K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7

\(a)\left(\dfrac{6}{7}+1\dfrac{1}{2}\right)^2\\ =\left(\dfrac{6}{7}+\dfrac{3}{2}\right)^2\\ =\left(\dfrac{12}{14}+\dfrac{21}{14}\right)^2\\ =\left(\dfrac{33}{14}\right)^2\\ =\dfrac{1089}{196}\\ b)\left(2\dfrac{1}{5}-1\dfrac{2}{3}\right)^3\\ =\left(\dfrac{11}{5}-\dfrac{5}{3}\right)^3\\ =\left(\dfrac{33}{15}-\dfrac{25}{15}\right)^3\\ =\left(\dfrac{8}{15}\right)^3\\ =\dfrac{512}{3375}\\ c)3^2+4\cdot\left(\dfrac{7}{9}\right)^0+\left[\left(-5\right)^2:\dfrac{1}{5}\right]:25\\ =9+4\cdot1+\left(5^2\cdot5\right):25\\ =13+5^3:5^2\\ =13+5\\ =18\)

27 tháng 3 2018

mk lớp 6

27 tháng 3 2018

trang6 27trang7 29 trang8 40 trang9 77 trang10 67

22 tháng 2 2016

 

BÀI TOÁN DÂN SỐ

(Thái An)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về vấn đề nêu trong văn bản:

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà giàu kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng tóc "nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:

a) Đề cập về một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..." cho đến "...sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới và Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

b) Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".

c) Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"...

c) Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

 

Văn bản ngắn gọn, trong đó các con số nói lên được nhiều điều. Cần đọc to, rõ ràng các con số để làm tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận của tác giả.

15 tháng 12 2017
Soạn bài: Bài toán dân số Hướng dẫn soạn bài

Tóm tắt :

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

Bố cục :

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.

- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.

+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.

- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): (bố cục như đã chia phần trên)

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra : sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.

- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.

Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.

- Các nước thuộc châu Phi có Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.

Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.

Luyện tập

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.

Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :

- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.

- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.

- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.

Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.

Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người

⇒ gấp gần 2,5 lần so với Việt Nam.

21 tháng 1 2019

5 cách chọn ba trong bảy số để có tổng bằng 0 là:

Giải bài 51 trang 29 SGK Toán 6 Tập 2 | Giải toán lớp 6

21 tháng 1 2019

5 cách chọn ba trong bảy số để có tổng bằng 0 là:

Giải bài 51 trang 29 SGK Toán 6 Tập 2 | Giải toán lớp 6

17 tháng 9 2017

\(\frac{9}{22}\times\frac{33}{18}=\frac{9\times3\times11}{2\times11\times9\times2}\)\(=\frac{3}{4}\)

\(\frac{12}{35}:\frac{36}{25}=\frac{12}{35}\times\frac{25}{36}\)\(=\frac{12\times5\times5}{5\times7\times12\times3}=\)\(\frac{5}{21}\)

\(\frac{10}{17}:\frac{76}{51}=\frac{10}{17}\times\frac{51}{76}\)\(=\frac{10\times3\times17}{17\times76}\)\(=\frac{30}{76}=\frac{15}{38}\)

17 tháng 9 2017

a,\(\frac{3}{4}\)

b,\(\frac{5}{21}\)

c,\(\frac{15}{38}\)

20 tháng 2 2018

Ta có : Mai ăn 3/8 cái bánh, khi quy đồng ra thì Mai ăn 15/40 cái bánh. Hoa ăn 2/5 cái bánh, khi quy đồng ra thì Hoa ăn 16/40 cái bánh.

So sánh : 15/40 < 16/40. Tức: 3/8 < 2/5

Vậy: Hoa ăn nhiều bánh hơn Mai

20 tháng 2 2018

3/8 và 2/5 mẫu số chung là 40 vậy 3/8=15/40 và 2/5=16/40 vậy 3/8<2/5

8 tháng 4 2022

Tập 2    undefined

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 4Nguyên Phong có 20 bút vẽ màu. Vĩnh Khuê có số bút vẽ màu bằng một nửa số bút vẽ màu của Nguyên Phong. Phương có số bút vẽ màu nhiều hơn trung bình cộng của cả ba bạn là 6 bút vẽ màu. Hỏi Phương có bao nhiêu bút vẽ màu?Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 5Phong nuôi ba con vật là Gà Ác, Vịt Xiêm, Ngan Trắng. Khối lượng của hai con Gà Ác và Vịt Xiêm nặng tất...
Đọc tiếp

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 4
Nguyên Phong có 20 bút vẽ màu. Vĩnh Khuê có số bút vẽ màu bằng một nửa số bút vẽ màu của Nguyên Phong. Phương có số bút vẽ màu nhiều hơn trung bình cộng của cả ba bạn là 6 bút vẽ màu. Hỏi Phương có bao nhiêu bút vẽ màu?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 5
Phong nuôi ba con vật là Gà Ác, Vịt Xiêm, Ngan Trắng. Khối lượng của hai con Gà Ác và Vịt Xiêm nặng tất cả là 5 kg. Hai con Gà Ác và Ngan Trắng nặng tất cả là 9 kg. Hai con Ngan Trắng và Vịt Xiêm nặng tất cả là 10 kg. Hỏi trung bình mỗi con vật nặng bao nhiêu kg?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 6
Bạn Phong đã được kiểm tra một số bài, bạn Phong tính rằng. Nếu mình được thêm ba điểm nữa thì điểm trung bình của các bài sẽ là 8 điểm, nhưng được thêm hai điểm 9 nữa thì điểm trung bình của các bài sẽ là 15/2 thôi. Hỏi Phong đã được kiểm tra mấy bài?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 7
Trung bình cộng của ba số là 50. Tìm số thứ ba biết rằng nó bằng trung bình cộng của hai số đầu?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 8
Tìm sáu số chẵn liên tiếp biết tổng của chúng là 90.

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 9
Tìm trung bình cộng của tất cả các số có hai chữ số, mà chia hết cho 4?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 10
Trung bình cộng số tuổi của hai anh em ít hơn tuổi anh là 4 tuổi. Hỏi anh hơn em mấy tuổi?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 11
Lớp 4A có 40 học sinh, lớp 4B có 36 học sinh. Lóp 4C có số học sinh ít hơn trunh bình cộng số học sinh của cả ba lớp là hai bạn. Tính số học sinh lớp 4B.

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 12
Hai lớp 3A và 3B có tất cả 37 học sinh. Hai lớp 3B và 3B có tất cả là 83 học sinh. Hai lớp 3C vàg 3A có tất cả là 86 học sinh. TÍnh trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Số học sinh của mỗi lớp là bao nhiêu bạn?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 13
Lớp bốn có 4 tổ học sinh được phân công làm vệ sân trường. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 2, tổ 3 cùng làm thì sau 12 phút sẽ xong. Nếu chỉ có tổ 2, tổ 3, tổ 4 cùng làm thì sau 15 phút sẽ song. Nếu chỉ có tổ 1, tổ 2, tổ 4 cùng làm thì sau 20 phút sẽ song. Hỏi: a) Cả 4 tổ cùng làm trong 1 phút thì được mấy phần sân trường? b) Cả 4 tổ cùng làm trong bao lâu thì dọn xong sân trường?

Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 14
Sau khi đã được kiểm tra số bài và tính song điểm trung bình, Diệu Hương tiếc rẻ nói.

  • Nếu mình được thêm một điểm 9 nữa thì điểm trung bình sẽ là 8 điểm

  • Nhưng nếu được thêm một điểm 10 nữa thì điểm trung bình sẽ là 8,2 điểm

  • Hỏi điểm trung bình thực sự của Hương là bao nhiêu?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 15
    Tính giá trị của X
    (X : 10) + 37 = 60
    25 x X – 15 x X = 72
    138 – ( X x5) = 38
    (X x 9) : 52 = 18
    52 x X + 48 x X = 100
    623 x X – 123 x X = 1000
    X x 16 + 84 x X = 700
    236 x X – X x 36 = 2000
    216 : X + 34 : X = 10
    2125 : X – 125 : X = 100


    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 16
    Tính giá trị của Y
    a) 216 x Y + Y + 784 = 8000
    c) Y x 46 – 36 x Y = 1230
    b) Y x 62 – Y x 52 = 420


    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 17
    Người ta viết dãy 101 số tự nhiên gồm 4 chữ số đều có tận cùng là 1. Hỏi số hạng cuối cùng là số nào.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 18
    Người ta viết các số tự nhiên liên tiếp từ 1945. Hỏi số hạng thứ 2001 của dãy số là số nào.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 19
    Người ta viết 200 số lẻ liên tiếp đầu tiên. Hỏi số hạng cuối cùng của dãy số là số nào?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 20
    Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng bằng số chẵn lớn nhất có hai chữ số.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 21
    Tìm hai số lẻ liên tiếp cố tổng bằng số chẵn bé nhất có ba chữ số.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 22
    Tìm hai số chẵn có tổng là 3976, biết rằng giữa chúng còn có 5 số chẵn nữa.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 23
    Tìm hai số chẵn có tổng là 1994, biết rằng giữa chúng còn có 3 số lẻ nữa.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 24
    Tìm hai số có tổng là 1993, biết rằng số lớn hơn số bé một số đơn vị bằng hiệu số giữa số lẻ nhỏ nhất có 4 chữ số với số chẵn lớn nhất có ba chữ số.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 25
    Tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 200. Số trừ lớn hơn hiệu 10 đơn vị Tìm số trừ và số bị trừ?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 26
    Chu vi một thửa ruộng hình chữ nhật là 784 m. Biết rằng khi viết thêm chữ số 2 và trước chiều rộng thì sẽ được chiều rài, tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó.
    Hướng dẫn cách giải
    Nửa chu vi hay tổng của chiều dài và chiều rộng là: 784 ÷ 2 = 392 (m). Theo đầu bài ta thấy chiều rộng phải là số có hai chữ số. Khi viết thêm 2 vào trước chiều rộng thì chiều rộng sẽ tăng thêm 200 đơn vị. Vậy chiều dài hơn chiều rộng là 200 m.
    Chiều dài là: (392 + 200) ÷ 2 = 296 (m)
    Chiều rộng là: 296 – 200 = 96 (m)
    Diện tích hình chữ nhật đó là: 296 x 96 = 28 416 (m2)
    Đáp số: 28 416 m2

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 27
    Tổng các chữ số của một số có hai chữ số bằng 12. Nếu đổi chỗ hai chữ số ấy thì số đó giảm đi 18 đơn vị. Hãy tìm số đó.
    Hướng dẫn cách giải
    Gọi số đó là (với điều kiện a > 0; a, b < 10) ta có a + b = 12. Vậy tổng . Mặt khác nên số phải tìm là:
    Chú thích: ( ) là khí hiệu của một số có hai chữ số

  • Chữ số hàng chục là a (b)

  • Chữ số hàng đơn vị là b (a)




  •  
  • Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 28
    Cả hai thùng chứa 398 lít nước mắm. Nếu đổ 50 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lúc đó thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất 16 lít. Hỏi số lít nước mắm lúc đầu ở thùng thứ nhất?
    Hướng dẫn cách giải
    Sau khi đổ thì cả hai thùng vẫn chứa 398 lít nước. Lúc đó ta có sơ đồ sau:
    Đáp số: 241 lít

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 29
    Người ta phải trồng cây ở hai bên của một quãng đường dài 900m . Biết rằng cây nọ cách cây kia 15 m và mỗi đầu đường đều có trồng cây. Tính số cây cần dùng. Bài tập 30 : Có hai bạn chơi tem. Tuấn có 24 con tem, Tú có nhiều hơn trung bình cộng số tem của cả hai bạn là 8 con tem. Hỏi số tem của bạn Tú?
    Hướng dẫn cách giải
    Trung bình cộng số tem của hai bạn là: 24 + 8 = 32 (con tem)
    Số tem của tú là: 32 + 8 = 40 (con tem)
    Đáp số: 40 con tem.

    Bài tập hình học lớp 4 nâng cao số 30


    Bài tập hình học lớp 4 số 30a
    Hai hình vuông có chu vi gấp nhau 4 lần. Hỏi nếu số đo cạch của hình vuông bé là 23 cm thì số đo cạnh của hình vuông lớn là bao nhiêu cm?

    Bài tập hình học lớp 4 số 30b
    Hai hình chữ nhật có số đo chiều dài gấp nhau 5 lần, số đo chiều rộng cũng gấp nhau 5 lần. Hỏi nếu chu vi của hình lớn là 270 cm thì chu vi của hình bé là bao nhiêu cm?

    Bài tập hình học lớp 4 số 30c
    Một mảnh đất hình vuông, nếu tăng số đo cạnh 3 m thì diện tích sẽ tăng thêm 99 m2. Tính diện tích mảnh đất đó.

    Bài tập hình học lớp 4 số 30d
    Trong một vườn hoa hình vuông, người ta xây một bể cảnh hình vuông ở chính giữa vườn hoa. Cạnh bể cảnh song song với cạnh vườn hoa và cách đều cạnh vườn hoa 15 m. Diện tích đất còn lại là 1500 m2. Tính diện tích đất trồng hoa?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 31
    Phép chia có thương là 6 hỏi.

  • a) Nếu giảm số chia hai lần, giữ nguyên số bị chia thì thương mới là bao nhiêu?

  • b) Nếu gấp số bị chia lên 3 lần, giữ nguyên số chia thì thương mới là bao nhiêu?

  • c) Nếu cùng giảm (hoặc cùng tăng ) số bị chia và số chia lên 4 lần thì thương mới là bao nhiêu?

  • d) Nếu gấp số bị chia lên 4 lần, giảm số chia 2 lần thì thương mới là bao nhiêu?




  •  
  • Bài số 32
    Cho M = X459Y. Hãy thay X,Ybởi chữ số thích hợp để nếu lấy A lần lượt chia cho 2,5,9 thì cùng có số dư là 1.

    Bài số 33
    Cho P = 2004 x 2004 x… x 2004 (P gồm 2003 thừa số) và Q = 2003 x 2003 x… x2003 (Q gồm 2004 thừa số) Hãy cho biết P + Q có chia hết cho 5 hay không? Vì sao?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 34
    34a) Không dùng máy tính học sinh cầm tay, hãy tính tổng
    1/7 + 1/8 + 1/9 + 1/10 + 1/11 + 1/14 + 1/15 + 1/18 + 1/22 + 1/24 34b) Tìm phân số a/b trong mỗi biểu thức sau
    2/9 x a/b = 5/6
    3/7 ÷ a/b = 5/7

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 35a
    Có phân số nào có giá trị bằng 3/4 mà tổng của tử số và mẫu số là 35 hay không? Hãy chỉ ra phân số như thế?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 35b
    Điền vào dấu chấm cho hợp lý
    a) 35/7 < …/… < 36/7
    b) 48/13 > …/…> 47/13
    c) 3/7 < …/…< 4/7
    d) 13/19 < …/… < 14/19


    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 35c
    Lập các cặp phân số bằng nhau từ 4 trong 5 số sau: 3; 6; 12; 24; 48

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 36
    Có thể nói gì về các phân số có dạng sau đây? Giải thích tại sao? 37/29
    3737/9999
    373737/999999
    37373737/99999999


    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 37
    Rút gọn phân số sau: 3 x 5 x 11 x 13/33 x 35 x 37

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 38
    Hãy thay dấu * bằng chữ số thích hợp để có. 1*/*5 = 1/3
    4*/*8 = 4/8
    1**/**5 = 1/5
    4**/**8 =4/8

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 39
    Để quy đồng mẫu số của hai phân số 14/21 và 21/105, bạn Sơn chọn mẫu số chung là 15,bạn Quang chọn mẫu số chung là105, bạn nào đã chọn đúng? Cách chọn nào chọn đúng hơn?

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 40
    a) Hãy liệt kê các phân số bằng với 20/16 mà mẫu số là một số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 19.
    b) Hãy liệt kê tất cả các phân số nhỏ hơn 1và tổng của mẫu với tử là 11.


    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 41
    Một quả cầu rơitừ độ cao 100 m. Cứ mỗi lần chạm nền, nó lại nảy lên được 3/5 độ cao trước. Hỏi quả cầu đi được bao nhiêu m sau lần thứ năm chạm nền?

    Hướng dẫn cách giải
    Quãng đường đi được theo đề bài là:
    100 + 2 x 2/5 x100 + 2 x 3/5 x 3/5 x 100+ 2x 3/5 x 3/5 x 3/5 x100 + 2 x 3/5 x 3/5 x 3/5 x 3/5 x 100 = 100 + 600/5 + 1800/25 + 5400/125 + 16200/625 =100 + 120 + 72 + 216/5 + 25 + 23/25 = 292 + 43 + 1/5 + 25 + 23/25 = 361 + 3/25 (m)

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 42
    Mẹ mua một mảnh vải, mẹ may cho em tôi một cái áo hết 1/6 mảnh vải. Mẹ nói rằng chỗ vải còn lại đủ may cho tôi 4 cái áo. Vậy may một cái áo cho tôi hết bao nhieu phần mảnh vải đó.
    Hướng dẫn cách giải
    Số vải may 4 cái áo của tôi là : 1- 1/6 = 6/6 – 1/6 = 5/6 (mảnh vải) Số vải may một cái áo cho tôi là: 5/6 ÷ 4 = 5/24 (mảnh vải )

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 43
    Cho hai số có tổng là 230. Biết 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai. Tìm hai số đó.
    Hướng dẫn cách giải
    Chuyển hai phân số cho cùng tử số rồi sử dụng sơ đồ ta có: 3/4 = 6/8 và 2/5 = 6/15. Vậy 6/8 số thứ nhất bằng 6/15 số thứ hai. Ta có sơ đồ sau:
    Nếu số thứ nhất chia làm 8 phần bằng nhau thì số thứ hai gồm 15 phần như thế
    Số thứ nhất là: (8 + 15) x 8 = 80
    Số thứ hai là: 230 – 80 = 150

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 44
    Một người bán vải bán lần thứ nhất được 1/3 tấm vải, lần thứ hai bán được 2/5 tấm vải. Hỏi tấm vải đó còn lại bao nhiêu m?
    Hướng dẫn cách giải
    Phân số chỉ số vải bán hai lần là: 1/3 + 2/5 = 11/15 (tấm vải)
    Phân số chỉ số vải còn lại là: 1 - 11/15 = 4/15 (tấm vải)

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 45
    Bạn Xuân mua một hộp bút màu và một tập giấy vẽ hết 18 000 đồng. Biết giá tiền một tập giấy bằng 1/2 giá tiền hộp bút. Tính giátiền mộe hộp bút màu.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 46
    Có tất cả 720 kg cà phê gồm ba loại 1/6số cà phê là cà phê loại 1, 3/8 số cà phê là cà phê loại 2. Còn lại là cà phê loại 3. Tính số kg cà phê mỗi loại.
    Hướng dẫn cách giải
    1/6số cà phê là cà phê loại 1 nên khối lượng cà phêloại 1 là: 720 x 1/6 = 120 (kg)
    3/8 số cà phê là cà phê loại 2, nên khối lượng cà phê loại 2 là: 720 x3/8 = 270 (kg) Khối lượng kg cà phê loại 3 là: 720 – (120 + 270) = 330 (kg)

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 47
    Cho hai số có tổng bằng 360, biết 1/4số thứ nhất bằng 1/6 số thứ hai, tìm hai số đó.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 48
    Một vòi nước chảy được 1/2 bể sau giờ thứ nhất. Giờ thứ hai vòi chảy tiếp tục được 4/9 bể. Sau khi chảy được 2 giờ, thì bể còn thiếu mấy phần bể mới đầy.
    Hướng dẫn cách giải
    Số nước chảy trong 2 giờ là 1/2 + 1/9 = 17/18 (bể)
    Phần bể chứa có nước là: 1 – 17/18 = 1/8 (bể)

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 49
    Tổng hia số bằng 104. Tìm hai số đó biết rằng 1/2 số thứ nhất kém 1/6 số thứ hai là 4 đơn vị.
    Hướng dẫn cách giải
    1/4 số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị thì bằng 1/6 số thứ hai nên nếu. Số thứ hai chia làm 6 phần bằng nhau thì mỗi phần chính là 1/4 số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị.
    Số thứ nhất cộng thêm 4: giá trị của mỗi phân số bằng nhau là: 120 ÷ 10 = 12
    Vậy số thứ hai là: 12 x 6 = 72. Số thứ nhất là 104 – 72 = 32.

    Bài tập toán lớp 4 nâng cao số 50
    Bác năm đi bán trứng, buổi sáng bán được 3/5 số trứng mang đi, buổi chiều bán thêm được 52 quả và số trứng còn lại bằng 1/8 số trứngđã bán. Tính số quả trứng nhà bác năm đã mang đi bán.
    Hướng dẫn cách giải
    Số trứng còn lại là bằng 1/8 số trứng đã bán hay đúng bằng 1/9 số trứng mà bác Năm mang đi bán, số trứng buổi chiều bác năm bán chính là. 52 – (3/5 + 1/9) = 13/45 (số trứng mang đi).
    Số trứng buổi chiều bác năm bán là 52 quảnên số trứng bác năm mang đi chợ là: 52 ÷ 13/45 = 180 (quả)
9
23 tháng 4 2016

Trời ơi nhiều quá bạn ơi ai thấy đúng k mình nha

12 tháng 5 2016

Tổng hai số là 120 tìm hai số biết 1/2 số bé bằng 1/3 số lớn

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Văn bản sau đây có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

TRANG PHỤC

Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,… phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.

Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.

Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!

Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.

(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)

Gợi ý: Bài văn trên được bố cục thành 3 phần. Ở phần đầu (Mở bài), tác giả nêu ra đòi hỏi của việc cân nhắc trong ăn mặc ở cộng đồng xã hội. Ở hai đoạn tiếp (Thân bài), tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hoá, đạo đức, hợp với môi trường. Trong câu cuối bài (Kết bài), tác giả rút ra nhận định về trang phục đẹp.

2. Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc nhằm nói lên điều gì?

Gợi ý: Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.

3. Xác định 2 luận điểm chính của văn bản. Tác giả đã làm như thế nào để diễn đạt hai luận điểm đó?

Gợi ý: Hai luận điểm chính của bài văn là:

(1) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.

(2) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hoà mình với cộng đồng.

Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.

4. Tác giả đã phân tích những biểu hiện khác nhau của “quy tắc ngầm” trong sử dụng trang phục từ đó kết luận vấn đề. Hãy cho biết tác giả đã triển khai kết luận bằng cách nào?

Gợi ý: Từ việc phân tích những biểu hiện cụ thể của những “quy tắc ngầm” trong ăn mặc, tác giả đã kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. Phần lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc lại văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, chú ý việc sử dụng phép lập luận phân tích của tác giả.

2. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm rõ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?

Gợi ý: Nhận xét về việc trình bày các ý phân tích theo trình tự chặt chẽ. Để trả lời câu hỏi “Tại sao đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn?”, tác giả đã lần lượt triển khai phân tích các ý:

- Học vấn là của nhân loại;

- Học vấn được tích luỹ, lưu truyền trong sách;

- Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã được lưu truyền;

- Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.

3. Nhận xét về việc phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả.

Gợi ý: Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách mà đọc bằng các ý:

- Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;

- Sức người có hạn;

- Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.

4. Tầm quan trọng của cách đọc sách được tác giả phân tích như thế nào?

Gợi ý: Các ý trong lập luận phân tích của tác giả:

- Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao;

- Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sách.

- Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.

- Đọc kĩ mới có hiệu quả.

5. Nhận xét về tác dụng của phép phân tích.

 

Gợi ý: Phép phân tích giúp chúng ta hiểu sâu sắc, cụ thể các đặc điểm của đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Kết quả của việc phân tích sẽ là cơ sở để tiến tới kết luận một vấn đề nào đó. Không có sự phân tích đúng đắn thì sẽ làm mất đi tính thuyết phục của kết luận.

 

a: \(x\left(x-y\right)+y\left(x+y\right)\)

\(=x^2-xy+xy+y^2\)

\(=x^2+y^2\)

=100

b: \(x\left(x^2-y\right)-x^2\left(x+y\right)+y\left(x^2-x\right)\)

\(=x^3-xy-x^3-x^2y+x^2y-xy\)

\(=-2xy\)

 

9 tháng 9 2021

Viết sai đề 😡