Nghị luận ý nghĩa của lời khen
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, chúng ta thường muốn nghe những lời khen ngợi từ người khác thay vì những lời chê bai. Phải chăng lúc nào khen cũng tốt và lúc nào chê cũng xấu? Thực chất thì cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là những lời khen chê ấy là thật lòng và đúng mực. Khen là những nhận xét đánh giá tích cực, còn chê thì ngược lại là những nhận xét, đánh giá tiêu cực. Khen và chê diễn ra ở hầu khắp những lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt thời gian, lứa tuổi, địa điểm,…..Chưa làm tốt công việc thì bị phê bình, làm tốt bài kiểm tra thì sẽ được khen, hay đơn giản là một hành động nhỏ như nhặt vụn rác ven đường vứt đúng nơi quy định thì cũng là một điều đáng được khen ngợi. Cả khen và chê thì đều quan trọng, không nên đặt một bên nào nặng, bên nào nhẹ mà cần cân bằng chúng. Nếu khen đúng mực thì sẽ là chúc mừng, còn quá đà thì có thể sẽ thành tâng bốc. Nếu chê không khéo léo thì sẽ dễ thành sỉ vả, lăng nhục. Muốn hoàn thiện bản thân mình thì hãy lắng nghe những nhận xét của người. Khen và chê giúp cho chúng ta sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách và tâm hồn con người.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
Sau đây là gợi ý của mình:
- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình.
- Bàn luận:
+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn
+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực
+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói
+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác
- Thực trạng:
+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người.
=> Liên hệ bản thân
Một số ý:
- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.
- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.
+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.
- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.
- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.
- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Bạn tham khảo nhé:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng bằng phẳng, đôi khi chúng ta còn gặp phải thất bại, không thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng có lòng quyết tâm, ta sẽ vượt qua tất cả. Vậy thế nào là sự quyết tâm? Đó là ý chí nghị lực, là lòng gan dã, dũng cảm quyết chí hoàn thành một mục tiêu, kế hoạch nào đó. Người quyết tâm luôn đạt được thành công. Thực tế trong cuộc sống cho ta thấy rất nhiều tấm gương sở hữu đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như nhà bác học Ê - đi - sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã phải trải qua biết bao đớn đau, thất bại. Ấy thế mà ông không nản lòng, quyết chí sáng tạo, phát minh. Thật vậy, lòng quyết tâm chính là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Hơn hết, nó còn là thước đo cốt cách của con người. Chưa dừng lại ở đó, có lòng quyết tâm, ta sẽ chinh phục được nhiều con đường mới, vượt qua được bão dông của cuộc đời. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bản lĩnh vươn tới những giá trị tốt đẹp, cống hiến nhiều thành tích cao, góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.
Tham khảo nha em:
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu nói:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.
Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
-Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
-Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
-Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
-Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
-Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....
Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
-Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
-Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
-Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....
Lời khuyên:
-Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
-Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
-Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
-Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.
tham khảo
Khi nhắc đến văn chương đã có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, định nghĩa, xác định công dụng chức năng của nó đối với đời sống của con người chúng ta. Một trong những bài nghiên cứu ấy phải nói đến “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh. Trong bài viết, những luận điểm rõ ràng về nguồn gốc cũng như chức năng của văn chương sẽ khiến cho chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa của nó.
Thứ nhất, tác giả đề cập về nguồn gốc của văn chương. Bằng việc dẫn ra một câu chuyện Ấn Độ, nhà nghiên cứu nhận định đó là nguồn gốc của văn chương. Theo đó, nguồn gốc văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống nào đó. Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Có thể nói nguồn gốc văn chương chính là lòng yêu thương. Vậy văn chương bắt nguồn từ đâu?. Theo Hoài Thanh văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày từ những bài ca dao về “Trâu ơi ta bảo trâu này…” cho đến những tác phẩm lớn. Không những thế văn chương còn bắt nguồn từ cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa, văn chương còn bắt nguồn bởi những văn hóa, lễ hội truyền thống. Tóm lại văn chương có nguồn gốc từ tình yêu thương của con người đối với cuộc sống. Hoài Thanh đã thật khéo léo khi biến bài nghị luận trở thành một bài văn giàu sức thuyết phục mà vô cùng hấp dẫn. Cách dẫn vào vấn đề của tác giả vô cùng tự nhiên.
Thứ hai, tác giả đề cập đến công dụng và nhiệm vụ của văn chương đối với đời sống con người. Về nhiệm vụ của văn chương Hoài Thanh chỉ ra rằng, văn chương phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực. Từ hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu cho đến cánh cò trong ca dao đều phản ánh hiện thực đời sống. Từ truyện Thạch Sanh cho đến truyện Cây bút thần đều phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực đời sống cho người lao động. Về công dụng của văn chương, Hoài Thanh chỉ ra rằng văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Để chứng minh cho điều này, tác giả dẫn ra hai câu chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài. Nhà phê bình thật đúng khi nhận định rằng “Một người hàng ngày chỉ lo cặm cụi vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, mừng, buồn, giận cùng với những người ở đâu đâu…hay sao”.
Tóm lại, qua bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực.
tk
Động lực để bạn vươn lên trong cuộc sống là gì? Hẳn với câu hỏi này, mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng. Có người động lực là gia đình, có người là nghịch cảnh. Nhưng một điều tôi dám chắc đó làm động lực chung để con người bước tiếp đó chính là lời khen - những lời khen chân thành.
Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa. Lời khen có vai trò vô cùng trong cuộc sống, tuy nó vô hình nhưng lại có sức mạnh to lớn ảnh hưởng đến sự nỗ lực của mỗi người. Cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, bộn bề, khi chúng ta vượt qua được những khó khăn đó, những lời khen đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự cố gắng của con người. Khi chúng ta tạo được thành tích, giá trị, lợi ích cho tổ chức hay xã hội, những lời động viên, tuyên dương không chỉ giúp thông điệp tốt đẹp đó được lan tỏa mạnh mẽ hơn mà bản thân ta cũng nhận thức được điều mình làm là hoàn toàn đúng đắn. Nếu cuộc sống không có lời khen, những thông điệp tốt đẹp sẽ không được lan tỏa mạnh mẽ, con người sẽ trở nên khô cằn, âm thầm và lặng lẽ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sử dụng lời khen với mục đích xấu như xu nịnh, tâng bốc người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân, lấy lòng,… lại có những người sống phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen sẽ không làm việc đến nơi đến chốn,… đây là những hành động xấu mà chúng ta cần bài trừ khỏi xã hội. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy nói lời hay ý đẹp, khen chê đúng lúc để cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.
bn có thể tk ạ:
Nếu những thành công của con người không có những lời khen, những lời động viên từ người khác thì sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ, hụt hẫng. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định lời khen có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người.
Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa. Lời khen phải là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Khi chúng ta tạo được thành tích, giá trị, lợi ích cho tổ chức hay xã hội, những lời động viên, tuyên dương không chỉ giúp thông điệp tốt đẹp đó được lan tỏa mạnh mẽ hơn mà bản thân ta cũng nhận thức được điều mình làm là hoàn toàn đúng đắn.
Ngoài giá trị thúc đẩy con người, lời khen còn gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cùng nhau chia sẻ niềm vui, khen ngợi, chúc mừng những người thân yêu xung quanh khi họ đạt được một giá trị tốt đẹp góp phần làm cho mối quan hệ thêm thân thiết, khăng khít hơn. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người sử dụng lời khen với mục đích xấu như xu nịnh, tâng bốc người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân, lấy lòng,… lại có những người sống phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen sẽ không làm việc đến nơi đến chốn,… những người này đều đáng bị chỉ trích và cần phải thay đổi bản thân mình nếu muốn tránh khỏi những trường hợp tiêu cực trên.
Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn. Hãy giữ cho lơi khen đúng ý nghĩa đẹp đẽ của nó và gắn kết con người với nhau để xã hội phát triển tích cực, tốt đẹp hơn.