K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2017

Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản

Muốn viết thành văn cần:

- Viết đúng chính tả, ngữ pháp

- Dùng từ chính xác

- Sát với bố cục

- Có tính liên kết

- Có mạch lạc

- Lời văn trong sáng

→ Đối với văn tự sự cần đạt yêu cầu về lời kể chuyện hấp dẫn.

5 tháng 10 2023

Đôi dép Bác Hồ

     Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

     Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

     Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép... Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’ cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...

     Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa: Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

     Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

     Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

25 tháng 11 2023

   

em hay len google tra nhe

12 tháng 4 2019

Trong một buổi sáng đẹp trời cùng làn gió hiu hiu nhẹ, Bút bi bỗng tụ họp mọi người lại rồi khếch miếng, giọng mỉa mai nói :'' Trong số các người, tôi là người được cô chủ thương yêu nhất'' Vừa nghe dứt câu, bút chì cũng khệnh khạo lên tiếng :'' Bút chì ta đây mới là được yêu thương, trọng vọng nhất, nhờ có bút chì mới tạo nên những bức tranh nghệ thuật tuyệt đẹp''... Lúc sau, Bút xóa cũg xí xớn lại gần :'' Này này, nếu ko nhờ bút xóa ta thì trang giấy cũng bị dính bẩn, hay những nét chữ ngoệch ngoạc rồi nhé''... Ba cây bút cãi nhau hồi lâu, ai cũng cho mình là có tài, là cây bút tốt nhất, đk yêu thương nhất trong nhà... Hộp bút thấy vậy, lo lăng đến hỏi chuyện:'' Thôi nào, ai cũng có ích mà'' Ngay lúc đó, bút bi nhắm ngay vào hộp bút mà nói:'' Thôi gì chứ, anh có quyền gì mà bảo chúng tôi thôi trong khi anh chẳng làm gì cả'' Nghe xong câu của bút bi, Bút chì và bút xóa cũng hùa theo đồng tình... Hộp bút thấy vậy tủi thân mà bỏ đi hút.. Hôm sau, bút xóa ko thấy hộp bút đâu liền hỏi bút chì:'' Hộp bút đâu mất rồi?'' Bút chì lắc đầu :'' Có paj do chúng ta nói quá lời nên a ấy bỏ đi rồi ko?'' Bút xóa thở dài:'' Từ lúc hôpbút bỏ đi, bút bi cũng biến mất bởi lẽ thiếu hộp bút thì cô chủ sẽ đánh mất chúng ta lúc nào ko hay, hộp bút thực sự có ích, hãy tìm bút bi rồi cùng nhau kiếm hộp bút để xin cậu ấy quay về nhé?'' Bút chì đồng ý:'' Làm ngay thôi'' Bút xóa và bút chì đi tìm bút bi thì bắt gặp hộp bút ở dưới kệ tủ, hai cây bút cùng kêu lên'' Hộp bút, A hãy về với chúng tôi, bút bi mất tích rồi'' Hộp bút nghe xong , hoảng hốt chạy ngay cùng bút xóa và bút chì đi tìm bút bi... mất cả ngày trời, hóa ra bút bi bị ngã dưới sàn nhà, bị thương khá nặng... Bút xóa, bút chì cùng hộp bút đi tới:'' Cậu có sao ko?'' Bút bi khóc nức nở ôm chầm lấy hộp bút:'' Tớ ko sao, xin lỗi cậu, hộp bút, ko có cậu mình ko thể trở thành cây bút bên cạnh cô chủ được, xin lỗi vì tất cả những lời nói cay độc của tớ,tha chứ cho tớ nhé!!'' Hộp bút vui vẻ cười nhẹ nhàng:'' Ko sao đâu, Nhưng cậu à, ai cũng có lợi , ai cũng là người được yêu mến trọng vọg, đừng vì một chút chỗ đứng cao hơn một chút mà đánh mất tình đoàn kết nhé''

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

                                                                                             LÊ HOÀNG

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

1
4 tháng 10 2023

a, Câu mở đoạn có tác dụng nêu nội dung đoạn văn.

b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện bằng cách triển khai các ý liên quan đến câu mở đoạn.