Kết bài của hiện tượng mưa đá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Xâm thực” là hiện tượng đá vôi bị ăn mòn bởi nước mưa có hòa tan CO2:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
Đáp án C
Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá.
1. Mở đoạn: Khẳng định mưa đá là thiên tai nguy hiểm gây thiệt hại đáng kể cho một vùng, một địa phương nào đó.
2. Thân đoạn:
- Giải thích: Mưa đá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Có thể hiểu là giáng thủy ở thể cứng dưới dạng hòn, cục hay tinh thể băng rơi xuống mặt đệm (mặt đất, mặt nước , thảm thực vật,...) từ những khối mây tích vũ hay mây cốc vũ đồ sộ.
- Tác hại của mưa đá:
+ Những trận mưa đá kéo dài từ vài phút trở lên có thể hủy hoại đáng kể cây trồng, làm mất mùa một phần hoặc toàn phần.
+ Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc, nhà cửa, phương tiện giao thông
+ Gây thương tích hoặc có làm chết gia súc, gia cầm và con người.
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hàng không dân dụng, đe dọa an toàn các chuyến bay.
- Cách khắc phục:
+ Theo dõi dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị trước giảm thiệt hại khi mưa đá xảy ra.
+ Dịch chuyển thời vụ cho phù hợp để cây trồng phát triển, ra hoa kết quả và cho thu hoạch vào thời điểm an toàn nhất tránh thời gian mưa đá thường xảy ra.
+ Kịp thời che, đậy hạn chế mức độ tàn phá của mưa đá
+ Khi có mưa đá, con người cần di tản bày gia súc, gia cầm đến nơi an toàn. Bản thân cũng tìm chỗ trốn tránh thương tích nguy hiểm đến tinh mạng.
3. Kết đoạn: Nêu cảm nhận của em về hiện tượng trên -> bài học nhận thức.
a) Biểu đồ
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Mum-bai (Ấn Độ)
b) Nhận xét và giải thích
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 26 , 6 ° C do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu sáng lớn, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 ( 30 ° C ) do có mặt trời lên thiên đỉnh ở khu vực này.
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, 2 ( 23 ° C ) do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 7 ° C do Mum-bai nằm gần chí tuyến hơn Xích đạo nên có sự chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm lớn. Mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm lớn 2783 mm do đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu gió mùa.
+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa), từ tháng 6 đến tháng 10, phù hợp với mùa của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa lớn. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (617 mm) do sự hoạt động mạnh của frông, dải hội tụ nội chí tuyến, kết hợp với vai trò của gió mùa tây nam, địa hình chắn gió,...
+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 5, đặc biệt là tháng 12 đến tháng 4 do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc với kiểu thời tiết đặc trưng là lạnh và khô. Tháng 4 không có mưa.
Đáp án C
Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu; đất bị bào mòn, rửa trôi; các hiện tượng đất trượt, đá lở… không phải là kết quả của hiện tượng sóng biển đập vào sườn dốc
*Hiện tượng mưa đá
- Là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
- Thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
- Hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 4, 5 và 6) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), khi các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (hay còn gọi là đối lưu).
- Mưa đá có hai dạng sau:
+ Mưa đá nhỏ: dưới dạng những hạt băng trong suốt rơi xuống từ đám mây, các hạt hầu như có hình cầu, và đôi khi hình nón, đường kính có thể bằng hoặc lớn hơn 5mm.
+ Mưa đá: dưới dạng những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể đục một phần hay tất cả. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc không đều. Đường kính từ 5mm đến 50mm. Mưa đá rơi xuống từ đám mây, hoặc rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.
Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Và cũng không có cách nào ngăn chặn được mưa đá bởi đó là hiện tượng thời tiết với những diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. Mưa đá còn có thể mang tới những mối nguy hại khác chẳng hạn mang theo độc tố, acid…
Mưa đá là một hiện tượng tự nhiên phức tạp, được hình thành thông qua sự kết hợp của điều kiện thời tiết và quy luật vật lý. Quá trình convection và freezing đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các viên đá lớn từ các hạt băng nhỏ ban đầu. Hiểu rõ nguyên nhân và quá trình này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về hiện tượng mưa đá và khả năng dự báo thời tiết trong tương lai.
chúc bạn học tốt
"Trên thực tế, hiện tượng mưa đá không chỉ là một biểu hiện của thời tiết đặc biệt, mà còn là một minh chứng cho sức mạnh và sự phong phú của tự nhiên. Tuy rằng nó có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với nông nghiệp và tài sản, nhưng mưa đá cũng là một phần không thể thiếu của quá trình tự nhiên, giúp cân bằng hệ sinh thái và cung cấp nguồn nước quan trọng cho môi trường sống. Nhìn vào hiện tượng này, chúng ta có thể nhận thấy rằng tự nhiên luôn đầy bất ngờ và kỳ diệu, và chúng ta cần phải biết tôn trọng và bảo vệ nó. Bài học từ mưa đá là rằng, dù chúng ta có thể không kiểm soát được các hiện tượng tự nhiên, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị và phản ứng một cách thông minh để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tận dụng những lợi ích có thể có từ chúng. Bằng cách này, chúng ta có thể tiếp tục hưởng thụ và tận hưởng vẻ đẹp và sức mạnh của tự nhiên, trong khi vẫn bảo vệ sự an toàn và phồn thịnh cho môi trường sống của mình."