Trái tim người mẹ
…Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương Con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương Mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!” Nhưng Bạch Dương Mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương Mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ bảo vệ các con nên Bạch Dương Mẹ cố hết sức để không bốc cháy. Mưa rào xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương Mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương Mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào mẹ quên xòe cành ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã….
Theo Ngô Linh Trang
Câu 5. Vì sao chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió thôi gầm rú, ánh nắng tràn về thì thân Bạch Dương Mẹ mới chịu gục ngã?
Hãy viết câu trả lời của em:
……………………………………………………………………………………………
Câu 6. Em hãy viết 1 câu để ca ngợi phẩm chất đáng quý của Bạch Dương Mẹ:
……………………………………………………………………………………………
Câu 7. Những câu nói của Bạch Dương Mẹ: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!” được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Nối trực tiếp B. Lặp từ ngữ
C. Dùng từ có tác dụng nối D. Thay thế từ ngữ
Câu 8. Vì sao khi dẫn lời nói trực tiếp của Bạch Dương Mẹ, dấu hai chấm được dùng kết hợp với dấu ngoặc kép?
Hãy viết câu trả lời của em:
……………………………………………………………………………………………
Câu 9. Em hãy viết 1 câu trong đó có từ “ mẹ” làm vị ngữ.
……………………………………………………………………………………………
Câu 10. Bằng các biện pháp liên kết câu đã học và khả năng diễn đạt của mình, hãy viết lại hai câu văn dưới đây thành một câu ghép cho hay hơn và có sự liên kết chặt chẽ hơn.
“ Bạch Dương Mẹ đã ngã xuống. Hình ảnh của Bạch Dương Mẹ vẫn còn.”
……………………………………………………………………………………………