Nêu những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo , tín ngưỡng của văn minh đại việt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thành tựu tư tưởng:
+ Tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giả con người và các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
+ Tư tưởng “lấy dân làm gốc” (có cội nguồn từ tư tưởng yêu nước, thương dân).
+ Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần. Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ.
- Thành tựu tôn giáo:
+ Phật giáo du nhập từ thời kì Bắc thuộc, phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần.
+ Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đặc biệt là thời Đinh, Tiến Lê, Lý.
+ Trong các thế kỉ XIII - XVI, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo du nhập vào Đại Việt.
- Thành tựu tín ngưỡng:
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề… cũng phát triển
Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt
- Về hệ thống giáo dục:
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.
+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.
+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.
- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:
+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài
+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)
Thành tựu về nông nghiệp
- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp, như:
+ Đắp đê, xây dựng hoặc tu sửa các công trình thủy lợi
+ Kêu gọi và tổ chức nhân dân khai hoang mở rộng diện tích cày cấy
+ Thực hiện phép “quân điền” chia ruộng đất cho nông dân
+ Nghiêm cấm giết trâu bò, để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
+ Ngoài ra, nhà nước còn thực hiện: miễn giảm thuế, cày tịch điền; đặt một số chức quan quản lí, giám sát và khuyến khích sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính là lúa nước. Ngoài ra, người dân còn trồng nhiều cây lương thực như ngô, khoai, sắn,...
- Phương thức và kĩ thuật canh tác có những bước tiến mới, nhân dân sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt; năng suất lao động tăng cao
- Công cuộc khai hoang, phục hoá, lấn biển làm tăng diện tích trồng trọt, lập thêm nhiều làng mới, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
- Hệ thống để điều, thuỷ lợi từng bước được hoàn chỉnh trong cả nước.
Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
- Các thành tựu tiêu biểu:
+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.
+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
Nêu và nhận xét một số thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, giáo dục của nền văn minh Đại Việt
Nền văn minh Đại Việt (Việt Nam thời kỳ Trung đại) đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và giáo dục, góp phần tạo nên một nền văn minh phồn thịnh. Dưới đây là một số thành tựu quan trọng và nhận xét về chúng:
1.Thành tựu về chính trị:
- Sự thống nhất và mở rộng lãnh thổ: Trong thời kỳ Trung đại, Đại Việt đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh và gặp nhiều thách thức từ các thế lực ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của các triều đại như Lý, Trần, Lê, Đại Việt đã thống nhất và mở rộng lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Hệ thống chính quyền và pháp luật: Đại Việt đã phát triển hệ thống chính quyền và pháp luật, với các cơ quan như Quốc sứ quán, Hội đồng quốc gia, và hệ thống luật lệ rõ ràng. Điều này giúp củng cố quyền lực của triều đình và thúc đẩy quản lý xã hội.
2. Thành tựu về kinh tế:
- Nông nghiệp phát triển: Đại Việt đã có sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, đặc biệt là việc canh tác lúa. Công nghệ canh tác được cải tiến, giúp nâng cao sản xuất lương thực.
- Thương mại và giao lưu văn hóa: Đại Việt đã xây dựng một hệ thống thương mại phát triển, thúc đẩy giao lưu văn hóa với các nước láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Điều này đóng góp vào việc trao đổi kiến thức và nền văn hóa đa dạng.
3. Thành tựu về giáo dục:
- Hệ thống giáo dục và đại học: Đại Việt đã xây dựng hệ thống giáo dục với các trường đại học và trường học truyền thống như Văn Miếu (Quốc Tử Giám) tại Hà Nội và các trường Đại Cồ Viện. Hệ thống này đào tạo những nhà nho, quan lại, và nhà văn hóa.
- Sự phát triển của tri thức và văn hóa: Nhờ vào việc truyền bá tri thức Confucian và tạo ra những tác phẩm văn học nổi tiếng như "Dự đàm tuyên ngôn" của Nguyễn Trãi, Đại Việt đã đóng góp vào phát triển tri thức và văn hóa trong khu vực.
Nhận xét:
Thành tựu chính trị, kinh tế và giáo dục của Đại Việt thời kỳ Trung đại đã thể hiện sự phồn thịnh và phát triển của một nền văn minh. Những nền tảng này đã thúc đẩy sự hình thành và thăng tiến của quốc gia.Đại Việt đã duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong lịch sử, đặc biệt là tri thức Confucian, và có sự thúc đẩy mạnh mẽ trong việc phát triển giáo dục và tri thức.Tuy nhiên, nền văn minh Đại Việt cũng đã gặp nhiều thách thức và đe dọa từ các thế lực ngoại xâm, đặc biệt là từ các triều đình phương Bắc như Trung Quốc và Mông Cổ.
TK:
Những thành tựu tiêu biểu về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng của văn minh Đại Việt.
Lĩnh vực
Thành tựu
Tư tưởng
- Phật giáo có ảnh hưởng về mặt chính trị, xã hội mạnh mẽ dưới thời Lí, Trần
- Tư tưởng Nho giáo: gắn với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần, Lê Sơ
- Dưới thời Lê Sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn.
Tôn giáo
- Phật giáo thịnh trị dưới thời Lí, Trần, sức ảnh hưởng mạnh ở tầng lớp thống trị và dân gian.
- Đạo giáo: dung hòa cùng tín ngưỡng bản địa
Tín ngưỡng
Thờ cúng tổ tiên, thờ thành Hoàng làng, thờ mẫu, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-15-mot-so-thanh-tuu-cua-van-minh-dai-viet-sgk-lich-su-10-canh-dieu-a107530.html