Tìm và nêu tác dụng của các biên pháp tu từ:
1. ngày ngày mặt trời đi qua trên làng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
2. bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người, sỏi đá cũng thành cơm
3. mặt trời xuống biển như hòn lửa
sống đã cài then, đêm sập cửa
4. nghe xao động nắng trưa
nghe bàn chân đỡ mỏi
nghe gọi về tuổi thơ
5. đất nước bốn ngàn năm
vất vả và gian lao
đất nước như vì sao
cứ đi lên phía trước
6. dưới trăng quyên đã gọi hè
đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
7. một đàn gà mà bươi trong bếp
chết ba con hỏi còn mấy con
8. đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
9. trâu oi ta bảo trâu này
trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
10. những hôm mà trăng khuyết
trông giống con thuyền trôi
1. Biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "thấy" và ẩn dụ "Mặt trời trong lăng" - Bác Hồ.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác tựa như vầng thái dương soi đường chỉ lối cho chúng ta thoát khỏi ách nô lệ và giành được quyền làm chủ đất nước như ngày hôm nay.
- Tác giả thể hiện sự biết ơn và lòng kính yêu sâu đậm đối với Bác.
2. Biện pháp nói quá "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" và hoán dụ "bàn tay"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
- Nhấn mạnh vai trò to lớn của lao động trong cuộc sống hằng ngày sẽ mang đến những thành quả vinh quang và xứng đáng
- Khích lệ tinh thần lao động nơi người đọc. Lao động sẽ tạo nên được một đất nước văn minh, phát triển.
3. Biện pháp so sánh "mặt trời xuống biển" - "hòn lửa", biện pháp nhân hóa sóng "cài" then, đêm "sập" cửa.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc
- Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ và những ngọn sóng là then cửa. Con người đi biển mà ngỡ như đi trong căn nhà của mình
- Miêu tả cảnh mặt trời xuống biển chân thật mà vẫn tinh tế khiến cho bức tranh hoàng hôn trên biển trở nên sống động, kì thú
4. Điệp ngữ "Nghe" được lặp lại ba lần. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "xao động nắng trưa", "bàn chân đỡ mỏi", "nghe tuổi thơ". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Cho thấy âm vang của tiếng gà trưa giúp người lính xua đi những mệt mỏi, trở về với miền kí ức của tuổi thơ
- Thể hiện niềm xúc động trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa quen thuộc.
5. Biện pháp so sánh "Đất nước như vì sao" ( đất nước - vì sao)
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Thể hiện niềm tự hào đầy kiêu hãnh của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng
- Thể hiện niềm tin về sự trường tồn của dân tộc, đất nước sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ.
6. Biện pháp nhân hóa: Quyên đã "gọi" hè. Biện pháp ẩn dụ: "Lửa lựu" - hoa lựu nở rộ rực rỡ như những đốm lửa.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
- Khắc họa chân thực và đầy tinh tế cảnh sắc thiên nhiên chớm vào hè từ dấu hiệu đầu tiên là hoa lựu
- Âm thanh tiếng chim cuốc trong bức tranh thiên nhiên ấy khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian: hè đã sắp đến