có 9c cơ :(

26 tháng 9 2023

75 + 23 =98

27 tháng 3 2018

mk lớp 6

27 tháng 3 2018

trang6 27trang7 29 trang8 40 trang9 77 trang10 67

21 tháng 2 2016

Soạn bài: Các thành phần biệt lập

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thành phần tình thái

a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?

(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.

- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).

- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từchắc.

b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?

Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắccó lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

2. Thành phần cảm thán

a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?

(1) , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý: Các từ ngữ Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.

b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu  hoặctrời ơi?

Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên  và trời ơi.

3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Gợi ý:

- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ

- Các thành phần cảm thán: chao ôi

2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):

chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.

- dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn

3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từchắc?

Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.

4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).

Gợi ý:

- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…

 

- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…

7 tháng 8 2016

tuổi con là: 27:3=9

tuổi mẹ là 9x3=27

đáp số:mẹ: 27

            con:9

29 tháng 12 2021

A

29 tháng 12 2021

A

22 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Phan Bội Châu (1867 - 1940) hiệu là Sào Nam, người lang Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Phan Bội Châu sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đen tối của lịch sử nước nhà. Ông cất tiếng khóc chào đời khi sáu tỉnh Nam Kì đã mất. Lớn lên, ông lại phải đau lòng chứng kiến từng mảnh đất quê hương lột dần vào tay giặc, phong trào Cần Vương chống Pháp lần lượt thất bại, đây đó nghẹ ngào những tiếng than tức tưởi "thời cơ đã lỡ rồi".

Trong hoàn cảnh đó, sau khi đỗ Giải nguyên (1900), Phân Bội Châu bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người đồng chí, lập ra tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta là Hội Duy Tân (1904) với chủ trương đưa thanh niên sang Nhật học tập để mưu phục quốc. Nhưng rồi sự việc không thành, năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân pháp bắt cóc ở Trung Quốc rồi đưa về nước giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời.

2. Tác phẩm

Năm 1905, sau khi thành lập, Hội Duy Tân chủ trương phong trào Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng sau này, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Phan Bội Châu sang Nhật để lãnh đạo phong trào yêu nước ấy. Trước lúc lên đường, ông làm bài thơ Xuất dương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng chí.

Bằng giọng thơ đầy nhiệt huyết, sôi nổi và giàu sức thuyết phục, bài thơ đã khắc họa thật trân trọng vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà cách mạng Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

II. Trả lời câu hỏi

1. Văn học trung đại có loại thơ để nói chí, tỏ lòng. Bài thơ này cũng bộc lộ trực tiếp chí khí, hoài bão của tác giả. Nó rất gần gũi với Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ...Điều đặc biệt là chính cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả đã minh chứng cho lí tưởng sống cao đẹp trong thơ.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước đã hoàn toàn mất vào tay giặc, phong trào vũ trang chống thực dân Pháp theo con đường Cần vương đã thất bại không có cơ cứu vãn, chế độ phong kiến đã cáo chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh...

2. Xuất dương lưu biệt là lẽ sống mới, là khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu ra dii tìm đường cứu nước.

                             Làm trai phải lạ ở trên đời

                             Há để càn khôn tự chuyển dời.

Do tư tưởng "trọng nam khinh nữ" trong xã hội phong kiến, "chí làm trai" chỉ dành riêng cho các bậc trượng phu, các đấng mày râu, không bao hàm phụ nữ. Hai câu thơ khẳng định một lẽ sống đẹp của trượng phu. Phải lạ nghĩa là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc kinh thiên, động địa, xoay chuyển "càn khôn", chú không thể sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo số phận, chịu để con tạo xoay vần.

Nếu như hai câu thơ đầu là một mở đề thì hai câu thực kế tiếp triển khai cụ thể cái tư tưởng về "chí làm trai" ấy. Chí làm trai của Phan Bội Châu gắn với ý thức về cái "tôi", nhưng không phải là cái tôi cá nhân mà là một cái tôi công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời.

                            Trong khoảng trăm năm cần có tớ

                            Sau này muôn thuở, há không ai?

Cuộc thế trăm năm này cần phải có ta, không phải là để hưởng lạc thú mà là để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu danh thiên cổ. Câu thơ thứ nhất khẳng định dứt khoát, đến câu thứ hai, tác giả chuyển sang giọng nghi vấn, nhưng cũng để nhằm khẳng định quyết liệt hơn một khát vọng sống hiển hách, phát huy hết tài năng và chí khí cống hiến cho đời, để tên tuổi còn lại mãi về sau.

Đến hai câu luận, cái "chí làm trai" oai hùng kia được gắn với hoàn cảnh thực tế xót xa của nước nhà:

                                Non sông đã chết, sống thêm nhục

                                Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!

Câu 5 nói lên nỗi nhục mất nước, nỗi xót đau đốt chay tâm can nhà thơ, đồng thời cũng khẳng định ý chí thép gang của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ đắng cay. Nhưng đến câu 6 thì tư tưởng của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên, mang những sắc thái mơi của tư tưởng thời đại.

Bài thơ khép lại trong tư thế và khát vọng buổi lên đường của nhân vật trữ tình. Các hình ảnh ở hai câu thơ này đều hết sức lớn lao: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả đều như hòa nhập với con người trong tư thế đang "bay lên". Hình ảnh kết thúc này thật lãng mạn, hào hùng, con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng trên thực tại tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la.

3. Những yếu tố tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ:

- Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình

- Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ

- Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách

- Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

 

22 tháng 2 2016

7 tháng 10 2023

1.HS đọc bảng hướng dẫn theo yêu cầu 

2. 

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY XANH

Bạn muốn trồng cây xanh, hãy làm theo các bước sau:

1. Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: cây giống, phân bón và các dụng cụ như cuốc, xẻng, cọc, dây, bình tưới.

2. Trồng cây: Trước hết, bạn cần đặt cây thẳng đứng giữa hố. Sau đó, bạn dùng xẻng hoặc đeo găng tay, bón phân vào hố và lấp đất. Cuối cùng, bạn dùng xẻng nện đất hoặc dùng chân giẫm đất xung quanh gốc cây cho chắc. 

3. Bảo vệ cây mới trồng: Đầu tiên bạn cắm cọc cách gốc cây khoảng 5cm. Sau đó bạn buộc cọc với thân cây và tưới nước

20 tháng 2 2018

Ta có : Mai ăn 3/8 cái bánh, khi quy đồng ra thì Mai ăn 15/40 cái bánh. Hoa ăn 2/5 cái bánh, khi quy đồng ra thì Hoa ăn 16/40 cái bánh.

So sánh : 15/40 < 16/40. Tức: 3/8 < 2/5

Vậy: Hoa ăn nhiều bánh hơn Mai

20 tháng 2 2018

3/8 và 2/5 mẫu số chung là 40 vậy 3/8=15/40 và 2/5=16/40 vậy 3/8<2/5

22 tháng 4 2016

ukm