K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7

Mở đoạn:

- Dẫn dắt vào bài truyền thuyết "Thánh Gióng": 

+ Những lời văn hay là nó chứa đựng những sự thật lịch sử đẹp đẽ về đất nước - dân tộc. Và truyền thuyết "Thánh Gióng" đã thể hiện điều ấy. Hôm nay, em xin thể hiện cảm nhận của mình về vị anh hùng này.

Thân đoạn: 

Hành động:

- Lớn nhanh như thổi, xung phong đánh giặc

- Lòng yêu nước được đánh thức từ trong tim khi nghe sứ giả loan tin cần tìm người tài giỏi đánh giặc:

+ Thánh Gióng bỗng dưng biết nói kêu mẹ mời sứ giả vào và bảo với sứ rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

=> Cách xưng "ta" thể hiện ý chí sắt đá, tính cách kiên cường anh dũng của Thánh Gióng từ khi còn nhỏ. Lời nói ngắn gọn nhưng đanh thép mạnh mẽ.

Hình ảnh:

- Sự dũng mãnh từ sức mạnh của Thánh Gióng khi lâm trận giết giặc:

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 

=> Sức mạnh của lòng yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đánh giá:

Là một nhân vật huyền thoại thẻ hiện rõ ước mơ hoài bão của nhân dân ta về một vị anh hùng cứu nước không màng danh nghĩa vật chất.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vẻ đẹp trong hình ảnh và hành động của Thánh Gióng: 

+ Là hiện thân của một con người yêu nước, mưa trí, mạnh mẽ, không ham lam công danh tiền tại vật chất.

+ Tình cảm của em dành cho nhân vật Thánh Gióng: sự yêu thích ngưỡng mộ ,..

17 tháng 7

Đọc truyện cổ tích Thạch Sanh, em rất ngưỡng mộ và tự hào về người anh hùng ấy.  Chàng Thạch Sanh không chỉ cao lớn, khôi ngô lại tinh thông võ nghệ.  Mà hơn hết ở anh ấy có một trái tim dũng cảm, một tâm hồn thiện lương.  Dù trải qua bao gian khó, đối mặt với những lần lừa gạt và hãm hại, thì Thạch Sanh vẫn luôn là chàng thiếu niên năm ấy.  Hễ thấy người gặp nguy hiểm, thì chàng lập tức ra tay tương trợ.  Dù đứng trước của cải, tiền tài thì chàng cũng chẳng mảy may rung động. Chính những điều đó đã làm nên bức tượng đài anh hùng vĩ đại không bao giờ có thể thay đổi được trong lòng người yêu văn học Việt Nam.

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

18 tháng 10 2020

bạn thấy đoạn nào có ích thì hãy lấy nhá

Truyện cổ tích “Thạch Sanh” là một truyện cổ tích thần thoại vô cùng hấp dẫn thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống. Đối lập với nhân vật lương thiện anh dũng, thật thà là Thạch Sanh chính là nhân vật tham lam, mưu mô xảo quyệt Lý Thông.

Nếu không có nhân vật này trong truyện thì câu chuyện sẽ trở nên nhạt nhẽo vô cùng, bởi chính những kẻ ác như Lý Thông tồn tại thì những người tốt như Thạch Sanh mới có cơ hội tỏa sáng đòi lại sự công bằng trong cuộc sống.

Lý Thông xuất thân là một tên bán rượu, chuyên gánh rượu ra chợ bán, hắn sống với một bà mẹ già, cha hắn mất từ lâu. Ngày ngày, Lý Thông đi qua gốc đa thấy Thạch Sanh sống ở đó có một mình, thấy Thạch Sanh không cha không mẹ không người thân thiết lại có sức vóc khỏe mạnh, cường tráng hơn người nên Lý Thông âm mưu lợi dụng Thạch Sanh.

Hắn gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình, rồi đưa anh về nhà cùng sinh sống nhưng thực chất là muốn bóc lột sức lực khỏe mạnh lực điền của Thạch Sanh, muốn có thêm một nô lệ không phải trả tiền công mà thôi. Một âm mưu vô cùng thâm độc nhưng lại đội lốt nhân từ bác ái, thể hiện tấm lòng bao dung của hắn với những người côi cút như Thạch Sanh, nên làm cho Thạch Sanh nhân hậu cả tin nhận lời ngay tức thì.

Trong làng Lý Thông sống có một con chằn tinh vô cùng hiểm ác, nó thường tác quái dân làng nhưng không ai giết được nó. Triều đình nhiều lần ra bố cáo ai giết được chằn tinh thì thăng quan tiến chức thưởng tiền vàng. Nhưng chưa có vị anh hùng nào làm được. Chính vì vậy, hàng năm dân làng thường phải cúng gà, lợn, cho con chằn tinh đó và mỗi năm phải nộp cho nó một mạng người để nó làm mồi nhắm rượu.

Năm đó, tới lượt Lý Thông phải nộp mạng mình cho chằn tinh, hắn là kẻ tham sống sợ chết, lại vô cùng mưu mô, xảo quyệt. Chính vì vậy, hắn đã lừa cho Thạch Sanh đi ra miếu hoang một mình để Thạch Sanh chết thay hắn.

Hành động này của Lý Thông thể hiện hắn là người vô cùng độc ác, tới mức mất hết tính người, không thể nào dung thứ nổi, bởi vì mạng sống của mình mà hắn nỡ đẩy một con người vô tội tới chỗ chết không thương tiếc.

Nhưng Thạch Sanh vốn là người anh dũng, khỏe mạnh, nên anh không những không bị chằn tinh ăn thịt, mà ngược lại còn giết chết chằn tinh rồi chặt đầu nó tha về nhà Lý Thông. Lý Thông nhìn thấy Thạch Sanh trở về nhà tưởng ma về báo oán hắn vô cùng hoảng sợ, sự hoảng sợ của một kẻ có tật giật mình, còn nếu không làm việc xấu nửa đêm không sợ ma tới gõ cửa.

Nhưng sau khi biết, Thạch Sanh còn sống trở về lại có công giết chằn tinh đáng lý ra hắn phải mừng cho Thạch Sanh cảm thấy xấu hổ vì hành động đẩy người em kết nghĩa của mình tới chỗ chết. Nhưng hắn không hề cảm thấy ăn năn ân hận, mà lòng tham của hắn lại trỗi dậy, hắn muốn đuổi Thạch Sanh về lại rừng sâu để cướp công của anh.

Chính vì vậy, Lý Thông nghĩ ra mưu kế nghe rất nhân đạo nhưng lại là âm mưu quỷ kế của hắn. Hắn bảo với Thạch Sanh rằng đó là con vật vua nuôi đã lâu em giết nó là có tội vua sẽ xử tội chết’

Hắn bảo Thạch Sanh hãy trốn vào rừng ở, còn đây để hắn lo liệu cho. Hắn quá khôn ngoan nên lừa được Thạch Sanh nhân hậu hiền lành một cách tài tình, ngoạn mục chưa từng có. Và như vậy Thạch Sanh lại trở về nơi mình sinh ra và lớn lên ngày ngày sống dưới gốc đa côi cút một mình.

Còn Lý Thông đổi vận hắn từ tên bán rượu trở thành quận công được cho nhà, cho người hầu, được hưởng vô vàn vinh hoa phú quý. Những điều đáng ra Thạch Sanh mới là người được hưởng.
Nhưng không may cho hắn, là công chúa của vua tên là Quỳnh Nga không may bị Đại bàng bắt đi mất, nhà vua kêu hắn vào cung bảo Lý Thông anh hùng giết chằn tinh hãy đi tới hang của đại bàng cứu công chúa, nếu thành công sẽ gả công chúa cho hắn.

Hắn vận dụng tài trí của mình nhờ quân lính thu thập tin tức rồi cũng tìm được tới cửa hang của đại bàng nhưng hắn không vội vàng giao chiến. Mà đi tìm lại Thạch Sanh nhờ giúp đỡ, Thạch Sanh trong một lần đang ngủ trưa nhìn thấy con đại bàng cắp một cô gái bay qua cây đa của mình nên anh đã dùng tên bắn con đại bàng đó bị thương và theo vết máu tìm tới cửa hang đại bàng để cứu người con gái kia.

Lúc này, Thạch Sanh gặp Lý Thông hai anh em mừng tủi, Lý Thông mượn những lời đường mật để xoa dịu Thạch Sanh và nhờ Thạch Sanh giúp mình. Thạch Sanh không biết được Lý Thông là người bản chất nham hiểm xấu xa, nên anh vẫn ngây thơ giúp hắn.

Hắn bảo Thạch Sanh xuống hang sâu cứu công chúa rồi đưa công chúa lên trước, sau đó thì em lên sau. Thạch Sanh làm như lời hắn nói cứu công chúa dưới hang sâu rồi buộc dây thừng cho người ở trên miệng hang kéo công chúa lên trước, rồi sẽ tới mình. Nhưng khi công chúa vừa lên tới cửa hang Lý Thông cho quân lính chặn đá ở cửa hang không cho Thạch Sanh ra, nhằm hãm hại Thạch Sanh lần hai để cướp công.

Hành động bịt cửa hang của hắn thể hiện sự nhẫn tâm của một con người bất lương sẵn sàng giết người để mưu cầu danh lợi, chính hành động này của hắn làm cho Thạch Sanh hiểu bụng dạ và bản chất của người anh kết nghĩa nham hiểm kia, nếu không anh sẽ còn bị lừa mãi mãi.

Thạch Sanh bị nhốt lại trong hang của đại bàng anh không những không bị chết đói chết khát mà còn cứu được con gái vua Thủy Tề, rồi được nàng dẫn xuống long cung chơi. Nhà vua Thủy Tề muốn cảm ơn ân nhân cứu mạng con gái mình nên tặng anh một báu vật đó chính là một cây đàn thần, và một chiếc nồi cơm không đáy.

Nhân vật Lí Thông là nv đại diện cho sự tà ác , đóng 1 vai trò khá quan trọng trong văn bản . Hắn đại diện cho sự nham hiểm, mưu mô với những chiêu trò độc ác nhằm mục đích xấu . Ích kỷ ,ham lợi và còn đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý, mê muội tiền bạc , gia tài tới mức làm hại người khác . Lí Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh rồi rủ  về nhà mình sinh sống để lợi dụng sức lực của chàng vì Thach Sanh sống đơn thân , mạnh khoẻ , cường tráng và chàng thật sự có phẩm giá trong sạch .Thạch Sanh thật sự cần 1 mái ấm gia đình , tình yêu thương của những con người ruột thịt . Lí Thông lợi dụng điều ấy và hắn muốn gia đình mình có một nô lệ không công , hắn sung sướng khi bt rằng Thạch Sanh có 1 đức tính như thế , thiện lành , trong sáng . Điều ấy mang lại lợi nhuận cho hắn : một kẻ ngốc , muốn kết nghĩa anh em , lại dễ dàng sai khiến , hắn bộc lộ bản chất độc ác , ham lợi , không có tính người . Và cuối cùng , những kẻ ác cũng sẽ bị trừng trị , âm mưu thâm độc của Lý Thông bị phá tan . Hắn bị cắt chức tuy không bị giết nhưng phải làm anh bán rượu như xưa tay trắng lại hoàn tay trắng. Hắn và bà mẹ trở về nhà cũ sinh sống trên đường đi bị sét đánh trúng biến thành con bọ hung hôi thối, xấu xí .

24 tháng 8 2018

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

truyện TS NHA

TK MK

24 tháng 8 2018

chào bạn

9 tháng 10 2016

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

 



 

3 tháng 11 2016

bạn viết đừng nên dài quá ngắn gọn thôi vì mình đang viết cảm nghĩ mà

banh

Bài làm:

Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích Cây bút thần, dân gian đã thể hiện quan niệm vè công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên e không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút , em không vẽ vàng bạc châu báu cho mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong  tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Qua đó, dân gian muốn khẳng định sức mạnh thần kì nhưng cũng là lẽ công bằng của cây bút thần. Mã Lương với tính tình khẳng khái, lương thiện, em nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương, dù cầm cây bút thần trong tay nhưng em vẫn kiếm sống bằng sức lao động và tài năng nghệ thuật của mình. Hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

29 tháng 11 2019

Nguồn  : Mạng 

Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích Cây bút thần, dân gian đã thể hiện quan niệm vè công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên e không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút , em không vẽ vàng bạc châu báu cho mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong  tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Qua đó, dân gian muốn khẳng định sức mạnh thần kì nhưng cũng là lẽ công bằng của cây bút thần. Mã Lương với tính tình khẳng khái, lương thiện, em nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương, dù cầm cây bút thần trong tay nhưng em vẫn kiếm sống bằng sức lao động và tài năng nghệ thuật của mình. Hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

_Lạc_

12 tháng 10 2018

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật … đã tạo nên yếu tố hoang đường, yếu tố kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu mới được nối ngôi Vua “tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Chưa thật đầy đủ ở điểm nào? Vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, van trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai …”. Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Anh mồ côi mẹ, là một ông hoàng bị “lép vế” trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng có ý nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ “thần bảo như dân bảo”.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ về cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đõ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng nguyên liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xú sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phân thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật.  Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám.

Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

3 tháng 11 2018

Cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ 

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!

Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.

Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Cảm nhận về nhân vật ông lão :

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Chúc bạn học tốt :>

3 tháng 11 2018

em ms hok lớp 1