Viết 1 bài văn nghị luân về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.
- Vấn đề ấy rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay.
a) Biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành vấn đề cấp bách bởi vì:
- Sự thay đổi khí hậu dang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có bởi một khối lượng khổng lồ khí CO2, CH4 và các khí khác gây hậu quả nghiêm trọng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây ung thư da, mù mắt…
- Ảnh hưởng đến mùa màng, sinh vật: nghề làm muối bị mất mùa, dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi…
- Băng tan gây ngập lụt, mất đất nông nghiệp, đe dọa thiếu lương thực
- Nhiều thiên tai nghiệm trọng xảy ra không theo một quy luật nào cả (bão, lụt…)
- Mưa a xit ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, các công trình xây dựng…
b) Nỗ lực của Việt Nam chống biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Việt Nam là một trong những nước có Chương trình mục tiêu quốc gia chống biến đổi khí hậu sớm nhất (từ tháng 12, năm 2008). Đây là cơ sở để nước ta có những hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, xây dựng luật phòng chống thiên tai, ban hành các chính sách cứu trợ thiên tai cho từng vùng.
- Khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực… cho lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến 2015 sẽ vận động được nguồn tài trợ 3 đến 5 tỉ USD chống biến đổi khí hậu.
- Lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề biến đổi khí hậu
- Sắp tới, kế hoạch chống biến đổi khí hậu của nước ta sẽ tập trung vào 5 vấn đề lớn:
+ Khẩn trương xây dựng và gia cố hệ thống đê biển, quai đê ở ĐBSCL.
+ Chú trọng đến rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn có tác dụng tiêu lực sóng biển, giảm bão lũ
+ Phòng chống triều cường tại các tỉnh phía Nam
+ Đưa ra đề án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
+ Hoàn thiện hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo thời tiết.
Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các lưu vực sông (LVS) xuất hiện tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan. Lâu nay, chúng ta thường chỉ chú trọng giá trị thủy điện, thủy lợi của nước mà chưa chú ý đầy đủ, toàn diện đến các giá trị nhiều mặt và thiết yếu của nước trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT). Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cần giải quyết nhằm khắc phục tình trạng mất an ninh về nước.
1. Thực trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ở hạ du các LVS
Nước ta có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như mấy năm gần đây khi nhu cầu nước không ngừng tăng lên mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng. An ninh về nước cho phát triển bền vững và BVMT đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.
Tình trạng suy giảm, khan hiếm nước ở hạ lưu các dòng sông xảy ra thường xuyên trong khi điều kiện khí hậu trên lưu vực diễn ra bình thường hoặc không có biến động lớn như trong những năm hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng: 1987 - 1988, 1997 - 1998... Số liệu điều tra cơ bản 5 năm gần đây ở 40 trạm quan trắc, nguồn nước mưa trung bình lãnh thổ nước ta khoảng 585 tỷ m3, xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN) là 592 tỷ m3) tuy thường tập trung vào một vài tháng và mùa mưa kết thúc sớm hơn bình thường; mùa khô thường kéo dài với hàng tháng không mưa hoặc mưa nhỏ không đáng kể. Trong khi đó, tài nguyên nước mặt ở hạ du các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên những LVS chính nước ta, như sông Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Ba, Vu Gia - Thu Bồn... phổ biến thấp hơn trung bình hàng năm (TBNN), có nơi thấp hơn khá nhiều. Tại hạ lưu sông Đà, Thao, Lô và Hồng - Thái Bình, nguồn nước trong 5 năm 2003 - 2007 thấp hơn TBNN từ 9 - 20%; tại Hà Nội, thấp hơn tới 22%, có năm thấp hơn tới 30%; trong mùa kiệt, nguồn nước còn thấp hơn trung bình cùng kỳ đến 50 - 60%; trên các lưu vực sông khác ở nước ta, nguồn nước mặt phổ biến ở mức thấp hơn TBNN 15 - 40%, riêng các sông ở Nam Trung bộ như ở tỉnh Bình Định, Bình Thuận, lượng dòng chảy thấp hơn TBNN tới 55 - 80%.
Trong mùa kiệt những năm qua, nguồn nước mặt suy giảm nghiêm trọng đã diễn ra ở hạ lưu các hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, dẫn tới suy giảm liên tục ở hạ lưu sông Hồng. Đây là hiện tượng hoàn toàn khác với bình thường vì về nguyên tắc, các công trình hồ chứa đều có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước vào mùa kiệt. Tình trạng trên còn khá phổ biến ở đa số các lưu vực sông khác như sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, sông Kôn, sông Ba, Đồng Nai - Sài Gòn, Sê San, Srepok... làm cho nhiều dòng sông vốn khá phong phú nguồn nước nay mất dòng chảy hoặc cạn đến mức chưa từng thấy trong nhiều năm qua và lại diễn ra trong thời gian dài, có khi nhiều tháng. Dòng sông Hồng, sông Thao có những thời kỳ dài trơ đáy, nguồn nước còn lại quá nhỏ, mực nước giảm quá thấp, cạn kiệt trong nhiều tháng liên tục vào mùa khô 6 - 7 năm gần đây làm con sông luôn sống “lay lắt”, hạ lưu sông Hồng “héo hon” một cách tệ hại chưa từng thấy (mực nước thấp nhất năm tại Hà Nội liên tục xuống thấp, năm sau thấp hơn năm trước, lập những kỷ lục cạn kiệt chưa từng thấy trong chuỗi số liệu quan trắc trong gần 110 năm qua). Khan hiếm nước do nguồn nước ở hạ lưu các sông suy giảm lại bị tác động mạnh của nước thải ô nhiễm và xâm nhập mặn làm cho việc cấp nước sinh hoạt, cho sản xuất gặp những bất trắc lớn. Theo số liệu điều tra, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, hạn hán đã, đang xảy ra trên không chỉ ở một vài LVS mà nhiều năm còn bao trùm cả vùng, miền hoặc ở khắp cả nước.
Theo dự báo của cơ quan chức năng, tình trạng suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng ở nhiều vùng trên cả nước, nhất là các tháng cuối mùa kiệt. Thiếu nước, suy giảm nguồn nước có thể căng thẳng hơn ở hầu khắp các khu vực làm ảnh hưởng lớn tới cấp nước sinh hoạt và sản xuất ở vùng hạ du nhiều LVS chính nước ta.
2. Những nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên nước
Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu các LVS trong những năm gần đây, ngoài nguyên nhân tự nhiên của tài nguyên nước, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hiện tượng El Nino, còn do tác động của con người, mà trước hết là do:
- Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý dòng chảy trên LVS, trong mạng lưới sông ngòi; suy giảm rừng, thay đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm khả năng điều tiết dòng chảy LVS, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt, nguồn nước bổ cập cho các tầng nước dưới đất vào mùa mưa và gia tăng hạ thấp mực nước dưới đất vào mùa khô.
- Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý; khai thác, sử dụng ở thượng lưu, chưa chú ý đầy đủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu; quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý, thường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác, có khi, có thời kỳ, bị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các lưu vực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên luôn có tình trạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ nước (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần LVS Hồng thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các hồ chứa rất khó khăn trong tích nước đầy hồ).
- Năng lực hoạt động của công trình hồ chứa thủy lợi hầu hết đã và đang bị xuống cấp, nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi đang vận hành dưới công suất thiết kế. Năng lực trữ nước của nhiều hồ chứa nước bị giảm đáng kể do bồi lắng, tổn thất nước chiếm tỷ lệ lớn, khó đảm bảo an toàn. Cơ sở hạ tầng phân phối nước sau công trình đầu mối bị xuống cấp nên tổn thất nước trong nhiều hệ thống công trình thủy lợi còn chiếm tỷ lệ quá lớn, hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Tình trạng ở đầu mối các công trình luôn thừa nước, nhưng chưa tới cuối công trình phân phối thì đã hết nước là khá phổ biến.
- Công trình thủy điện, thủy lợi đều gây thay đổi lớn chế độ nguồn nước, chất lượng nước và các hệ thủy sinh ở cả thượng và hạ lưu dòng sông. Về nguyên tắc, hồ chứa tạo điều kiện để điều hòa dòng chảy, trữ nước trong mùa lũ và bổ sung nước vào mùa cạn, nhưng thực tế hoàn tòan khác: do bảo đảm phát điện hoặc nước tưới nên việc vận hành nhiều hồ chứa chưa phân phối, điều hòa nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng một cách hợp lý; chưa có cơ chế cần thiết để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích chính, giữa chống lũ và phát điện, giữa phát điện hoặc tưới và cấp nước cho hạ du, cấp nước sinh hoạt, duy trì dòng chảy môi trường, đẩy mặn ở vùng cửa sông ven biển...
- Chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Nhiều năm qua, đa số công trình thủy điện, thủy lợi đều có vấn đề về tích nước vào cuối mùa mưa, lũ. Tình trạng chung là chưa tích đủ nước vào hệ thống công trình. Các hồ chứa thủy điện thường được tích đầy nước hơn ở các hồ chứa thủy lợi trong khi nguồn nước trên lưu vực có đủ điều kiện để tích nước đầy hồ.
- Đa số các công trình hồ chứa thủy lợi và thủy điện chưa có quy trình vận hành hoặc có nhưng chưa hợp lý, chậm được cập nhật sau hàng chục năm, có khi sau 20 - 40 năm hoạt động trong khi điều kiện tài nguyên nước và mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của công trình cùng một số đặc trưng đã có những thay đổi lớn. Ở nhiều hồ chứa, việc tích nước, xả nước vào những thời kỳ nhất định thường chưa tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt, chưa theo đúng thiết kế, thậm chí vi phạm nghiêm trọng việc vận hành bảo đảm nguồn nước tối thiểu cho hạ lưu, không bảo đảm dòng chảy môi trường, không bảo đảm đời sống bình thường của một dòng sông. Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu sông Hồng cuối những năm gần đây là những ví dụ rõ nhất về vấn đề này.
- Mất cân đối giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu nước. Theo dự tính, nhu cầu dùng nước đến năm 2010 ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa... sẽ lên đến 130 tỷ m3/năm, gần tương đương với nguồn nước các LVS vào mùa kiệt. Thiếu nước là rõ ràng nếu không có biện pháp quản lý, phát triển, bảo vệ, điều hòa, phân phối hợp lý, sử dụng tổng hợp, hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nước.
- Khai thác, sử dụng chưa đi đôi với bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước như: Bảo vệ rừng đầu nguồn nâng cao hiệu quả sản sinh dòng chảy trên lưu vực; thiếu quy hoạch tổng thể về tài nguyên nước LVS; xả nước thải không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào nguồn nước gây suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu nước sạch.
- Tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu như mong muốn. Khai thác, sử dụng nước quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và bổ cập cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng.
- Phương thức khai thác, sử dụng nước thường chậm được cải tiến để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS. Việc canh tác lúa nước phổ biến cả ở những vùng thường xuyên khan hiếm nước như vùng Nam Trung bộ hoặc phát triển quá mức diện tích cà phê cần tưới ở Tây Nguyên rõ ràng là không hợp lý.
- Nhu cầu nước tăng cao và chưa được kiểm soát, quản lý vẫn theo cách truyền thống “cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu”, chậm chuyển sang quản lý nhu cầu dùng nước.
3. Hậu quả tác hại của tình trạng suy giảm nguồn nước thường xuyên và kéo dài
Hậu quả tác hại do suy giảm nguồn nước là rất nghiêm trọng đối với con người và BVMT và đời sống dòng sông; gây gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và BVMT. Nguy cơ thiếu nước, hiếm nước ngày càng tăng vào những tháng cuối mùa khô. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng bị ngưng trệ và chịu thiệt hại nặng. Một số vùng thiếu nước sản xuất lúa, phải chuyển đổi cây trồng, mùa vụ. Bảo đảm đủ nguồn nước cho đời sống, cho sản xuất đang là vấn đề thời sự ở nhiều vùng. Vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững ở một số vùng quan trọng của đất nước như đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ đang trở thành vấn đề có tính quốc gia. Những hậu quả chính thường là:
- Làm suy kiệt trữ lượng nước trong mạng sông, trong các tầng chứa nước, trên LVS dẫn tới suy giảm nguồn nước có thể diễn ta trong thời kỳ dài.
- Thay đổi nghiêm trọng môi trường và hệ sinh thái nước ở hạ lưu các dòng sông. LVS là một hệ thống nhất với các bộ phận cấu thành quan hệ mật thiết, tương hỗ với nhau. Do vậy, nếu nguồn nước ở vùng hạ lưu bị suy giảm trong thời kỳ dài đều dẫn đến tình trạng môi trường, tài nguyên nước suy thoái đến mức không thể khôi phục được. Chẳng hạn như: làm giảm nguồn cung cấp nước cho các tầng nước dưới đất; giảm trữ lượng, hạ thấp mực nước dưới đất trên vùng rộng lớn ven sông; gia tăng lún sụt mặt đất, sạt lở bờ, lòng dẫn... đến mức khó kiểm soát; dẫn tới hủy hoại tài nguyên và môi trường sinh thái lưu vực; gia tăng xâm nhập mặn.
- Tác động đến đời sống, sức khỏe mọi người dân, gia cầm, gia súc, mùa màng vùng bị ảnh hưởng, tới tốc độ tăng trưởng, thậm chí gây đình trệ sản xuất, phát triển, dẫn tới buộc người dân phải di cư khỏi nơi đã sinh sống lâu nay. Thiếu nước nghiêm trọng, lâu dài khó giải quyết có thể dẫn tới xung đột giữa các cộng đồng dân cư; gia tăng nguy cơ kém bền vững trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội và BVMT.
- Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm, thiếu nước đã, đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đây thực chất là vấn đề về sự công bằng và các quyền hợp pháp trong sử dụng nước, các vấn đề xã hội; về nguyên tắc ứng xử với nước và với cộng đồng dân cư nên cần phải được xem xét một cách thỏa đáng. Tác động xã hội và môi trường thường rất sâu sắc và khó đánh giá, khắc phục.
4. Những vấn đề cấp bách cần giải quyết
Tình trạng suy giảm nguồn nước đòi hỏi chúng ta phải nhận rõ những tồn tại, bất cập và đề ra những giải pháp tổng thể, toàn diện và có hệ thống để bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đa mục tiêu nguồn nước vốn hữu hạn lại dễ bị tổn thương ở nước ta.
- Phát triển hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã tạo bước tiến quan trọng trong sử dụng tài nguyên nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Việc phát triển thủy điện thời gian qua do chịu sức ép lớn của phát triển kinh tế - xã hội nay đang trở nên “quá nóng”. Trong một năm, có khi có hàng chục công trình lớn, vừa, nhất là thủy điện nhỏ được xây dựng. Nhiều trường hợp, có tới 3 - 5 công trình thủy điện cùng đồng thời thi công xây dựng trên một lưu vực, gây ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên nước, hủy hoại môi trường và ĐDSH. Theo đánh giá, việc phát triển thủy điện, thủy lợi nay đã ở “ngưỡng” tới hạn trên các LVS, các vùng lãnh thổ. Tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc, không thể chỉ phản ánh một cách “khái lược” trong các báo cáo mang nặng tính học thuật dạng báo cáo “nghiên cứu khả thi” hoặc “đánh giá tác động môi trường”. Do vậy, đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy lợi, cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát huy tối đa mặt lợi, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm tác hại do những thay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủy lợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp LVS. Quy hoạch LVS, môi trường phải là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, BVMT của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy lợi; phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, cơ quan, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến để đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện các quy hoạch LVS, BVMT làm căn cứ cho xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.
- Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa rõ ràng đang còn rất nhiều bất cập. Việc tổng kết thực tiễn ở nước ta cần được đặt ra một cách cơ bản, toàn diện, làm căn cứ xây dựng cơ chế bảo đảm điều hòa, phân bổ khách quan, hợp lý tài nguyên nước cho các nhu cầu sử dụng, bảo vệ dòng sông và môi trường. Nguồn nước LVS, trong đó có nước trong các dòng sông, các thủy vực, các tầng chứa nước dưới đất, nhất là trong các hồ chứa, là tài sản chung của toàn xã hội được nhà nước thống nhất quản lý phục vụ lợi ích chung. Các công trình tài nguyên nước dù được xây dựng từ nguồn vốn nào, nhưng nguồn nước vẫn cần được xem là tài sản chung, vì lợi ích chung; sử dụng nguồn nước của quốc gia là phải trả tiền hợp lý. Trong trường hợp thiếu nước, khan hiếm nước thì các nguồn nước trên lưu vực phải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhu cầu thiết yếu khác. Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần chấm dứt kiểu vận hành quá chú trọng đến lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ. Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm vận hành hiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
- Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; cải tiến phương thức sử dụng nước để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên mỗi vùng, mỗi LVS thì cần nghiên cứu và thực thi các giải pháp để chuyển từ cách quản lý truyền thống là “đáp ứng nhu cầu, cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu” sang quản lý nhu cầu dùng nước; thực hiện quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng hợp của chúng, trước hết là xây dựng cơ chế phối hợp các Bộ, ngành và địa phương để tạo chuyển biến trong quản lý vận hành các hồ chứa, LVS.
- Cần xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm. Cần sớm xác định nội dung và định hướng cụ thể các bước đi để làm rõ giá trị kinh tế, giá trị hàng hóa (ngoài giá trị xã hội) và nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước trong phát triển. Sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện “dùng nước, sử dụng nước của quốc gia thì phải trả tiền”. Đây là vấn đề mới nhưng đã trở thành cấp thiết hiện nay nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
- Phải gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; cần ứng xử hợp lý với tài nguyên nước. Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm thì các cơ quan quản lý và toàn xã hội cần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu và nhằm tới hiệu quả tổng hợp cao nhất có thể; khắc phục tình trạng “đầu nguồn thừa nước, chưa tới cuối nguồn đã hết nước”, trong khi hàng trăm hộ dân còn thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng nghìn hecta cây trồng thiếu nước tưới mà vẫn nhiều nơi sử dụng nước lãng phí; không chờ “Trời” ban nước; đừng để năm nào cũng phải “chạy hạn”... là những vấn đề cần được mọi người suy ngẫm, thấm nhuần để hành động.
- Thực tế cuộc sống cho thấy, nguồn nước quý giá có thể bảo vệ, giữ gìn được bằng chính hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Việc tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân về pháp luật tài nguyên nước, những kinh nghiệm khai thác, sử dụng nước ở các nước khác (nơi có nguồn nước còn rất ít, quý hiếm hơn cả những vùng khó khăn nhất ở nước ta) có ý nghĩa quan trọng để xây dựng nếp ứng xử phù hợp với nước, với điều kiện nơi sinh sống, đối phó hiệu quả với suy giảm nguồn nước, thiếu nước.
5. Kết luận và kiến nghị
Vấn đề suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các LVS đang diễn ra và ngày càng diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực hiện kiên trì trên toàn LVS với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Những biện pháp quan trọng hàng đầu gồm: Điều tra cơ bản đồng bộ; Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước LVS; phát triển nguồn nước với các biện pháp công trình và phi công trình; xây dựng cơ chế điều hòa, phân bổ nguồn nước ở một số lưu vực trọng điểm; tăng cường quản lý nhu cầu, có cơ chế kinh tế, tài chính bảo đảm dùng nước hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao giá trị đóng góp cho phát triển của tài nguyên nước; xây dựng cơ chế phối hợp bảo đảm vận hành hiệu quả các công trình tài nguyên nước; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực trên cơ sở quy hoạch tổng thể lưu vực để phù hợp với tiềm năng nguồn nước; tăng cường phòng chống ô nhiễm, suy thoái nguồn nước...
Đề xuất một số giải pháp cấp bách, trước mắt là:
Tăng cường phối hợp quản lý tài nguyên nước trong mùa khô ở các địa phương có các LVS với nhiều công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là trong giám sát, kiểm soát việc quản lý vận hành, khai thác sử dụng các hồ chứa nhằm tích đủ nước vào hồ, bảo đảm nguồn nước cho hạ du đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh tế, xã hội và BVMT.
Phối hợp liên ngành ở TW và các địa phương liên quan trong quản lý vận hành hợp lý các hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa lớn trọng điểm quốc gia (như trên LVS Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn, Srepok, sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn...) nhằm khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, bảo đảm hài hòa các lợi ích của các ngành kinh tế, xã hội và BVMT.
Tăng cường và có biện pháp khai thông việc hợp tác với các nước láng giềng trong quản lý các LVS quốc tế, trước hết là với Trung Quốc trong quản lý LVS Hồng, giảm thiểu tác động của việc sử dụng tài nguyên nước thuộc phần lưu vực thuộc Trung Quốc đến suy giảm nguồn nước về Việt Nam.
Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và tăng cường trao đổi thông tin tài nguyên nước và dữ liệu liên quan phục vụ giám sát, chỉ đạo quản lý khắc phục và giảm thiểu tác động của tình trạng suy giảm nguồn nước đến đời sống và phát triển kinh tế, xã hội, BVMT.
Biến đổi khí hậu là một cụm từ khá phổ biến hiện nay, bởi nó là vấn đề của cả cộng đồng.Đó là các hiện tượng liên quan đến tự nhiên như hiệu ứng nhà kính, sự xâm lấn của nước biển, băng tan,.. Những biến chuyển tiêu cực của khí hậu ngày càng được thể hiện rõ hơn trong những năm gần đây.Sự nóng lên của Trái Đất đang ở mức báo động và gây ra nhiều hệ lụy kèm theo.Thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, xuất hiện ngày càng nhiều thiên tai. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề này một cách cấp bách. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị thiếu nước ngọt thay vào đó là sự ngập mặn đang ngày càng lấn vào sâu trong đất liền. Có nhiều thiên tai xảy ra nhiều hơn như lũ lụt, lũ quét, cháy rừng... đã gây ra nhiều thiệt hại cho con người.Nguyên nhân chính là đến từ con người vì vậy các biện pháp được đề ra cũng phải xuất phát từ con người. Mọi người dân cần phải nâng cao ý thức, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản như không xả rác bừa bãi hoặc trồng thêm nhiều cây xanh... Các tổ chức chính phủ, nhà nước cần phải đưa ra các biện pháp, không ngừng nỗ lực tìm cách khắc phục, làm giảm thiểu tối đa sự biến đổi khí hậu cũng như những hậu quả mà nó gây ra.Biến đổi khí hậu là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và cấp thiết hiện nay, đó là một vấn đề không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người sống trên trái đất này. Là thế hệ trẻ, chúng ta càng phải nhận rõ hơn về vấn đề này, cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng các buổi tuyên truyền về môi trường từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Hãy cùng nhau đóng góp bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta!
Mình viết hơi dài,có gì cậu lược nhé!
Hiện nay vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nghiêm trọng. Vậy biến đổi khí hậu là gì ? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Hiện nay,sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Trồng nhiều cây xanh, không xả giác bừa bãi, tích cực đi xe đạp, các phương tiện công cộng. Hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa khó phân hủy. Cần tuyên truyền đến mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Đoạn văn nói về hiện tượng lũ lụt bn tham khảo ha
Bài làm
Lũ Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.Lũ Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do lũ lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo sông.
đề 2 nhé !
Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.
Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.
Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:
Sơn Tinh có một mắt ở trán,
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì.
Một thần phi bạch hổ trên cạn,
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng. Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.
Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.
Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta. Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.
Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.
Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:
Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể,
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương.
Trần gian đâu có người dai thế,
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!
@.@
Em tham khảo :
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đViệc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
MB: Đưa ra vấn đề.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
II/ TB:
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.
Trong thế kỷ này, biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại từng đối mặt. Sự thay đổi về khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn đe dọa đến sức khỏe, an ninh thực phẩm và kinh tế của chúng ta. Trước những hiểm họa mà biến đổi khí hậu đem lại, việc hành động ngay từ bây giờ là điều cấp bách và không thể chần chừ.
Để đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những biện pháp cần được thực hiện là giảm thiểu lượng khí nhà kính được thải ra vào bầu khí quyển. Điều này có thể đạt được thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng, và bảo vệ rừng nguyên sinh.
Hơn nữa, chúng ta cũng cần tăng cường công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng nặng nề như các nước đang phát triển. Việc xây dựng hệ thống cảnh báo và ứng phó sự cố, đầu tư vào hạ tầng chống ngập nước và cải thiện năng lực chống chịu của cộng đồng có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và giảm đau đớn cho người dân.
Ngoài ra, mỗi người dân cũng cần nhận thức và thay đổi hành vi cá nhân để đóng góp vào cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Việc tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu lượng rác thải và sử dụng các sản phẩm tái chế là những cách đơn giản mà mỗi người có thể làm.
Trong tự nhiên, không có gì là tuyệt đối, và việc chống lại biến đổi khí hậu cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, với sự hợp tác, quyết tâm và hành động kịp thời từ tất cả chúng ta, chúng ta có thể đánh bại thách thức này và tạo ra một tương lai bền vững cho hành tinh của chúng ta.