K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Với Hiệp định Paris, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam, tạo ra thế so sánh lực lượng có lợi cho quân và dân miền Nam tiến tới đánh đổ chính quyền và quân đội Sài Gòn, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Với Hiệp định Paris, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam, tạo ra thế so sánh lực lượng có lợi cho quân và dân miền Nam tiến tới đánh đổ chính quyền và quân đội Sài Gòn, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

28 tháng 5 2021

Hiệp định Pari năm 1973 - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

28 tháng 5 2021

1.Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

2. Cau 2 thì mik chịu

1 tháng 4 2023

Tham Khảo 
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

2 tháng 3 2019

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Tháng 2 - 1946, Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp.

- Pháp đưa quân ra Bắc dưới danh nghĩa giải giáp phát xít Nhật.

- Đất nước đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chống Pháp, hoặc hòa hoãn.

* Nội dung:

- Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Công hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của Người Pháp ở Việt Nam.

* Ý nghĩa:

- Nước ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

- Đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn ty sai ra khỏi nước ta.

- Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền mới.

6 tháng 10 2017

* Nội dung Hiệp định Giơnevơ:

- Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân nhân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.

- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu xâm lược Đông Dương.

21 tháng 6 2020

Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

20 tháng 6 2020

Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cội nguồn thắng lợi tại Hội nghị Pari là tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí đấu tranh quật cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý, chính nghĩa, lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiệp định Pari về Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá. Đó còn là cuộc đấu tranh kiên cường vì các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, được thể hiện trong Hiệp định - văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất. Trong đó, Mỹ buộc phải cam kết “tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, điều mà họ đã cố tình lẩn tránh ở Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Đồng thời, Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, trong khi ta duy trì được hoàn toàn lực lượng, khiến so sánh lực lượng trên chiến trường nghiêng hẳn về ta. Điều quan trọng nữa là, hiệp định góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, Hiệp định Paris còn mang tính quốc tế khi góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước của nhân dân Lào và Campuchia. Hiệp định cũng góp phần mở ra một chương mới trong cục diện Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và Đông Nam Á; xu thế hoà bình, trung lập phát triển mạnh trong khu vực, mở ra khả năng thiết lập một khu vực hoà bình, hữu nghị ổn định.

8 tháng 5 2018

* Bối cảnh lịch sử:

- Mĩ thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc và chuẩn bị đàm phán.

- Ngày 13 - 3 - 1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên là: đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì.

- Ngày 25 - 1 - 1969, Hội nghị Pari họp với sự có mặt của bốn bên là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) và Mĩ.

- Năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 - 1 - 1973)

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

* Ý nghĩa

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam

- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút hết quân về nước.

- Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

5 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pari:

– Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc, Mỹ buộc phải đàm phán với ta ở Hội nghị Pari từ 13/5/1968 để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đến 25/1/1969, bắt đầu hội nghị bốn bên (Việt Nam dân chủ cộng hoà, Hoa kỳ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam cộng hoà).

– Hội nghị Pari diễn ra trong bối cảnh Mỹ liên tiếp thất bại trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến lược của ta mùa hè 1972. Ta cũng đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại trở lại của Mỹ ở miền Bắc. Phong trào đòi chấm dứt chiến tranh xâm
lược của Mỹ tiếp tục diễn ra trên thế giới và cả ở Mỹ.

– Tháng 10/1972, khi nước Mỹ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng thống, bản dự thảo Hiệp định Pari được hoàn tất và hai bên đã thoả thuận
ngày ký chính thức. Mỹ trở mặt, gây sức ép buộc ta phải nhân nhượng bằng cách mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972. Nhưng chúng đã bị đánh bại, buộc phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/ 1973.

* Ý nghĩa của Hiệp định Paris:

– Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mỹ và các nước
khác không được dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.

– Hiệp định Pari mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân Mỹ và quân đội nước ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi
miền Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

26 tháng 1 2017

a) Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau :

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở các nước Đông Dương và lực lượng quân xâm lược Pháp) cùng ngưng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng : Quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội xâm lược Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ tổ chức vào tháng 7 - 1956 dưới sự kiểm soát của một ủy ban quốc tế...

Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

b) Ý nghĩa

- Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

- Với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước : Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương ; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc ngày 8 - 5 - 1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.

18 tháng 2 2021

Tham khảo

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.

18 tháng 2 2021

TK 

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ

- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của các nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân theo khu vực và thời gian quy định.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

- Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

- Hiệp định làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.