K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Biển đẹp Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá...
Đọc tiếp

Biển đẹp

Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.

                                                                      (Vũ Tú Nam)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 2. Buổi chiều, biển được miêu tả như thế nào?

Câu 3. Xác định từ ghép, từ láy trong câu sau:

Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,….

Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biét chủ ngữ được cấu tạo như thế nào?

 “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.”

Câu 5. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong câu sau : Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề.

Câu 6. Văn bản miêu tả cảnh biển theo trình tự nào?

Câu 7. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật liệt kê và nêu tác dụng trong câu sau:

Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Câu 9. Em cần phải làm gì để góp phần làm cho quê hương ngày càng đẹp hơn? ( Trình bày thành đoạn văn, từ 3-5 câu)

2
21 tháng 7

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

- Miêu tả sự thay đổi cái đẹp của biển cả theo trạng thái thời gian trong ngày.

Câu 2. Buổi chiều, biển được miêu tả như thế nào?

- Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. 

Câu 3. Xác định từ ghép, từ láy trong câu sau:

Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,….

- Từ ghép: mây mưa, dông gió, đục ngầu, giận dữ.

- Từ láy: âm u, xám xịt, nặng nề, ầm ầm.

Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biét chủ ngữ được cấu tạo như thế nào?

 “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.”

- Chủ ngữ: Những cánh buồm nâu trên biển 

- Vị ngữ: được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh/

Chủ ngữ được cấu tạo là một cụm danh từ.

Phụ trước: những

Thành phần chính: cánh buồm

Phụ sau: nâu trên biển.

Câu 5. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong câu sau : Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề.

- Cặp từ trái nghĩa:

+ nhẹ nhàng - nặng nề.

+ trong xanh - âm u.

21 tháng 7

Câu 6. Văn bản miêu tả cảnh biển theo trình tự nào?

- Trình tự thời gian: sáng sớm đến chiều tối.

Câu 7. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật liệt kê và nêu tác dụng trong câu sau:

Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

- BPTT liệt kê: uớt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, 

- Tác dụng: miêu tả rõ ràng, chi tiết, ngắn gọn hàm xúc trạng thái hình ảnh của những cánh buồm sau khi ra khỏi cơn mưa. Dễ dàng cho người đọc hình dung sâu sắc, cảm nhận gần gũi hình ảnh chiếc thuyền hơn. Đồng thời tăng sức gợi hình ảnh cho câu văn thêm sinh động, đặc sắc, gợi cảm xúc hấp dẫn người đọc.

Câu 9. Em cần phải làm gì để góp phần làm cho quê hương ngày càng đẹp hơn? ( Trình bày thành đoạn văn, từ 3-5 câu)

- Bảo vệ môi trường: tự bản thân thấy rác dọn dẹp, tuyên truyền nâng cao ý thức mọi người.

- Sống sạch đẹp, ngăn nắp, tham gia tích cực vào các hoạt động làm đẹp quê hương.

- Học hành chăm chỉ giỏi giang rạng danh quê mình.

+ ....

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

- Tác giả: 

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng

+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.

+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

+ Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn. Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta. Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên..

Câu 2. Câu văn: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu.

Câu 3. Khái quát nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.

Câu 4. Theo sự hiểu biết của em, để phòng chống Covid-19 hạn chế sự lây lan của vi-rút corona em cần phải làm gì?

1
18 tháng 4 2022

C1 : nghị luận

C2: Phép tu từ : So sánh + liệt kê

Công dụng của dấu chấm lửng trong câu : 

( trong câu không có dấu chấm lửng?)

C3 : Nội dung :

Những suy nghĩ của người nói để tuyên truyền về việc bảo vệ sức khỏe bản thân bằng những dẫn chứng về dịch bệnh co-vid.

C4 : Em cần:

+ Thực hiện tốt nội quy 5K

+ Luôn đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

+ Hạn chế đưa tay lên mắt mũi

+ Thường xuyên rửa tay và vệ sinh nhà cửa .

+ Nhắc nhở mọi người cùng chống dịch .

+ .. 

10 tháng 11 2021

trích trg " nam quốc sơn hà" thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

 

10 tháng 11 2021

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ...”

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:-Sách mở mang trí tuệ hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta với những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, như sông ngòi, rừng núi cho tôi vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất.-Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, vươn trải. Sách làm cho ta được thưởng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
-Sách mở mang trí tuệ hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta với những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, như sông ngòi, rừng núi cho tôi vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất.
-Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, vươn trải. Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết những ý hay dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và nâng niu từng rất quý.
A) chỉ ra hai lợi ích của việc đọc sách nêu trong đoạn trích.
B) Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên.
C) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn "Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết những lời hay dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh".
D) Qua đoạn trích trên em thấy mình cần có thái độ như thế nào với sách.
Giúp vs..! SOS 

1
25 tháng 4 2022

a,Hai lợi ích:

- mở mang trí tuệ hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta với những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, như sông ngòi, rừng núi cho tôi vũ trụ bao la

- làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người

b,Câu rút gọn:Phải biết chọn sách mà đọc và nâng niu từng rất quý.

c,

BPTT:Liệt kê

TD:

+Nói lên những lợi ích ,những giá trị của sách

+Làm câu văn thêm sinh động , gần gũi hơn

d,

Thái độ;

Trân trọng ,biết ơn những giá trị của sách đem lại

yêu quý,bảo vệ sách

...

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :                                                           Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :                                                           Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính loại đầu. 

Câu hỏi : Trong đoạn trích, tác giả giới thiệu nhân vật Vũ Nương "tính tình đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nàng Vũ Nương trong tác phẩm trên. Trong đoạn trích có sử dụng một câu ghép và một thán từ (gạch chân, chú thích).

0
14 tháng 4 2022

bn ghi hẳn văn bản hoặc chụp cho dc kh? chứ"..." như nay mk chả biếc văn bản nào