Nghị luận luận về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tộc giúp tớ với plsssss
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
tham khảo:
Năm nay đào lại nở, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng người ta đã không còn thấy ông đồ già, mà nay ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ, ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ. Với kiểu kết cấu đầu cuối vô cùng độc đáo như đã liên kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại lại với nhau vô cùng tinh tế. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt: "Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?". Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng có thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.
Từ nhỏ , con người ta ai ai cũng được cha mẹ , người lớn dạy rằng phải ăn mặc đàng hoàng , sạch sẽ . Khi ta hiểu rộng hơn về nó thì việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc với lứa tuổi và hoàn cảnh sống . Tức là chúng ta không thể mặc một bộ đồ mà ở năm 1800 trở xuống mặc , nó phải phù hợp với thời đại lúc bây giờ , đồng thời cũng phải lành mạnh , kín đáo phù hợp với truyền thống dân tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh sống . Phù hợp với truyền thống dân tộc là ta ở dân tộc nào ta sẽ mặc theo phong cách nơi đó , không phải không thể khác biệt mà chúng ta phải mặc " phù hợp " , chúng ta không thể ở dưới đồng bằng miền Nam mà mặc một chiếc váy dân tộc miền núi , Hơn thế việc ăn mặc tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra nó phụ thuộc vào rất nhiều điều , phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của chúng ta chẳng hạn , nếu gia đình không có điều kiện , liệu ta có nên đòi mua một chiếc váy dã hội , một chiếc đầm đắt tiền không? . Việc ăn mặc cũng thể hiện giá trị của con người ta , người ta sẽ đánh giá bạn qua bộ đồ bạn mặc khi họ chưa quen biết bạn . Nếu bạn mặc hở hang , người ta sẽ chỉ trích bạn , nếu bạn đua đòi người ta sẽ bàn tán không tốt về bạn , nếu bạn ăn mặc rách rưới , người ta sẽ khinh thường bạn , nếu bạn mặc đàng hoàng sạch sẽ , người ta sẽ tôn trọng bạn . Điều quan trọng nhất của cách mặc là phải biết chừng biết mực , phải ăn mặc một cách đàng hoàng , phù hợp với hoàn cảnh lúc đó . Con người bạn đôi khi sẽ không thể khống chế việc cách ăn mặc của bạn nói lên giá trị của bạn.
Chuyên văn đúng honggg chuỵ, chuỵ víc hay quá
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người). Vậy trọng đạo: là tôn trọng, kính trọng người thầy– người truyền dạy kiến thức, đạo đức cho chúng ta.
→ Câu tục ngữ nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đề cao, tôn trọng, biết ơn nhưng người thầy, người dạy dỗ kiến thức, điều hay lẽ phải, truyền đạt những đạo lí cho học trò.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
+ Câu nói ngắn gọn, súc tích khuyên dạy con người sống theo lẽ phải: trân trọng, biết ơn người thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Kho tàng văn học dân gian và văn học viết của dân tộc có không ít những câu tục ngữ, ca dao, những tác phẩm viết đề cao tình thầy trò và vai trò của người thầy, đồng thời giáo dục con người có cách cư xử đúng mực trong quan hệ thầy - trò:
“Không thầy đố mày làm nên”
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
+ Dân tộc chúng ta có những bậc thầy vĩ đại, người khai sáng cho rất nhiều thế hệ học trò như Chu Văn An, Hồ Chí Minh. Chúng ta nhớ về các vị ấy bằng tất cả tấm lòng trân trọng, biết ơn.
- Bình luận (2đ):
+ Là câu nói ngắn gọn, đúng đắn, đúc kết kinh nghiệm nhân dân trong lẽ sống, giúp con người sống đúng, sống có đạo đức, biết ứng xử phải đạo trong mối quan hệ thầy – trò.
+ Nhiều người sống đúng với lời dăn dạy trên nhưng cũng có không ít những con người vô tình lãng quên đi truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, không tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
+ Liên hệ bài học cho bản thân em và bài học cần giữ gìn, tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc mình.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ
THAM KHẢO
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Bài làm
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: "một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"... các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người... Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn" thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.
Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu "Nước" là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. "Nước" chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào "uống nước nhớ nguồn" và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải "nhớ nguồn". Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đâu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đên những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể..., từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giông như vậy... thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nêu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng nhũng thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!
Hiện nay trên học đường yêu sớm quá đà,trò đánh nhau,đánh thầy cô… là những hiện tượng trở nên phổ biến. Văn hóa ứng xử trên học đường ắt hẳn là một điều rất đáng bàn hiện nay
Với guồng quay của xã hội,xã hội ngày càng phát triển thì giới trẻ ngày càng bị tiếp nhận những điều kiện tốt để phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn và nhà trường là một trong những môi trường giúp cho giới trẻ nâng cao nhận thức,giáo dục lí tưởng sống cho giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó thì hiện nay một vấn đề nổi cộm và đáng lo ngại đó là sự suy thoái về chuẩn mực đạo đức,hành vi và lối sống ứng xử văn hóa trong học đường làm ảnh hưởng tới những văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Rất nhiều những sự việc nổi lên về ứng xử văn hóa ở học đường khiến cả một xã hội phải quan tâm. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì giới trẻ đã ứng xử như thế nào? Đó là những hình ảnh xấu về học sinh như đánh nhau,các bạn nữ đánh gen,rồi lột cả quần áo của nhau ra chốn đông người,nhưng việc làm này thường xuyên xảy ra và không còn là xa lạ gì với chúng ta nữa. Không chỉ dừng lại ở đó nhiều học sinh còn sử dụng cả vũ khí vào trường để đánh nhau,đó là hành động nông nổi ví dụ như một cái nhìn hay không cho bạn chép bài cũng bị đánh
Rồi cả việc học sinh lăng mạ,nói xấu thầy cô những người đã cho đi những kiến thức. Choáng với những học sinh lập ra nhóm để chửi thè giáp viên của mình . Rất nhiều người đã tỏ ra rất bức xúc trước những hành động đáng buồn đó
Có những người thầy cô giáo thì sao? Gần đây có rất nhiêu vụ việc ở học đường giáo viên có những cách ứng xử không hay đối với học sinh của mình. Nhiều giáo viên còn đánh học trò không thương tiếc
Vừa qua có vụ việc giáo viên đánh học sinh sau đó bị học sinh đánh trả lại đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội và có rất nhiều người lên tiếng vì vấn đề này. Cả thầy và trò đều có những hành động không đúng
Là một người giáo viên thì cần cư xử đúng chuẩn mực để không đẩy học trò của mình vào những hành động quá khích.
Còn nhiều những vấn đề đáng buồn như học sinh trên học đường yêu quá sớm và không ý thức được những việc mình làm dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đôi khi chúng ta thường hay đặt ra câu hỏi rằng học sinh đến trường có phải là chỉ để học để phát triển về thể chất tinh thần hay là đến để học những gì khác?
Hiện nay vấn đề văn hóa học đường ngày càng đi xuống rất đáng buồn,không những vậy vấn đề giữa thầy và trò không được tôn trọng nhau. Xã hội càng phát triển thì giới càng ngày càng có những cách cư xử đáng lên án. Ông cha ta thường có câu là “Tiên học lễ,hậu học văn” thế mà bây giờ việc cư xử thiếu văn hóa của nhiều học sinh là một báo động lớn
Đối với người học trò thì phải chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô,là thế hệ trẻ tương lai của đất nước,việc giáo dục nhân cách của hôm nay rất có ý nghĩa cho sự phát triển của tương lại mai sau. Còn về người thầy người cô thì cũng phải có những cư xử đúng chuẩn mực của mình để không có ấn tượng xấu với xã hội. hãy dạy những người trò của mình nên người ươm mầm cho thế hệ tương lai mai sau
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.