a) Dựng hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng 7 cm và tạo với nhau một góc nhọn bằng 530b) Dựng hình thang ABCD (AB // CD) có AB = AD = 4 cm ; AC = DC = 8 cmc) Dựng hình thoi có 1 góc 600 và tổng 2 đường chéo là 8 cmd) Cho hình vuông ABCD. Lần lượt lấy M,N,P,Q trên AB, BC, CD, AD. Gọi E, F, G lần lượt là trung điểm MQ, MP, NP. Nếu A, E, F, G, C thẳng hàng thì MNPQ là hình gì ?e) Cho hình thang cân ABCD (BC // AD). Gọi...
Đọc tiếp
a) Dựng hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng 7 cm và tạo với nhau một góc nhọn bằng 530
b) Dựng hình thang ABCD (AB // CD) có AB = AD = 4 cm ; AC = DC = 8 cm
c) Dựng hình thoi có 1 góc 600 và tổng 2 đường chéo là 8 cm
d) Cho hình vuông ABCD. Lần lượt lấy M,N,P,Q trên AB, BC, CD, AD. Gọi E, F, G lần lượt là trung điểm MQ, MP, NP. Nếu A, E, F, G, C thẳng hàng thì MNPQ là hình gì ?
e) Cho hình thang cân ABCD (BC // AD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm BC, AD. Trên tia đối của AB lấy điểm P bất kì. PN cắt BD tại Q. Chứng minh MN là phân giác góc PMQ
P/S : - Sử dụng kiến thức chương I Hình học lớp 8 trở xuống- Câu a, b, c chỉ làm phần phân tích
Bài 3:
Do chỉ sử dụng kiến thức chương I, nên cô giải như sau:
Gọi M là trung điểm BC. Kẻ MN // BK.
Lấy I, J là trung điểm của AG và HG.
Do BK và CL cùng vuông góc với KL nên BK // CL. Vậy KBCL là hình thang vuông.
Xét hình thang vuông KBCL là M là trung điểm BC, MN // BK nên MN là đường trung bình hình thang.
Suy ra 2MN = BK + CL
Xét tam giác AHG có I, J là các trung điểm của các cạnh AG và HG nên IJ là đường trung bình hay AH = 2IJ và \(IJ\perp KL\).
Xét tam giác ABC có G là trọng tâm nên GA = 2GM, vậy thì GI = GM.
Vậy thì \(\Delta GMN=\Delta GIJ\) (Cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra \(MN=IJ\Rightarrow2MN=2IJ\Rightarrow BK+CL=AH.\)
Bài 2:
Gọi I, J lần lượt là trung điểm AB và A'B'. Khi đó ta đã có I cố định.
Do d //d' nên AA'B'B là hình thang. Vậy thì IJ là đường trung bình hay \(IJ=\frac{AA'+BB'}{2}=\frac{AC+CB}{2}=\frac{AB}{2}\)
Ta thấy do AB không đổi nên độ dài AB là số không đổi, vậy AB/2 cũng không đổi.
Ta thấy J nằm trên tia Ix // d// d' mà độ dài đoạn IJ không đổi nên J là điểm cố định.
Tóm lại trung điểm của A'B' là điểm cố định thỏa mãn nằm trên tia Ix // d // d' và IJ = AB/2.