giao thông vận tại thực trạng, ửu điểm , hạn chế
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhược điểm của vận tải đường biển:
- Vận tải biển phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Tốc độ tàu còn thấp, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế.
- Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác.
- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu của chủ hàng nào đang cần gửi hàng đi nhanh hoặc kiện hàng cần điều kiện bảo quản thời gian dài.
Nhược điểm của vận tải đường biển:
- Vận tải biển phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Tốc độ tàu còn thấp, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn bị hạn chế.
- Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác.
- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu của chủ hàng nào đang cần gửi hàng đi nhanh hoặc kiện hàng cần điều kiện bảo quản thời gian dà
- Hiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
- Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông của người dân, như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…
Trên các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, tình trạng vi phạm còn phổ biến hơn. Tại đây, đa số người dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông. Khi được hỏi, mỗi người đưa ra một lý do: nhà gần, đi loanh quanh trong thôn, xóm mà, có công an đâu mà đội…
Một thực trạng đáng quan tâm nữa là, ở vùng nông thôn có không ít trẻ em chưa đến tuổi được phép điều khiển xe máy vẫn vô tư điều khiển xe máy chạy trên đường. Các em không chỉ điều khiển chạy xe một mình mà còn chở 2, chở 3. Chắc chắn rằng, các bậc cha mẹ cũng biết các em chưa đủ tuổi nhưng vẫn giao xe cho các em điều khiển, bởi không ít bậc cha mẹ cho rằng ở nông thôn lượng xe tham gia giao thông ít nên không dễ xảy ra tai nạn đâu mà sợ(!).
Tình trạng thanh niên nhiều vùng nông thôn trong các cuộc vui, thường uống rượu, bia đến say xỉn, sau đó lên xe máy điều khiển phóng nhanh vượt ẩu, trong khi kỹ năng điều khiển phương tiện, xử lý tình huống kém, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông cũng là vấn đề đáng báo động.
Một vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông ở vùng nông thôn nữa là vẫn còn những chiếc xe độ chế tham gia giao thông. Xe máy độ chế được người dân sử dụng không chỉ vận chuyển nông sản cồng kềnh mà lại còn phóng nhanh, vượt ẩu, rú ga, nẹt pô... khiến nhiều người đi đường cảm thấy “rợn tóc gáy”.
Qua tìm hiểu ở ngành chức năng và chính quyền địa phương cơ sở, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đã vận động, tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sửa chữa xe máy cam kết không nhận, sửa chữa, độ chế các loại xe. Hầu hết các cơ sở đều cam đoan và ký vào bản cam kết. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở sửa chữa xe máy ở các xã vùng sâu vùng xa vẫn sửa chữa, độ chế xe và tình trạng xe độ chế được người dân sử dụng không những không giảm mà còn gia tăng…
Cần phải nhìn nhận rằng, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thôn ở vùng nông thôn phổ biến, ngoài ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao thì một phần do lực lượng chức năng rất ít quan tâm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại địa bàn này. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cơ sở chưa quan tâm nhiều đến việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân. Chính vì thế, nguy cơ mất an toàn giao thông ở vùng nông thôn vẫn ở mức cao.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thôn; thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn như đi xe máy tuân thủ tốc độ quy định; đã uống rượu bia thì không lái xe...
Để người dân có thể chuyển biến nhận thức và hành động, công tác tuyên truyền cần được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, gắn với các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt văn hóa, hội họp của thôn, làng… Ngoài ra, ở mỗi thôn làng cần thành lập các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông lấy thành phần nòng cốt là trưởng thôn, già làng, bí thư đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, phụ nữ và công an thôn... để làm công tác tuyên truyền vận động người dân.
Về lâu dài, cũng cần đưa việc thực hiện chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào hương ước, quy ước của thôn làng, đồng thời lấy đó là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua, xét công nhận gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa… từ đó nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ở vùng nông thôn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn…
Việc kiểm soát an toàn giao thông ở nông thôn cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng ở địa phương cơ sở khu vực nông thôn (công an xã, dân quân tự vệ…) và sự phối hợp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương. Cùng với đó, nên ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền xã với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thôn trên địa bàn… Như vậy, sẽ góp phần làm cho hoạt động giao thông ở vùng nông thôn diễn ra an toàn, tính mạng và tài sản của người dân được bảo đảm./.
B. khó khăn tới công tác thiết kế các loại hình giao thông
(1) Ko nên có hành vi như:hiếp dâm,đánh trẻ.
Cho trẻ đc đi hok
Cho trẻ tham gia các
hoạt động.
(2) Ko nên đi chen lấn khi biết đg cn tắc.
Nên nhường đg cho ngừi có việc gấp.
Ko nên đi hàng 2 hàng 3.
Đúng thì tick cho mik nhé!!!
b xem bài mẫu trong này nhé https://cunghocvui.com/danh-muc/ngu-van-lop-6
bạn tk:
Dưới đây là một số thông tin về thực trạng, ưu điểm và hạn chế của giao thông vận tải từ quan điểm lịch sử và địa lý, được áp dụng cho lớp 9:
**Thực trạng:**
1. **Sự phát triển không đồng đều:** Trong lịch sử, giao thông vận tải đã phát triển không đồng đều ở các khu vực và thời kỳ khác nhau. Có những khu vực có hạ tầng giao thông phát triển tốt, trong khi những khu vực khác vẫn gặp nhiều khó khăn.
2. **Ảnh hưởng của công nghệ:** Sự tiến bộ trong công nghệ giao thông, bao gồm cả phát triển đường sắt, đường bộ, và hàng không, đã ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống và kinh tế của xã hội.
**Ưu điểm:**
1. **Kết nối và phát triển kinh tế:** Giao thông vận tải là yếu tố quan trọng để kết nối các khu vực với nhau và thúc đẩy phát triển kinh tế.
2. **Tiện ích và linh hoạt:** Cải thiện giao thông giúp cho việc di chuyển hàng hóa và người dân trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, tạo ra sự linh hoạt và tiện ích cho cuộc sống hàng ngày.
**Hạn chế:**
1. **Ô nhiễm và ô nhiễm môi trường:** Sự gia tăng về giao thông vận tải cũng gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống.
2. **Tai nạn và an toàn:** Giao thông cũng đi kèm với rủi ro về tai nạn giao thông, đặc biệt là khi hạ tầng giao thông không đáp ứng được nhu cầu hoặc không đảm bảo an toàn cho người tham gia.
3. **Chênh lệch phát triển kinh tế:** Có sự chênh lệch về phát triển hạ tầng giao thông giữa các khu vực, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phát triển kinh tế và xã hội.
Nhìn chung, giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức về môi trường và an toàn giao thông cần được giải quyết.
#Hoctot