So sánh 2 khổ cuối của bài thơ bếp lửa và nói với con
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý:
Mở đoạn:
- Giới thiệu bài thơ "Bếp lửa", khái quát tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh sáng tác.
+ Dẫn vào khổ thơ cuối đầy cảm xúc.
Thân đoạn:
- Nội dung khổ thơ cuối: tình cảm sâu sắc mà tác giả bày tỏ dành cho người Bà của mình trong khoảng không thời gian ở hiện tại.
- Phân tích:
+ "Giờ cháu đã đi xa": thông báo với bà hiện tại mình sống như thế nào.
+ "Có ngọn khói trăm tàu", "Có lửa trăm nhà", "Niềm vui trăm ngả": tác giả thể hiện việc bản thân đã ở ngoài có nhiều điều mới mẻ, vui vẻ đến với nhà thơ khi xa nhà, xa bà qua điệp ngữ "có" và số từ "trăm".
-> Từ đó diễn đạt đến tình cảm của Bằng Việt.
+ "Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"
-> Người cháu không khi nào quên về bếp lửa mà bà nhóm nên, một tình yêu thương, lòng tin tưởng chân thành bao la và hơn cả là đã nuôi nên tâm hồn tác giả.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
- Điểm giống nhau:
+ Cả ông Hai trong "Làng" và khổ thơ cuối trong "Bếp lửa" đều thể hiện tình yêu, lòng trung thành với quê hương đất nước của mình.
+ Cả hai đều biết rằng quê hương là nơi sinh ra, lớn lên và có những ký ức, kỷ niệm đẹp với nó.
+ Cả hai đều cảm thấy đau buồn và nhớ nhung khi phải xa quê hương, nhớ về những người thân, bạn bè, những nơi quen thuộc đã từng trải qua.
- Điểm khác nhau:
+ Trong "Làng", ông Hai là một người già rất tự hào về cái làng yêu quý của mình nhớ buộc phải rời xa quê hương vì lệnh tản cư của Bác Hồ.
+ Trong "Bếp lửa", khổ thơ cuối được viết bởi một người lính trẻ, đang trong quân ngũ và xa người bà của mình. Nhưng dù trẻ tuổi, anh ta đã hiểu được tình yêu với quê hương và sẵn sàng hy sinh cho nó.
Nhận xét: Ngoài ra, cách thể hiện tình yêu quê hương của ông Hai và khổ thơ cuối bài "Bếp lửa" cũng có sự khác biệt. Trong "Làng", ông Hai thường nhắc đến những kỷ niệm, những nơi quen thuộc trong làng, còn khổ thơ cuối thể hiện tình yêu với quê hương bằng cách nhìn nhận sự đẹp đẽ của nó và sẵn sàng hy sinh cho nó.
a) Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của khổ thơ:
“Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...”
b) Nội dung của đoạn thơ: Những thành quả ngày hôm nay cháu có được là nhờ tình yêu thương, sự chăm sóc của bà. Cháu đã lớn khôn, được hưởng cuộc sống với niềm vui rộng mở nhưng vẫn nhớ về bà với niềm thương nhớ khôn nguôi và lòng biết ơn sâu nặng
a, Chép tiếp 3 câu thơ còn lại
''Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm nhà
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?''
b, Những câu thơ vừa chép là lời tự bạch của người cháu nay đã trưởng thành, mong muốn gửi nỗi nhớ thuonwng về với bà.
Thamkhao
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Giới thiệu chung vài nét về đề tài tình cảm gia đình và sự khám phá thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học: đó là tình cảm của những thành viên, thế hệ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh em dành cho nhau); tình cảm của sự sinh thành, nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc và tấm lòng ứng xử của những con người trong gia đình với nhau; vẻ đẹp tình cảm gia đình được các nhà văn, nhà thơ khám phá và thể hiện vừa có nét gần gũi vừa khác biệt; tình cảm gia đình lại được hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước…
3. Phân tích sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 2 bài thơ :
3.1. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
- Vẻ đẹp tình bà cháu
+ Khám phá về tình bà cháu : tình yêu bà dành cho cháu - tình cảm hết sức bình dị và thiêng liêng, một cuộc đời vất vả, tần tảo, giàu đức hy sinh vì con cháu, trải qua bao khó khăn nhưng ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin hy vọng bà luôn nhen nhóm trong người cháu thân yêu; là vẻ đẹp của tình cảm người cháu dành cho bà qua sự hồi tưởng được thể hiện trong thi phẩm…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Bằng Việt đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, sáng tạo hình ảnh, giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
3.2. Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con của Y Phương :
- Vẻ đẹp tình cha con
+ Khám phá về tình cha con : tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời dặn dò, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con thấy được sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và những truyền thống tốt đẹp của quê hương; Là tình yêu của người người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình trong cuộc sống…
+ Cách thể hiện trong tác phẩm : nhà thơ Y Phương đã lựa chọn hình thức mượn lời, ngôn ngữ tự nhiên mộc mạc thể hiện cách nghĩ và diễn đạt của người dân miền núi, dẫn dắt tự nhiên hợp lí…
4. So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề
4.1. So sánh
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm : tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vị tha, đức hy sinh một đời vì cháu, con, một tình cảm mang tính phổ quát; tình cảm ấy lại tìm tìm đến với một thể loại thơ trữ tình để phù hợp trong việc bày tỏ cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí sâu sắc...
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua 3 tác phẩm: hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu, mẹ-con, cha-con..., và nét riêng trong hình thức thể hiện...
4.2. Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:
- Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi con người, mỗi nhà thơ bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người
- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của thơ ca dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.
Tham khảo
Trăng từ lâu đã đi vào lòng người qua rất nhiều tác phẩm văn học. Trăng không rực rỡ chói chang như mặt trời, nhưng trăng lại là nguồn cảm xúc để cho ta gợi lên những nỗi niềm sâu lắng. Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đã góp vào kho tàng văn học Việt Nam bài thơ “Ánh trăng”.
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua dường”
Đoạn trích là lời tự nhắc nhở bản thân của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Vầng trăng gắn bó với tác giả suốt cả một quãng đời tuổi thơ. Trăng lại tiếp tục dõi theo từng bước chân hành quân trong suốt cuộc chiến, cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ và cùng tận hưởng chiến thắng. Người và trăng lúc ấy gắn bó với nhau như những người bạn tri âm tri kỉ.
Ngỡ như không bao giờ quên được “vầng trăng tình nghĩa” nhưng sự thay đổi của lòng người như một nhát chổi cuốn phăng đi tất cả những kỉ niệm, hình ảnh về vầng trăng. Chiến tranh kết thúc, những người lính rời khỏi chiến trường khốc liệt để trở về quê hương xứ sở. Họ tận hưởng một cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại, văn minh hơn. Người lính ngày xưa bây giờ được sống trong “ánh điện, cửa gương” và vầng trăng dần dần bị phai nhạt trong kí ức của họ. Vầng trăng giờ đây không còn là “vầng trăng tri kỉ” hay “vầng trăng tình nghĩa” nữa mà đã trở thành một “người dưng”, một người không có bất kì mối quan hệ nào với người lính. Phép nhân hóa “người dưng qua đường” đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nó đã làm nổi bật lên sự thay đổi của lòng người. Sự ồn ã của phố phường, sự bận bịu mưu sinh bươn chải kiếm sống cùng với sự vô tâm của người lính đã lấn át đi lí trí của họ mà xóa bỏ vầng trăng ra khỏi trí nhớ. Điều này cũng nói lên một thực tế: khi con người được tận hưởng sự sung sướng đến từ vật chất thì họ bắt đầu lãng quên những kí ức gắn bó với mình lúc khó khăn.
Thể thơ năm chữ cùng với nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên và nhịp nhàng theo lời kể đã thể hiện được tâm trạng suy tư của tác giả. Giọng điệu tâm tình tự nhiên của nhà thơ cùng kết cấu độc đáo của đoạn thơ tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho người đọc. Cùng với phép nhân hóa và so sánh, vầng trăng hiện lên như một con người có tri giác, một người bạn tri âm tri kỉ không bao giờ bỏ rơi người lính.
- Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.
- Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.