nhận xét cậu bé phrăng trong buổi học
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.
Tham khảo chứ không giải ra luôn cho bạn đâu : https://www.chuabaitap.com/soan-van-lop-6-chi-tiet/soan-bai-buoi-hoc-cuoi-cung-chi-tiet.html
P/s : Cố lên nha :V
- Trước giờ học:
+ Cậu bé Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài, nhưng cậu cưỡng lại được.
+ Trên đường đến trường, cậu nhận thấy nhiều điều khác lạ. Nhưng tất cả mới chỉ khiến cậu ngạc nhiên thôi chứ chưa có 1 cảm xúc nào khác.
+ Khi tới lớp, cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn, cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.
=> Phrăng là chú bé hồn nhiên.
- Trong buổi học:
+ Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng thì Phrăng vô cùng choáng váng, ân hận, tự giận chính mình trước đây đã quá ham chơi nên bây giờ mới chỉ biết tập toạng viết chữ.
+ Càng thấm thía lời thầy Ha-men, Phrăng càng chăm chú nghe giảng, càng để tâm vào lời giảng của thầy và kinh ngạc thấy sao hôm nay mình hiểu bài đến thế.
+ Phrăng rất cảm phục người thầy của mình, nhận ra tình cảm của thầy đối với học sinh, đối với ngôn ngữ dân tộc và thầm biết ơn thầy.
=> Phrăng là chú bé nhạy cảm.
- Đánh giá nhân vật: Cậu bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng là cậu bé hồn nhiên, ham chơi như bao đứa trẻ khác nhưng lại cũng rất nhạy cảm. Cậu bé từ ngạc nhiên ngỡ ngàng đến ân hận, hối tiếc và trân trọng từng phút giây trong buổi học cuối cùng.
Mình viết về thầy Ha-men:
-Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt 40 năm, người thể hiện tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
Câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện : - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử.sau cuộc chiến tranh pháp,nước pháp thua trận,hai vùng an-đét và lò-rèn bị nhập vào nước phổ và trở thành 1 phần của nước phổ.truyện viết về buổi học cuối cùng ở một vùng an đét
những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật trong truyện;cách kể chuyện từ ngôi thứ 1 của một cậu học sinh trong lớp học.miêu tả nhân vật qua suy nghĩ,tâm trạng qua ngoại hình,củ chi,lời nói.ngôn ngữ tự nhiên chân thành và xúc động.qua câu chuyện về buổi học cuối cùng của vùng an đét bị quân phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy ha men.truyền đã biểu hiện lòng yêu nước trong 1 hành động cụ thể là tình yêu tiếng nói dân tộc và một chân lý;''khi một đất nước rơi vào vòng nô lệ.....được chìa khóa chốn lao tù.truyện đã xây dựng thành công thầy giáo ha men va cậu học sinh phrang qua miêu tả ngoại hình ,lời nói cử chỉ hành động.ý nghĩa của câu chuyện;tiếng nói của dân tộc không những là tài sản quý báu mà còn là một vũ khí lợi hại giúp cho chúng ta dành độc lập
*Nhân vật Phrăng:
-Trên đường đến trường:
+ Lính phổ đang tập trận
+Nhiều người đọc cáo thị
=> Khác thường
- Quang cảnh sân trường
+ Yên lặng như 1 buổi sáng chủ nhật
+ Lớp học yên ắng đến lạ
- Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học.
+ Ban đầu lơ là => Thiết tha, mong đc họk
+ Chăm chú lắng nghe, hiểu bài
+ Tự sợ hãi thầy giáo=> yêu mến, thân thiết, kính trọng thầy
=> Vô tư , hồn nhiên, biết trọng lẽ phải
giúp mình với ạ mình thành thật cảm ơn các bạn giúp mình
tk
Trong văn bản "Buổi học cuối cùng", nhân vật cậu bé Ph-răng đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, nhân vật Ph-răng là một cậu bé ham chơi nay được đặt vào trong tình huống không bao giờ được học tiếng mẹ đẻ nữa, chính vì vậy, cậu đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. Đầu tiên, Ph-răng là cậu bé ham chơi. Dường như, cậu bé thích nô đùa với thiên nhiên hơn là đi học. Cậu không thuộc bài,hay trốn học và thường xuyên bị thầy giáo Ha-men trách phạt. Thứ hai, cậu bé Ph-răng đã thức tỉnh được tình yêu tiếng Pháp của mình khi nhận ra đây là buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong diễn biến tâm lý của cậu. Thứ nhất, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường khi đến trường. Khi biết được đây là buổi học cuối cùng, tâm trạng của cậu choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao. Sau đó, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi đi bắt những chú chim, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa. Bên cạnh đó, cậu cũng thấy ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp. Khác với mọi khi, ở buổi học hôm ấy, khi thầy Hamen giảng, cậu đã chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu và thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy, tự nhủ sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này. Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nói tiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Chẳng những thế, cậu còn hiểu được lời thầy Ha-men rằng, tiếng mẹ đẻ chính là chìa khóa thoát khỏi chốn lao tù. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Tóm lại, Ph-răng là cậu bé ham chơi nhưng bên trong cậu cũng có những tình cảm cao đẹp, đó là sự kính trọng thầy giáo, lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước.