K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1: Phần đọc hiểu: Câu 1: Thể thơ lục bát Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời. Câu 4: - Các biện pháp tu từ:  + Nhân hóa: ơi + Ẩn dụ: Biển lúa  + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn  - Tác dụng:...
Đọc tiếp

Bài tập 1:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm

Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 4: - Các biện pháp tu từ:

 + Nhân hóa: ơi

+ Ẩn dụ: Biển lúa

 + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 - Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam

Câu 5: Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 6: Trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu biết, năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học của nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước trong thực tiễn hội nhập toàn cầu, tuy nhiên, mỗi sinh viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước, nhà trường và toàn xã hội, do đó mỗi người học không những chấp hành đúng và đủ các quy định của Nhà trường về đảm bảo an ninh trật tự mà còn phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa phương như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào Toàn dân phòng chống ma túy, Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ; phong trào Toàn dân tham gia cảm hóa giáo dục người lầm lỗi cũng như các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khác,....

Để thực hiện được các nội dung trên sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phần làm văn:

Kính gửi câu lạc bộ tình nguyện!

Em tên là Phạm Hồng An, lớp 10A1, trường THPT số 2 Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Qua những bài báo, bản tin ngắn của trường em mà em biêt đến câu lạc bộ tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội, em cảm thấy khá thích thú và mong muốn được tham gia để học hỏi và công hiến một phần công sức nhỏ của mình vào việc tổ chức, quảng bá rộng rãi tới khách tham quan du lịch về các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố chúng ta. Vì vậy, mà em viết đơn này xin được tham gia hoạt động trong câu lạc bộ.

Trong các hoạt động trong trường và ngoài cuộc sống, em tự đánh giá được bản thân em là một người khá hòa đồng, thân thiện, tự tin trước đám đông, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em luôn luôn giữ cho mình tinh thần sẵn sàng trong mọi hoạt động. Khi đến với câu lạc bộ của mình, em mong muốn phát huy những điểm mạnh của bản thân và cùng các thành viên trong đội tình nguyện sẽ cùng nhau phát triển cộng đồng hơn.

Được trở thành tình nguyện viên giới thiệu lịch sử dựng nước, giữ nước của nhân dân ta, đất nước ta đối với bạn bè trên khắp cả nước và thế giới là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao đối với em. Em luôn sẵn sàng cho công việc đầy ý nghĩa này. Em tin rằng, gia đình, nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Em mong sẽ sớm nhận được sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lí.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của câu lạc bộ!

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đã quan tâm, đọc và xét duyệt!

Bài tập 2:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ bảy chữ

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: “Người mẹ”

Câu 3: Những từ ngữ hình ảnh: Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời; Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ ==) Những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc – giản dị, gần gũi, với cuộc sống đời thường giúp nhà thơ tạo nên cảm giác quen thuộc, hoài niệm mà gần gũi cũng như dễ tìm được sự đồng cảm đối với các độc giả

Câu 4: - Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả.

Câu 5: Lưu Trọng Lư đã mang đến một hình ảnh đầy cảm xúc và ký ức về người mẹ đã khuất. Nội dung chính của khổ thơ này tập trung vào hình ảnh “Nắng mới” chiếu sáng trên mộ mẹ, thể hiện sự thương nhớ và niềm tin tiếc nuối của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, một lời tưởng nhớ tới người mẹ, và ánh nắng mới ở đây không chỉ mang ý nghĩa của sự bắt đầu mới mà còn là sự an ủi, ánh sáng của sự sống tiếp diễn dù người mẹ đã ra đi

Câu 6: Kỉ niệm là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ. Dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, mỗi kỉ niệm đều chứa đựng trong đó những giá trị, sức mạnh lớn lao. Nó luôn tồn tại, luôn hiện hữu và tác động lên chính cuộc sống của mỗi người. Người ta bảo kỉ niệm là thứ đáng trân trọng nhất, bởi vì nó là duy nhất và không bao giờ trở lại. Trong cuộc đời mình, chẳng ai sống mà không có hay không cần những kỉ niệm, bởi “còn kỉ niệm là còn tâm hồn, còn nhớ, và còn biết thương chính mình.” Những kỉ niệm tựa hồ như một kho tàng cổ tích nhiệm màu. Kỉ niệm về thời ấu thơ “ngày hai buổi đến trường”, về những trận đòn roi nghiêm khắc của bố, những lần theo mẹ đi cấy đêm trăng, những trò chơi dân gian bên hội bạn, hay tình cảm ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”,… Đằng sau những kỉ niệm ấy là rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta trưởng thành để rồi càng biết trân trọng, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và sống đẹp hơn.

Phần viết văn:

Kính thưa Ban giám hiệu trường Đại học Quốc gia Singapore 

Tôi tên là Phạm Hồng An học sinh lớp 10A1 trường THPT số 2 Đức Phổ

Qua một số kênh thông tin, tôi được biết trường đang tổ chức cấp học bổng cho một số sinh viên Việt Nam yêu mến trường và có mong muốn theo học ở trường trong năm học tới. Do đó, tôi muốn chia sẻ một số điều về bản thân và niềm đam mê của mình đối với việc học để quý trường xem xét khả năng dành cho tôi một cơ hội đến và tham gia học tập tại trường.

Tôi là một học sinh năng động, sáng tạo và có niềm đam mê vô hạn với kiến thức. Từ khi bắt đầu hành trình học tập, tôi đã luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao cả và không ngừng nỗ lực để đạt được chúng. Điều này không chỉ giúp tôi có được thành tích học tập tốt mà còn nuôi dưỡng tinh thần ý thức trách nhiệm và sự tự quản lý.

Trong suốt thời gian học tại Việt Nam, tôi đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển bản thân và khám phá sâu rộng về những lĩnh vực mà tôi đặt niềm tin và quan tâm. Tôi là thành viên tích cực của câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học và Thể thao, nơi mà tôi có cơ hội áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế và cùng đồng đội đạt được những thành công đáng kể.

Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, ở đó tôi học được tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với cộng đồng. Tôi tin rằng học tập không chỉ dừng lại ở việc tích lũy kiến thức mà còn là cơ hội để phát triển đầy đủ về mặt tư duy, kỹ năng xã hội và lòng nhân ái.

Niềm đam mê của tôi không chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật mà còn mở rộng đến ước mơ về tương lai. Tôi mong muốn được theo đuổi ngành..... tại đại học để có cơ hội nghiên cứu và đóng góp vào những lĩnh vực công nghệ mới mẻ. Điều này không chỉ là sự theo đuổi cá nhân mà còn là một cách để đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.

Trong tình hình gia đình của tôi, học bổng không chỉ là nguồn động viên lớn mà còn là cơ hội để tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ và đạt được mục tiêu của mình. Tôi cam kết sẽ sử dụng học bổng một cách có trách nhiệm và làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của bản thân và xã hội.

Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã dành thời gian đọc đơn của tôi. Tôi mong rằng sự nỗ lực và lòng nhiệt huyết của mình có thể được đánh giá cao và tôi sẽ có cơ hội được học bổng để tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình.

Trân trọng!

Bài tập 3:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật

Câu 2: Nhân vật trữ tình là tác giả

Câu 3: Trong bài thơ này, từ láy được sử dụng là “lạnh lạnh” và “chênh chênh”.

Câu 4: Cảnh thiên nhiên được thể hiện qua câu thơ:

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.

Đó là bức tranh cảnh vật đẹp nhưng buồn: Cảnh đẹp vì có thuyền, có bãi, có tuyết có nguyệt, có cái lạnh lạnh của trời thu. Cảnh buồn bởi sự tĩnh lặng và khí thu lạnh lạnh bao trùm. Cảnh được nhìn qua tâm trạng có chút buồn của Nguyễn Trãi nên cũng nhuốm màu tâm trạng ấy.

Câu 5: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Câu 6: Trung hiếu là một trong những yếu tố quan trọng trong phẩm chất con người. Từ ngày xưa trung hiếu đã được đặt lên hàng đầu. Và cho đến bây giờ hai chữ trung hiếu vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nếu như sự trung hiếu ngày trước là nghe lệnh vua, trung với vua thì ngày nay đó chính là sự trung với Đảng, hiếu với dân. Mỗi người đều có cần phẩm chất quan trọng này để phát triển xã hội ngày một phát triển, văn minh hơn.

 

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Quê hương là một tiếng veLời ru của mę trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơQuê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đêQuê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mua về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mę trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mua về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng.

(Quê hương - Nguyễn Đình Huân).

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm) Đoạn thơ trên có cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần? Ý nghĩa cách sử

dụng cụm từ đó?

Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quê hương là một góc trời tuổi thơ Câu 4 (1,0 điểm) Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện trong đoạn thơ?

Câu 5: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trong phần đọc hiểu và tình yêu cảu em dành cho quê hương, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) nói lên cảm xúc của em dành cho quê hương.

5
8 tháng 12 2021

jgggggggggg

Con khỉ có mấy chân
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Quê hương là một tiếng veLời ru của mę trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơQuê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đêQuê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mua về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mę trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mua về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng.

(Quê hương - Nguyễn Đình Huân).

Câu 1  Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2  Đoạn thơ trên có cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần? Ý nghĩa cách sử

dụng cụm từ đó?

Câu 3  Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Câu 4 Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện trong đoạn thơ?

Câu 5: Từ nội dung đoạn thơ trong phần đọc hiểu và tình yêu cảu em dành cho quê hương, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) nói lên cảm xúc của em dành cho quê hương.

3
8 tháng 12 2021
5 yến bằng bao nhiêu kg
8 tháng 12 2021

Câu 1 :

Thể thơi lục bát , phương thức biểu đạt biểu cảm

Câu 2 :

Là cánh cò chiều chiều chân đê

Miêu tả cánh cò lúc buổi chiều

Câu 3 :

Quê hương là nơi chứa đầy kỉ niệm đẹp tuổi thơ của tác giả

Câu 4 :

Quê hương này xanh mát , lâu đời và nhiều thiên nhiên

Câu 5 :

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
 

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc, con cua....
Đọc tiếp

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc, con cua. Trên bờ đê, nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng. Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ. Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

tóm tắt đoạn văn này nha

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hòa

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”

(Trích trường ca “Bài thơ Hắc Hải”, Nguyễn Đình Thi, 1958)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó mang những đặc điểm gì? Đặc điểm đó giúp gì cho việc thể hiện cảm xúc trước thiên nhiên và con người Việt Nam?

Câu 2. (1,0 điểm): Trong câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”, em hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của phép tu từ đó.

3
8 tháng 1 2022

1 đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát 

8 tháng 1 2022

1 thể thơ lục bát 
– Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát

+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

– Thứ hai: Về cách gieo vần

+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát

+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.

+ Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bát

Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.