K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2023

Nguyễn Thành Long là nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện đã khiến người đọc phải xúc động bởi phong cách sống cởi mở chân thành và rất khiêm tốn. Trong lần gặp gỡ đầu tiên, sau lời giới thiệu của bác lái xa, anh đã mời khách lên nhà chơi với thái độ hết sức chân thành và cởi mở. Khi ông họa sĩ cầm bút muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối: "Không bác đừng  mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu" ... Và anh say sưa kể về những thành tích của họ. Đối với anh, những gian khổ, cuộc sống cô đơn mà anh sống không có nghĩa lí gì so với mọi người. Anh không bao giờ muốn mình được đề cao, khen ngợi. Những lời tâm sự thật thà của anh thanh niên với người họa sĩ già đã không những thể hiện anh là con người sống giản dị, khiêm nhường mà cao cả biết mấy mà còn vẽ ra trước mắt chúng ta một đội ngũ trí thức mới đang hi sinh và cống hiến thầm lặng cả tuổi thanh xuân, chất xám và hạnh phúc cá nhân của mình cho dân tộc , trên khắp mọi miền đất nước, kể cả những nơi tưởng chừng hoang vu, lặng lẽ như Sa Pa. Họ là những tấm gương đi trước, sáng ngời cho cô kĩ sư, cho thế hệ trẻ soi mình, dấn bước đi "Ơi những chàng trai, những cô gái yêu/Trên những đèo mây, những tầng núi đá/ Bàn tay ta làm nên tất cả".

=> Khởi ngữ: Đối với anh

=> Quan hệ từ: không những.....mà còn

1 tháng 5 2023

Một số ý chính:

- Giới thiệu chủ đề:

+ Mẫu: Theo dòng chảy của văn học, khi lượt đến năm 1970 ta bắt gặp ngay một tác phẩm nhẹ nhàng tình cảm với ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ. Đó là "Lặng lẽ Sa Pa" và có một ý kiến với truyện ngắn này rằng: ....

- Phân tích, bàn luận:

+ Anh thanh niên là một con người chân thành, cởi mở và hiếu khách:

-> Thèm người, muốn được nhìn ngắm, trò chuyện với con người. Vì thế, anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chuyến xe hiếm hoi.

-> Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất tả, cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: "Anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến", "người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ".

-> Thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu: niềm nở, hồ hởi không giấu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường.

-> Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ quý báu.

-> Anh quan tâm, chu đáo đến cả những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng yêu thương, sẻ chia: nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh, anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất để bác gái ngâm rượu uống.

+ Anh thanh niên là người rất khiêm tốn:

-> Công việc của anh đang làm góp 1 phần quan trọng phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.

-> Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: "Không, không, đừng vẽ cháu! Để giáu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn".

- Đánh giá chung:

+ Truyện xây dựng tình huống truyện hợp lí với cách trần thuật tự nhiên.

+ Có sự kết hợp giữa phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và bình luận.

+ Lời văn mượt mà, trau chuốt, giàu chất thơ và chất hội họa.

=> Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh than niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Anh đại diện cho những người lao động nhiệt huyết, trung thực, giản dị, khiêm tốn, âm thầm và luôn cống hiến cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc hoàn thành thắng lợi.

_Kiều Trang_

23 tháng 12 2022

Tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người cha rất thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật (liệt kê). Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

21 tháng 6 2021

Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !

21 tháng 6 2021

Em tự viết ạ:

undefined

4 tháng 2 2022

Tham khảo

Nguồn:https://hoc24.vn/cau-hoi/cho-2-kho-thonhung-chiec-xe-tu-trong-bom-roitroi-xanh-themdua-vao-2-kho-tho-tren-hay-viet-1-doan-van-theo-phep-lap-luan-quy-nap-khoang-12-ca.210197987220

Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh[”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cững chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa …

3 tháng 2 2021

a) + Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

b) Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Bác Hồ vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.